Top 10 nước có diện tích lớn nhất thế giới năm 2024

Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia? Thắc mắc của anh V.N ở Hà Giang.

Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới?

Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới có lẻ vẫn là thắc mắc đối với nhiều người. Để có thể giải đáp thắc mắc về việc nước nào có diện tích lớn nhất thế giới thì bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin sau đây:

Nga, tên đầy đủ là Liên bang Nga, được biết đến là quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích. Với diện tích rộng lớn là 17.098.246 km2, Nga chiếm gần 1/8 diện tích lục địa của Trái Đất. Lãnh thổ của Nga kéo dài khắp Bắc Á và 40% châu Âu, bao gồm tổng cộng 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình khác nhau. Thủ đô của Nga là Moskva.

Nhờ sở hữu diện tích rộng lớn trải dài nên Nga tiếp giáp với 14 quốc gia khác nhau. Không chỉ vậy, một đặc điểm thú vị về nước Nga đó chính là không có khu vực nào mang khí hậu nhiệt đới, dù mùa hè ẩm ướt chiếm ưu thế ở miền Nam nước Nga.

Không chỉ là nước có diện tích lớn nhất thế giới, Nga còn sở hữu quần xã sinh vật trên cạn lớn nhất thế giới, trải dài từ Châu Âu sang Châu Á.

Nga là một quốc gia có nền kinh tế lớn, với nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. Nga cũng là một đồng minh quan trọng trong Khối Liên Xô và là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu [EAEU] và Tổ chức Hiệp ước An ninh Thượng Hải [SCO].

Dân số của Liên bang Nga vào cuối năm 2021 là khoảng 145 triệu người. Nga là quốc gia có dân số đông thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Nga là một quốc gia đa dân tộc với hơn 190 dân tộc khác nhau, trong đó nhóm người Nga chiếm đa số với khoảng 80% dân số. Ngoài ra, Nga cũng là quê hương của một số dân tộc thiểu số khác.

Với lịch sử, diện tích và vị trí địa lý quan trọng, Nga đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và định hình thế giới hiện đại.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia? [Hình từ internet]

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?

Theo Điều 14 Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

Theo đó, các hành vi nêu trên bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia.

Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới như thế nào?

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới gồm có như sau:

- Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Biên giới quốc gia và các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.

- Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, các địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Bộ đội hải quân, lực lượng Cảnh sát biển chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

- Bộ đội phòng không - không quân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên không và phối hợp với Bộ đội biên phòng bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng, Bộ đội phòng không - không quân bảo vệ biên giới quốc gia. Bộ Quốc phòng quy định phạm vi trách nhiệm cụ thể và quy chế phối hợp giữa các lực lượng thuộc quyền trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Chủ Đề