Top cổ phiếu vàng được người nhật đánh giá cao năm 2024

(ĐTCK) Giá vàng đang nhận nhiều trợ lực và liên tục lập đỉnh giá mới trong thời gian gần đây. Vậy cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh vàng - trang sức như PNJ còn có thể tăng tiếp?

Top cổ phiếu vàng được người nhật đánh giá cao năm 2024

Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất, trong tháng 1, PNJ ghi nhận tổng doanh thu là 3.800 tỷ đồng, giảm 7% so với mức nền cao của tháng 1/2023 (do chênh lệch về thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán). Trong đó, doanh thu bán lẻ giảm 16% nhưng doanh thu bán sỉ lại tăng 33% do các tiệm vàng chuẩn bị hàng trước dịp Tết và ngày Thần Tài trong tháng 2/2024.

Theo CTCK Yuanta, kết quả kinh doanh tháng 2 của PNJ sẽ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu mua thường tăng trong dịp Tết hàng năm. PNJ cũng đã cho ra mắt dòng sản phẩm vàng mini có trọng lượng 0,3 - 0,5 chỉ trong dịp Tết 2024 và nhận được nhiều sự quan tâm chủ yếu từ nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Đánh giá về tiềm năng tăng giá của cổ phiếu PNJ trong bối cảnh giá vàng nóng bỏng, CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, PNJ có tiềm năng tăng giá thêm 23%, đặt giá mục tiêu ở mức 110.060 đồng/cổ phiếu.

Luận điểm đầu tư dựa vào tiềm năng dài hạn của ngành trang sức. Việt Nam là một trong những thị trường vàng đứng đầu Đông Nam Á với quy mô tiêu thụ ước tính đạt 55,5 tấn vàng/năm, tuy nhiên thị trường vàng trang sức vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 21%). Với việc thu nhập người dân tăng nhanh và xu hướng chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, VCBS cho rằng, dư địa tăng trưởng cho những doanh nghiệp đầu ngành như PNJ còn rất lớn.

Top cổ phiếu vàng được người nhật đánh giá cao năm 2024

Tỷ lệ tiêu thụ vàng trang sức/tổng nhu cầu vàng theo quốc gia

Hơn nữa, PNJ là cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu với định giá hấp dẫn. Chiến lược tăng trưởng của PNJ tập trung vào mở mới cửa hàng và tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ. VCBS kỳ vọng PNJ sẽ tiếp tục mở mới 35 - 40 cửa hàng/năm, tập trung tại các tỉnh phía Bắc và duy trì tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ khoảng 8-10% trong 2 năm tới dưới kỳ vọng về sức mua trang sức hồi phục, đặc biệt vào nửa cuối 2024.

“Chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PNJ năm 2024 lần lượt đạt 39.387 tỷ đồng (tăng 18,9%) và 2.395 tỷ đồng (tăng 21,5% so với năm trước). Trong khi đó, cổ phiếu PNJ hiện đang được giao dịch ở mức hấp dẫn với P/E 14,6, thấp hơn 80% so với trung bình ngành”, VCBS cho biết.

PNJ mở thêm 2 cửa hàng mới vào tháng 1/2024, nâng mạng lưới lên 402 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Trước đó, năm 2023, PNJ đã mở thêm 41 cửa hàng, vượt mục tiêu cả năm là mở thêm 20-25 cửa hàng mới. Công ty vẫn chưa tiết lộ kế hoạch mở rộng cho năm 2024.

Tại sự kiện gặp gỡ chuyên gia phân tích quý IV/2023, ban lãnh đạo PNJ cho biết, PNJ sẽ tiếp tục quan sát sức mua của thị trường trong các mốc quan trọng sắp tới như ngày Vía Thần Tài, ngày Lễ Tình nhân (14/2) để lên các kịch bản kinh doanh (dự kiến trình ĐHCĐ vào tháng 4/2024). Trong điều kiện sức mua thị trường hồi phục thuận lợi, PNJ sẽ tập trung vào việc khai thác tiềm năng từ các khách hàng (nằm trong cơ sở dữ liệu đã lưu trữ sẵn của Công ty). Trong trường hợp sức mua tiếp tục sụt giảm, PNJ sẽ tiếp tục chiến lược marketing vào các thị trường ngách và thực hiện tiết giảm các chi phí để tiếp tục duy trì sự thành công như năm 2023.

Cũng theo ban lãnh đạo PNJ, dư địa mở rộng thị phần của PNJ là rất lớn, tỷ lệ người dân sở hữu vàng của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore…

Bên cạnh đó, đặc thù của ngành trang sức có thể cho phép khách hàng mua các loại sản phẩm khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế tại từng thời điểm. Ví dụ, anh A vào năm 2023 mua sản phẩm vàng, nhưng sang năm tiếp theo kinh doanh thuận lợi nên sẽ nâng cấp sản phẩm lên kim cương. Do vậy, dư địa để cải thiện doanh thu và thị phần của PNJ rất khác so với câu chuyện thị phần bị chững lại và hạn chế đà tăng trưởng như ngành sữa của VNM.

Trong 1 tuần qua, giá cổ phiếu PNJ của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đã tăng hơn 8% và tăng gần 20% trong 3 tháng qua.

Theo CTCK Yuanta, giá cổ phiếu PNJ đã tăng 20% kể từ tháng 10/2023, nhưng cổ phiếu đã điều chỉnh kể từ dịp nghỉ Tết.

“Chúng tôi cho rằng đợt bán tháo gần đây là do giá vàng trong nước sụt giảm trước Ngày Thần Tài (19/2). Giá vàng SJC đi ngang mặc dù giá vàng thế giới đã tăng 1,3% kể từ đó. Tuy nhiên, bán lẻ trang sức là mảng kinh doanh chủ lực của PNJ, giá sản phẩm được niêm yết và không biến động theo diễn biến giá vàng hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi xem đây là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu PNJ”, Yuanta cho biết.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khép lại năm 2023 ở mốc 1.129,93 điểm của VN-Index. Dù chưa thể đóng cửa trên ngưỡng 1.130 điểm nhưng xét trong vòng một năm qua, VN-Index đã có nhịp tăng gần 123 điểm, tương đương xấp xỉ 12,2%.

Sự tăng trưởng của chỉ số đại diện sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) giúp hiệu suất TTCK Việt Nam năm 2023 vượt qua nhiều thị trường khác trong khu vực và lân cận như Thái Lan (giảm 15,15%); Hong Kong (giảm 13,94%), Thượng Hải (giảm 3,7%); Malaysia (giảm 2,73%); Philippines (1,77%); Singapore (giảm 0,34%)…

Nhìn lại 2023, sau quý đầu tiên giao dịch ảm đạm, thị trường dần "nóng" lên từ đầu tháng 5 với những thông điệp quan trọng của chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu, bất động sản; hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất có xu hướng hạ nhiệt nhanh, các kênh đầu tư khác như bất động sản trở nên trầm lắng, không khí giao dịch trên thị trường cổ phiếu trở nên sôi động.

VN-Index đi lên mạnh mẽ và đạt đỉnh một năm vào giữa tháng 9 tại mốc 1.245,3 điểm (tăng 24% so với cuối 2022).

Thanh khoản trong khoảng thời gian này được đẩy lên cao, có nhiều phiên khớp lệnh tỷ USD. Đáng chú ý, phiên giao dịch 18/8, sàn HoSE ghi nhận kỷ lục 1,6 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, cao nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị được chuyển nhượng khoảng 1,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, kể từ nửa sau tháng 9, chịu ảnh hưởng của áp lực chốt lời và một số yếu tố khác, VN-Index điều chỉnh mạnh, có thời điểm gần đánh mất thành quả tăng giá từ đầu năm khi lùi về sát mốc 1.000 điểm. 2 tháng cuối năm, VN-Index đi vào nhịp hồi phục, lấy lại được mốc quan trọng 1.100 điểm. Thống kê cho thấy, có tới 8 lần trong năm VN-Index trồi sụt quanh ngưỡng này.

Hơn 70 mã cổ phiếu tăng bằng lần

Thị trường biến động khó lường khiến nhiều công ty chứng khoán, tổ chức tài chính "việt vị" khi đưa ra dự báo tương đối lạc quan với VN-Index. VN-Index "chốt" năm dưới 1.130 điểm nhưng trước đó nhiều đơn vị dự báo chỉ số sẽ vượt 1.200 điểm, như TPS, VCBS, ACBS, VDSC, MBS, VietCap…, thậm chí VnDirect cho rằng VN-Index có thể đạt hoặc vượt 1.300 điểm; Maybank có thời điểm dự báo VN-Index có thể cán mốc 1.400 điểm.

Top cổ phiếu vàng được người nhật đánh giá cao năm 2024

Nhiều cổ phiếu tăng hơn 100% trong năm 2023 (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Dù mức tăng trưởng của thị trường "hụt" kỳ vọng nhưng không ít nhà giao dịch vẫn đạt được mức lợi nhuận lớn nhờ "bắt" trúng cổ phiếu mạnh, có chiến lược mua - bán hợp lý khi "lướt sóng". Một số thống kê cho thấy, năm qua có tới hơn 600 mã cổ phiếu có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của giá vàng (hơn 15% so với đầu năm) và tới khoảng 70 mã cổ phiếu tăng trưởng trên 100%.

Trong đó, nổi bật là cổ phiếu ngành chứng khoán. VIX, BSI tăng lần lượt 203% và 199%, tức tăng gấp 3 lần so với đầu năm; FTS tăng 166%; VDS tăng 132%; CTS tăng 123% và AGR tăng 122%. Cổ phiếu SHS và MBS trên sàn HNX cũng tăng rất mạnh, lần lượt 122% và 112%.

Nhiều mã cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng đã có 1 năm rực rỡ. QCG tăng 153%; VPH tăng 117%; PDR tăng 108%; SZC tăng 103%; CTD tăng ấn tượng 176%...

Tuy vậy cũng phải nói thêm rằng, xác suất nhà đầu tư mua vào đúng cổ phiếu tăng trưởng, canh đúng điểm mua, điểm bán là không hề dễ. Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể kiên định giữ được cổ phiếu tốt trong nhịp điều chỉnh, cũng như không phải ai cũng tránh được tình huống "mua hớ" vì tâm lý sợ mất lượt (fomo) dẫn tới "đu đỉnh", thua lỗ và "kẹp hàng".

Kỳ vọng vào năm 2024

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai công tác năm 2024 của UBCKNN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh giá, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới vẫn còn khó đoán định, tăng trưởng kinh tế và sức khỏe doanh nghiệp trong nước còn mới đầu giai đoạn phục hồi, thì với vai trò là "hàn thử biểu", TTCK Việt Nam dự báo còn nhiều thách thức trong năm 2024.

Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi. Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh, "nâng hạng TTCK là một trong những nhiệm vụ ưu tiên năm 2024".

Quyết tâm nâng hạng cũng là một trong những yếu tố tích cực giúp triển vọng chứng khoán năm mới khởi sắc hơn, theo ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán DSC - khi trao đổi với phóng viên Dân trí.

Ngoài ra, theo ông Huy, TTCK năm 2024 còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế thế giới và sự đảo chiều chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương; ở trong nước, chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là hệ thống công nghệ thông tin KRX sẽ chính thức vận hành.

Tuy vậy, thị trường trong năm mới cũng đối mặt với những rủi ro như kinh tế Mỹ hạ cánh cứng, kinh tế Trung Quốc giảm phát; rủi ro từ thị trường trái phiếu, bất động sản và nợ xấu ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế; lạm phát; và rủi ro địa chính trị thế giới.

Top cổ phiếu vàng được người nhật đánh giá cao năm 2024

Định giá của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam vẫn đang ở mức hấp dẫn (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Tính tại thời điểm cuối năm 2023, định giá thị trường chứng khoán theo P/E (hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu) là 13,93 lần, được nhiều chuyên gia đánh giá là vẫn đang hấp dẫn.

Nhóm phân tích tại VNDirect kỳ vọng, trong năm 2024, P/E của VN-Index sẽ phục hồi về mức trung bình 5 năm là khoảng 15 lần do thị trường tài chính trở lại điều kiện bình thường trong khi chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) toàn thị trường tăng trưởng tích cực. Qua đó VN-Index có thể đạt vùng 1.400-1.450 điểm.

Bộ phận phân tích của nhiều đơn vị khác cũng tỏ ra lạc quan với triển vọng chứng khoán năm 2024. Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo mức cao nhất của chỉ số VN-Index có thể đạt được trong năm 2024 là vùng 1.300 điểm. Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý rằng TTCK có khả năng sẽ ghi nhận những nhịp điều chỉnh giảm mạnh xen kẽ giữa những nhịp tăng điểm trong bối cảnh chịu tác động từ cả yếu tố hỗ trợ tích cực lẫn những tác động tiêu cực từ các rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu vẫn đang hiện hữu.

Công ty Chứng khoán TPS thì cho rằng, quá trình tạo đáy cuối năm 2023 chính là tiền đề cho sự bứt phá trong giai đoạn tiếp theo ở năm 2024, thời điểm mà thị trường kỳ vọng sẽ có thêm sự hỗ trợ về mặt vĩ mô trong nước.

Theo TPS, so với các quốc gia trong khu vực, VN-Index đang có mức P/E dự phóng khá thấp vào khoảng 9,1 lần. Nhà đầu tư ngoại thường lựa chọn ở những thị trường rẻ hơn để đầu tư, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang đặt mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi trong khoảng 2-3 năm tới đây. Theo đó, năm 2024, kịch bản cơ sở của TPS dự báo VN-Index sẽ dao động quanh mục tiêu 1.387 điểm, tương ứng với mức tăng trưởng thận trọng 10% cho cả năm và P/E mục tiêu là 15.x (tương đương với P/E trung bình 10 năm gần nhất). Ở kịch bản khả quan, mức tăng trưởng toàn thị trường từ 15% sẽ dẫn dắt VN-Index đến quanh mức 1.450 điểm.

Một số công ty khác như FPTS nhận định, VN-Index vượt ngưỡng tâm lý ngắn hạn 1.130-1.140 điểm trong quý I/2024 sẽ là tín hiệu xác nhận giai đoạn biến động giằng co kết thúc; xu thế chủ đạo là tăng giá và mục tiêu hướng đến vùng 1.400 điểm. Chứng khoán Phú Hưng (PHS) dự báo VN-Index có thể tăng lên mức 1.460 điểm vào năm 2024, với tỷ lệ P/E trung bình là 14,x.

Chính phủ mới đây đã phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030, đặt mục tiêu quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030.

Trên cơ sở phục hồi của năm 2023 cùng những yếu tố hỗ trợ vào năm tới, giới đầu tư đang kỳ vọng 2024 sẽ là một năm khởi sắc của thị trường chứng khoán.