Tính từ miêu tả mùi hương trong tiếng Anh

Có những từ nào chỉ hương vị trong tiếng Anh? Làm sao để sử dụng những từ vựng này một cách nhuần nhuyễn? Những từ vựng về hương vị thường được sử dụng trong những trường hợp nào? Trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn một số từng vựng thông dụng về hương vị. Kết hợp với các ví dụ minh họa Anh - Việt sinh động, hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và nắm bắt được chúng.

Từ vựng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều chủ đề khác nhau. Chủ đề về ẩm thực, ăn uống cũng xuất hiện khá thường xuyên trong các cuộc giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, những từ vựng về hương vị rất quan trọng.

[Hình ảnh minh họa hương vị]

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem hương vị trong tiếng Anh là gì? Có nhiều từ để chỉ hương vị trong tiếng Anh. SMELL là từ được dùng để miêu tả cả những hương vị khó chịu hay dễ chịu. Từ này còn được sử dụng với vai trò không chỉ là danh từ mà còn là động từ. Ngoài ra, để đặc biệt chỉ các mùi hương thêm, dễ chịu bạn có thể dùng SAVOUR

Về cách phát âm. SMELL có phát âm khá đơn giản /smel/. Không có sự khác nhau giữa phát âm của từ này trong ngữ điệu Anh - Anh hay Anh - Mỹ. Còn với SAVOUR có phát âm là /ˈseɪvə[r]/. Từ này thường bị đọc nhầm âm tiết đầu tiên thành âm a. Bạn nên chú ý và luyện tập phát âm nhiều hơn để có thể phát âm chuẩn hai từ này.

2, từ vựng chỉ mùi vị trong tiếng anh.

[Hình ảnh minh họa mùi vị trong tiếng Anh.]

Chúng mình đã tổng hợp lại một vài từ vựng tiếng Anh chỉ mùi vị theo bảng dưới đây. Bạn có thể tham khảo thêm.

Từ vựng

Nghĩa của từ

Acerbity

vị chua

Acrid 

vị chát

Aromatic 

vị thơm ngon

Bitter

vị đắng

Bittersweet

vị vừa đắng vừa ngọt

Bland

vị nhạt

Delicious

vị ngon, ngon miệng

Tasty

ngon,vừa miệng

Highly - season 

đậm vị

Hot

Nóng, cay

Spicy

Vị cay

Luscious

Vị ngon, ngọt 

Salty

vị mặn

Sickly

vị tanh

Sour

vị chua, ôi, thiu

Sweet

vị ngọt

Yucky

Kinh khủng

Sugary

Nhiều vị ngọt

Tangy

Hương vị lẫn lộn. Không rõ vị

Unseasoned

Chưa được nêm nếm gia vị

Mild

Mùi nhẹ

Mouth - watering 

Ngon đến chảy nước miếng. 

Mỗi mùi vị lại có những đặc điểm khác nhau. Bảng trên là những vị quen thuộc nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm để tăng tính chi tiết trong câu. Ngoài ra, tìm hiểu thêm các tài liệu tiếng Anh về chủ đề này sẽ là một cách khá tốt giúp bạn luyện tập, mở rộng vốn từ và trau dồi kỹ năng đọc hiểu khá tốt.

Bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng và cách phát âm của các từ này qua các nguồn uy tín. Một số từ điểm online mà bạn có thể tham khảo như Oxford, Cambridge... Mỗi từ lại có nhiều hơn 1 cách dùng và thỉnh thoảng sẽ có vài lớp nghĩa lạ mà chúng ta không ngờ đến. Nắm bắt được hết cách phát âm cũng như cách dùng của từng từ sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể dễ dàng làm phong phú bài đọc, bài viết của mình. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ nhé.

3, một số cấu trúc để miêu tả về hương vị của món ăn 

[Hình ảnh minh họa hương vị món ăn trong tiếng Anh]

Có những cấu trúc quen thuộc, hay những mẫu câu chỉ được sử dụng để chỉ hương vị của các món ăn. Trong phần cuối cùng này, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn những cấu trúc, câu nói quen thuộc đó. Việc sử dụng chúng sẽ giúp bạn có thể giao tiếp tự nhiên hơn, thân thuộc hơn, giảm bớt sự thô cứng trong ngôn từ. Có thể ví dụ như một vài câu dưới đây.

Ví dụ:

  • This is delicious!
  • [Món này thật là ngon]
  •  
  • This dish is amazing!
  • [Món này thật tuyệt vời]

Đây thường là những câu khen ngợi dùng nhiều trong giao tiếp nên không có cấu trúc quá phức tạp, thường được bày tỏ một cách trực tiếp. Bạn không cần quá cầu kỳ hay chú ý khi biểu đạt những ý nghĩa này. Bên cạnh đó, còn có một vài cấu trúc sau.

Ví dụ:

  • Eating it makes me feel like I'm in heaven.
  • [Món ăn này khiến tôi cảm thấy như ở trên thiên đường.]
  •  
  • This is so yummy.
  • [Nó rất ngon]

[Hình ảnh minh họa]

Ngoài những cấu trúc dùng để khen cũng có những câu văn được sử dụng để miêu tả những hương vị không tốt lắm, không được ngon lắm. Tùy vào mức độ bạn có thể lựa chọn những câu văn sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm các ví dụ dưới đây.

Ví dụ:

  • This is not good.
  • [Nó thì không ngon lắm.]
  •  
  • I’m sorry but this dish is disgusting.
  • [Tôi xin lỗi, nhưng món này có vị kinh lắm.]

Ngoài ra, bạn có thể sưu tầm thêm các cấu trúc khác tùy theo cảm xúc và nhu cầu biểu đạt của bản thân. Hy vọng bài viết hôm nay bổ ích và bạn có thể thu thập được thêm nhiều kiến thức lý thú và bổ ích. Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

Bạn đang nhìn vào hình ảnh món ăn vừa thưởng thức lúc chiều. Trong đầu bạn, mọi thứ như rối tung lên. Bạn không biết phải viết như thế nào? Món này có vị chua chua, ngọt ngọt. Không, không thể viết như vậy. Như thế quá nhàm chán và chung chung. Bạn cần từ gì đó miêu tả cụ thể và thú vị hơn? Bạn xóa những dòng vừa rồi và tiếp tục suy nghĩ. Miêu tả như thế nào đây? Bí bách. Khó chịu. Bất lực. 

Bạn muốn viết, bạn phải viết mà không biết viết như thế nào. Deadline đang gần tới và sếp thì đang chờ đợi. Làm sao để vượt qua trạng thái bí bách này để có thể viết? Nguyên nhân là: bạn đang bị bí từ. Một cây viết về ẩm thực mà không có vốn từ phong phú thì quả là khó để miêu tả. Đặc biệt là các tính từ miêu tả hương vị – thuộc tính quan trọng của ẩm thực. 

Nhiều người cho rằng viết về ẩm thực họ ít khi mô tả mùi vị, mà chỉ kể về nó nhưng bài nào cũng như vậy thì quá nhàm chán. Bạn cần thêm chút hương vị vào. Và “BÙM”… bài viết sẽ trở nên sống động và thu hút hơn.

Trong tác phẩm Visual Thinking, nhà tâm lý học Rudolf Arnheim biện luận rằng không có phân chia giữa việc nhìn và việc suy nghĩ. Đối với mùi và vị – “một người có thể thưởng thức các mùi và các vị nhưng lại khó có thể nghĩ về chúng”. 

Để lí giải cho sự xem nhẹ khứu giác này, Annick Le Guérer chỉ ra một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do sự khan hiếm của lớp từ vựng chỉ mùi. Bên cạnh đó, việc mô tả chính xác mùi như thế nào cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và chỉ có thể diễn đạt mùi bằng cảm giác hài lòng hay không hài lòng.

Henning nói: ―Tưởng tượng ra mùi là điều không thể. Simmel cũng nhấn mạnh: ―Khó khăn trong việc diễn tả những ấn tượng về mùi thành các từ cao hơn rất nhiều lần diễn tả những ấn tượng của nghe và nhìn. Chúng không thể được phóng chiếu dựa trên một thang độ tưởng tượng nào.”

Có một thực tế là, trong tiếng Việt, tính từ miêu tả hương vị rất phong phú. Tuy nhiên việc phản ánh lớp từ này còn hạn chế. Các từ trong Từ điển tiếng Việt còn chưa phản ánh hết được sự đa dạng trong việc con người dùng cảm nhận mùi vị thức ăn ra sao.

Xem thêm: 9 lý do viết blog cá nhân sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội kiếm tiền từ viết lách

Rất may là có. Trong quá trình tìm kiếm nguồn tài liệu cho lĩnh vực ẩm thực, mình đã tìm được một luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi vị trong tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thị Huyền.

Trong luận án này, bằng những tìm hiểu và phân tích, tác giả đã chỉ ra trong tiếng Việt có 112 từ ngữ chỉ mùi, gồm 22 từ đơn, 63 từ ghép, và 27 từ láy. Có 92 từ chỉ vị, gồm 12 từ đơn, 59 từ ghép, và 21 từ láy. Mình đã liệt kê lại các tính từ miêu tả hương vị này kèm nghĩa cụ thể như sau: 

1. gây: có mùi hơi khó ngửi, khó chịu, như của một vài món ăn bằng chất thịt, mỡ.

  • 2. gây gây: có mùi hơi gây.

3. hăng: có nồng độ cao, xông lên mũi, gây cảm giác khó chịu.

  • 4. hăng hắc: có mùi hơi hắc.
  • 5. hăng hăng: có mùi hơi hăng.

6. hôi: có mùi khó ngửi như mùi bọ xít, cứt gián.

  • 7. hôi ê: mùi hôi do dưa cải, thức ăn chua, không được ngâm cho ngập mặt nước.
  • 8. hôi gió: mùi hôi do đồ ăn để lâu bên ngoài, không đậy kỹ.
  • 9. hôi hám: hôi [nói khái quát].
  • 10. hôi hoắc: rất hôi và bốc mùi lên rất mạnh. 
  • 11. hôi hôi: có mùi hơi hôi.
  • 12. hôi òm: 
  • 13. hôi rích: có mùi hôi lắm. 
  • 14. hôi rính 
  • 15. hôi rình: có mùi hôi bốc lên mạnh đến mức không chịu được.
  • 16. hôi thối: có mùi hôi, thối và bẩn [nói khái quát].
  • 17. hôi tanh: hôi và tanh [nói khái quát]; thường dùng để nói cái xấu xa nhơ nhuốc đáng ghê tởm.
  • 18. hôi xì: hôi lắm.

19. khai: có mùi khó chịu, dễ gây lợm giọng, như mùi tôm, cá sống.

  • 20. khai khai: có mùi hơi khai.
  • 21. khai khú 
  • 22. khai mù: chỉ mùi khai nồng nặc khó chịu. 
  • 23. khai ngấy
  • 24. khai nồng
  • 25. khai rình: có mùi rất khai, gây cảm giác khó chịu. 
  • 26. khai um 

27. kháng: có mùi hơi nồng.

  • 28. khang kháng: [dưa, cà muối] bắt đầu có dấu hiệu bị hỏng, có mùi hơi nồng.

29. khắm: có mùi thối ở mức độ cao.

  • 30. khăm khắm: như khắm [nhưng ý mức độ ít].
  • 31. khắm khú 
  • 32. khắm lặm: khắm lắm, đến mức khó mà chịu được.
  • 33. khắm thối 

34. khẳn: có mùi rất khó ngửi, khắm, nặng và gắt

  • 35. khăn khẳn: như khẳn [nhưng ý mức độ ít].

36. khét: có mùi như mùi của vải hay lông, tóc cháy, thường xông mạnh.

  • 37. khen khét: có mùi hơi khét.
  • 38. khét lèn lẹt: như khét lẹt [nhưng ý nhấn mạnh hơn].
  • 39. khét lẹt: khét đến mức không thể ngửi được.
  • 40. khét mù: mùi khét xông lên và lan rộng.
  • 41. khét nắng: mùi khét do phơi nắng quá lâu.
  • 42. khét nghẹt 
  • 43. khét rẹt

44. khê: [cơm, cháo] bị cháy không đều, gây ra mùi nồng khét, khó chịu.

  • 45. khê khê: như khê [nhưng ý mức độ ít].
  • 46. khê khú: 
  • 47. khê nặc 
  • 48. khê nồng
  • 49. khê nồng khê nặc
  • 50. khê nồng nặc

51. khú: bị thâm lại và có mùi.

  • 52. khu khú: như khú [nhưng ý mức độ ít].

53. nặc: có mùi hăng, gắt, khó ngửi, bốc lên mạnh.

54. ngái: có mùi vị là lạ, không dịu, gây cảm giác khó ngửi.

  • 55. ngai ngái: có mùi hơi ngái.

56. ngát: dễ chịu và toả lan ra xa.

  • 57. ngan ngát: như ngát [nhưng ý mức độ ít hơn].

58. ngào ngạt 

59. nồng: có mùi hơi khó ngửi như mùi của vôi tôi [thường do nung nấu, ủ kín quá kĩ].

  • 60. nồng đượm: nồng nàn và sâu đậm.
  • 61. nồng nàn: đậm mùi một cách dễ chịu.
  • 62. nồng nặc: có mùi khó ngửi bốc lên mạnh với nồng độ cao.
  • 63. nồng nồng 

64. tanh: có mùi khó chịu, dễ gây lợm giọng, như mùi tôm, cá sống.

  • 65. tanh hôi: hôi và tanh [nói khái quát]; thường dùng để nói cái xấu xa nhơ nhuốc đáng ghê tởm.
  • 66. tanh ngắt: như tanh [nhưng ý nhấn mạnh hơn].
  • 67. tanh nồng
  • 68. tanh rích 
  • 69. tanh rình
  • 70. tanh tanh: có mùi hơi tanh.
  • 71. tanh tao: tanh [nói khái quát].
  • 72. tanh tưởi: rất tanh và gây cảm giác tởm, lợm [nói khái quát].

73. thiu: [thức ăn uống đã nấu chín] bị biến chất và có mùi khó chịu.

  • 74. thiu thiu: có mùi hơi thiu.
  • 75. thiu thối: 

76. thối: có mùi khó ngửi như mùi phân tươi hoặc mùi xác chết lâu ngày.

  • 77. thôi thối: hơi thối.
  • 78. thối hoăng: rất thối và lan rộng ra.
  • 79. thối hoắc: rất thối và bốc mùi lên rất mạnh.
  • 80. thối inh
  • 81. thối om 
  • 82. thối òm
  • 83. thối rinh
  • 84. thối rình
  • 85. thối rữa: thối hỏng đến mức như nát rữa ra.
  • 86. thối ruỗng: thối lâu đến mức như mục ruỗng ra.
  • 87. thối um

88. thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.

  • 89. thơm dịu: mùi thơm nhẹ, gây cảm giác dễ chịu.
  • 90. thơm đậm: mùi thơm hơn mức bình thường.
  • 91. thơm gắt: thơm đến mức khó chịu.
  • 92. thơm hắc: thơm mà hăng.
  • 93. thơm lừng: có mùi thơm lan toả ra mạnh và rộng khắp. 
  • 94. thơm lựng: có mùi thơm đậm đà, tác động mạnh nhưng dễ chịu.
  • 95. thơm mát 
  • 96. thơm ngát: có mùi thơm dễ chịu và toả lan ra xa.
  • 97. thơm ngọt
  • 98. thơm nhạt
  • 99. thơm nồng: thơm 1 cách quá mức
  • 100. thơm nức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
  • 101. thơm nực: 
  • 102. thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh và hấp dẫn [thường nói về thức ăn].
  • 103. thơm phưng phức 
  • 104. thơm sực: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
  • 105. thơm tho: thơm và gây cảm giác dễ chịu [nói khái quát]. 
  • 106. thơm thơm: có mùi hơi thơm.

107. thủm: có mùi hơi thối.

  • 108. thum thủm: biểu thị mùi hơi thối.

109. ủng: mềm nhũn ra và có mùi khó ngửi, do chín quá hoặc do để quá lâu.

111. hoi: có mùi gây gây khó ngửi.

  • 112. hoi hoi: có mùi hơi hoi.
Các từ chỉ mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nội dung của bạn trở nên cuốn hút và chân thực

Xem thêm: Viết blog chuyên nghiệp giúp mình nhận được những công việc viết lách xịn xò

1. bùi: có vị ngon hơi beo béo như vị của lạc, hạt dẻ.

  • 2. bùi bùi: có vị hơi bùi.

3. cay: có vị làm cho tê xót đầu lưỡi, như vị của ớt.

  • 4.cay cay: có vị hơi cay.
  • 5. cay chua
  • 6. cay đắng
  • 7. cay sè: [mắt] có cảm giác cay khó chịu, do thiếu ngủ hoặc bị khói xông.

8. chát: có vị như vị của chuối xanh.

  • 9. chan chát: có vị hơi chát.
  • 10.chát chát
  • 11.chát đắng 
  • 12. chát lè: chát lắm, như không thể nuốt nổi. 
  • 13.chát ngắt
  • 14.chát ngầm
  • 15. chát xít: chát đến mức lưỡi như bị se lại, xít lại, không còn nuốt được. 
  • 16.chát xít xịt 

17. chua: có vị như vị của chanh, giấm.

  • 18.chua cay
  • 19.chua chát
  • 20.chua chỏng
  • 21.chua dịu 
  • 22.chua gắt 
  • 23.chua khé
  • 24.chua lè: 
  • 25.chua lét: chua đến mức không chịu được, nếu phải ăn, ngửi. 
  • 26.chua loen loét 
  • 27.chua loét
  • 28. chua lòm: chua đến mức khó chịu.
  • 29.chua ngoét
  • 30.chua ngọt
  • 31.chua nhẹ
  • 32.chua thanh 

33.dịu ngọt

34.đậm

  • 35.đầm đậm 
  • 36.đậm đà  
  • 37.đậm nhạt 

38. đắng: có vị làm khó chịu như vị của bồ hòn, mật cá.

  • 39. đăng đắng: có vị hơi đắng.
  • 40.đắng chát 
  • 41. đắng chằng: đắng đến mức cảm giác khó chịu còn lại rất lâu sau khi nếm phải. 
  • 42.đắng đót 
  • 43.đắng ngắt 
  • 44.đắng nghét 
  • 45.đắng ngoét 
  • 46.đắng ngòm

47. the: có vị hơi cay cay, tê tê như vị của vỏ cam, bưởi.

49. giôn giốt: biểu thị vị hơi chua.

50.khé

52.lợ 

54. mặn: có vị của muối biển.

  • 55. mằn mặn: có vị hơi mặn.
  • 56. mặn chát: mặn đến mức cảm thấy như chát ở lưỡi. 
  • 57.mặn đắng 
  • 58.mặn gắt: rất mặn.
  • 59.mặn mà
  • 60.mặn mòi 
  • 61.mặn ngọt
  • 62.mặn nhạt 
  • 63.mặn nồng 

64. ngọt: có vị như vị của đường, mật.

  • 65.ngòn ngọt
  • 66.ngọt bùi
  • 67. ngọt dịu: hơi ngọt, gây cảm giác dễ chịu. 
  • 68.ngọt đắng
  • 69.ngọt đậm
  • 70.ngọt đứ đừ
  • 71.ngọt gắt 
  • 72.ngọt hắc 
  • 73.ngọt khé 
  • 74.cay xé
  • 75.ngọt lạt 
  • 76. ngọt lịm: ngọt thấm vào người gây cảm giác dễ chịu, thích thú. 
  • 77.ngọt lợ 
  • 78.ngọt lừ
  • 79.ngọt lự 
  • 80.ngọt lựng 
  • 81.ngọt ngào 
  • 82.ngọt nhạt 
  • 83. ngọt sắc: rất ngọt, có thể gây khé cổ.
  • 84. ngọt thanh: ngọt vừa phải, dễ ăn. 
  • 85: ngọt mát: ngọt vừa phải, gây cảm giác mát dịu.

86.nhạt 

  • 87.nhàn nhạt
  • 88.nhạt hoét
  • 89.nhạt nhẽo
  • 90.nhạt phèo 
  • 91.nhạt thếch 
  • 92. nhạt toẹt

93. nhần nhận: biểu thị vị hơi đắng.

Xem thêm: Đừng bỏ qua 10 blog ẩm thực dưới đây nếu muốn viết khiến ai cũng thèm

200++ tính từ miêu tả hương vị

Trong quá trình sử dụng tính từ miêu tả hương vị, chúng ta không chỉ sử dụng các từ chỉ mùi vị thức ăn cơ bản mà còn sử dụng hình thức so sánh trực quan.

Vật đại diện trong so sánh cảm giác về mùi, vị thường có tính chất đặc trưng và phổ biến đối với mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Có nhiều quả có vị chua như khế, bưởi, mơ, nhót, thanh trà,… nhưng khi nói đến vị chua, người Việt thường liên tưởng đến vị của quả chanh, vì đó là quả phổ biến, quen thuộc trong đời sống. 

Các bạn có thể tham khảo cách so sánh phổ biến dưới đây:

+Từ chỉ mùi:

  • thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.
  • thối: có mùi khó ngửi như mùi phân tươi hoặc mùi xác chết lâu ngày.
  • tanh: có mùi khó chịu, dễ gây lợm giọng, như mùi tôm, cá sống.
  • khai: có mùi như mùi nước đái.
  • hôi: có mùi khó ngửi như mùi bọ xít, cứt gián.
  • khét: có mùi như mùi của vải hay lông, tóc cháy, thường xông mạnh.

+Từ chỉ vị:

  • ngọt: có vị như vị của đường, mật.
  • mặn: có vị của muối biển.
  • chua: có vị như vị của chanh, giấm.
  • chát: có vị như vị của chuối xanh.
  • đắng: có vị làm khó chịu như vị của bồ hòn, mật cá.
  • cay: có vị làm cho tê xót đầu lưỡi, như vị của ớt.
  • bùi: có vị ngon hơi beo béo như vị của lạc, hạt dẻ.
  • the: có vị hơi cay cay, tê tê như vị của vỏ cam, bưởi.

Trong tập hợp các tính từ miêu tả hương vị trên, rất nhiều từ còn thiếu định nghĩa. Nếu các bạn biết có thể bổ sung bằng coment giúp mình nhé!

Xem thêm: 8 bước viết công thức nấu ăn chuyên nghiệp thu hút độc giả

Trên thực tế, bạn không chỉ sử dụng các từ trên trong lĩnh vực ẩm thực. Mà trong các bài viết, tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của mình bạn hoàn toàn sử dụng chúng như một phép ẩn dụ so sánh. Nó sẽ giúp câu văn trở nên độc đáo hơn, gợi hình hơn cho người đọc.

Ví dụ như:

  • Không ít người còn nghe thấy cả trong mưa Đà Lạt mùi hương của tóc, của làn da khét nắng tràn đầy sức sống của dân phượt” hay “Ông giữ nguyên vẻ ngoài bụi bặm, chất giọng khê nồng”.
  • Anh đã yêu. Cái tình yêu thật mới mẻ nồng cháy mà anh chưa hề có trong đời”.

Đã đến lúc thực hành rồi! 

Bạn vừa được cung cấp một loại các tính từ miêu tả hương vị một cách cụ thể. Vậy tiếp theo là gì? Hãy chọn lọc và sử dụng chúng trong các bài viết tiếp theo của bạn.

Bạn đầu có thể bạn sẽ mất thời gian hơn vì phải tra từ điển tiếng Việt nghĩ của một số tính từ miêu tả hương vị mà bạn còn chưa biết tới. Nhưng chỉ cần thực hành đủ nhiều bạn sẽ sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn. 

Và chắc chắn bài viết của bạn sẽ trở nên thu hút hơn. 

Bạn sẽ vui hơn, tự tin hơn. 

Và ngày càng tiến xa trong sự nghiệp viết lách của mình.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Huyền, 2018, Ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi vị trong tiếng Việt, luận án tiến sĩ.

——————–

Bạn quan tâm đến viết lách và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này? 

Tham gia cộng đồng những cây viết – ơi cùng nhau học tập, chia sẻ, thảo luận, tìm kiếm các cơ hội liên quan tới viết lách, viết về ẩm thực tại: Xây dựng sự nghiệp từ viết lách

Hãy đăng ký MIỄN PHÍ ngay ebook: “Hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung ẩm thực” – tài liệu “cầm tay chỉ việc” để có thể trở thành cây viết ẩm thực và tự sáng tạo nội dung cho thương hiệu của mình TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề