Học quản trị nhân lực có khó không

Gần đây, quản trị nhân lực là ngành học đang rất được các doanh nghiệp “ưa chuộng”. Tuy nhiên, có nhiều bạn đăng ký đơn giản vì đó là ngành được mọi người cho là “hot”. Vậy thực chất học ngành này ra trường sẽ làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực về con người trong một doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là làm sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Bởi chính con người hay nhân viên mới đem lại giá trị thật sự cho công ty và xã hội. Đây là công việc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Tên gọi tiếng anh của ngành này là Human Resource Management.

Ngành quản trị nhân lực là ngành chuyên đào tạo các kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng thực tiễn về việc quản trị con người.

Nghe thì ngành học này hơi lý thuyết. Nhưng thực tế, đây là ngành phải tiếp xúc, làm việc thường xuyên với rất nhiều người, với những tính cách khác nhau. Làm nghề nhân sự đòi hỏi phải thấu hiểu tâm lý và hành vi con người. Ngoài ra cần có kỹ năng quản lý tốt và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Học quản trị nhân lực nên học trường nào?

Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này. Việc lựa chọn trường nào phụ thuộc vào năng lực, kinh tế của bạn. Tính phù hợp với nhu cầu chính là căn cứ để bạn lựa chọn trường cho mình. Các trường có thể kể tới:

  • Đứng đầu về khoa quản trị nhân lực kể tới là trường Đại học Lao động xã hội. Điểm đầu vào của chuyên ngành này không quá cao. Giao động từ 14 – 18 điểm. Bao gồm: Khối A, A1, D, C. Trường đại học Lao động xã hội nổi tiếng khoa này bởi lịch sử lâu đời và chất lượng đào tạo tại đây. Giảng viên cũng vô cùng nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ các bạn sinh viên. Nếu bạn có lực học Khá, đây hoàn toàn là sự lựa chọn tuyệt vời giành cho mình. Học phí của trường Đại học Lao động xã hội được đánh giá là dễ chịu so với mặt bằng chung. Mức học phí tại năm 2020 giao động khoảng 3 triệu/ kỳ học. Mỗi năm học phí tăng không quá 10%.
  • Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khoa Quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực tại đại học Kinh tế quốc dân là khoa nổi tiếng thứ 2. Khoảng điểm của khoa này giao động từ 24 – 28 điểm. Học phí tại trường Kinh tế quốc dân Hà Nội giao động trong 6 triệ/kỳ học. Mỗi năm học phí tăng không quá 10%.
  • Đại học Công Đoàn: 14 – 20 điểm.
  • Đại học Nội Vụ: 15 – 17 điểm. Hai trường đại học Công Đoàn và Đại học Nội Vụ học phí tương đương đại học Lao động xã hội.

Học quản trị nhân lực có khó không?

Đây là câu hỏi mà cực kỳ nhiều bạn học sinh đăng ký ngành học này thắc mắc. Các kiến thức, kỹ năng bạn sẽ được trang bị khi theo học ngành này:

Để hiểu rõ hơn về công việc của ngành này, trước tiên cần tìm hiểu các kiến thức mà các bạn sinh viên được trang bị.

Kiến thức

Cử nhân Quản trị nhân lực được trang bị:

  • Hệ thống kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh, kinh tế, xã hội và nhân văn;
  • Kiến thức chuyên sâu về Quản trị nhân lực.
  • Kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính,… cùng các môn học về luật Lao động, định mức tiền lương, an toàn lao động…
  • Thực hành các tình huống thực tế về các hoạt động quản trị nhân lực, nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

Các kỹ năng

  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phân tích và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên;
  • Kỹ năng xây dựng các quy chế tiền lương trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp;
  • Có năng lực tổ chức, khảo sát, đánh giá các chế độ chính sách đối với người lao động;
  • Tư vấn cho lãnh đạo các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp bao gồm cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam cử lao động sang nước ngoài làm việc;
  • Thiết kế, xây dựng đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực;
  • Xây dựng các chế độ chính sách nhằm thu hút nhân tài, động viên khuyến khích người lao động;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm về quản trị nhân lực trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp….

Học quản trị nhân lực ra trường làm công việc gì?

Chuyên ngành Quản trị nhân lực hay Quản lý lao động, nghe thì chắc hẳn có bạn hình dung đây là công việc giành cho “Sếp”, lãnh đạo. Thực tế, đây là công việc hoàn toàn chuyên môn. Kèm theo các kỹ năng quản lý, làm việc với con người. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc công ty trong nước:

  • Làm việc tại các bộ phận hành chính, nhân sự trong các cơ quan, doanh nghiệp. Các vị trí cụ thể đó là: Nhân viên nhân sự phụ trách các mảng tuyển dụng, đào tạo, chính sách, truyền thông nội bộ, lương [C&B]… Đồng thời bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các chức danh Trưởng/Phó phòng nhân sự, Giám đốc điều hành nhân sự.
  • Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực quản trị nhân lực.

Học quản trị nhân sự lương bao nhiêu?

  • Sinh viên mới ra trường ngành này có mức lương trung bình từ 7.000.000 VNĐ. Với các bạn có vốn ngoại ngữ, mức lương đầu vào giao động 8 – 9.000.000 VNĐ.
  • Nhân sự có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm thì mức lương  nhân được từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
  • Đối với người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên  thì mức lương nhận được từ 12 triệu đến 25 triệu đồng/tháng.
  • Đối với các chức vụ như Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc khu vực… thì mức lương nhân được từ 30 triệu đến 60 triệu đồng/tháng.

Hỏi đáp thêm về công việc của ngành này

Học quản trị nhân lực có dễ xin việc?

Nguồn lực con người trong các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Làm sao để khai thác hiệu quả và giữ chân được nhân sự là câu hỏi khó cần giải đáp. Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá tình tìm được ứng viên phù hợp; chưa có cách thức phát triển đội ngũ nhân viên, tạo động lực làm việc hiệu quả,… Nên ngành nhân lực luôn vô cùng mở rộng đối nhiều vị trí làm việc trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự làm công tác quản trị nhân lực ngày càng được chú trọng và được doanh nghiệp trọng dụng. Học quản trị nhân lực dễ xin việc.

Học quản trị nhân sự văn bằng 2 có nên không?

Nếu bạn học trái ngành và đang làm trong lĩnh vực nhân sự, thắc mắc có nên học thêm văn bằng 2 chuyên ngành quản trị nhân sự không. Thì câu trả lời là có. Bởi lẽ, khi học bạn sẽ có kiến thức bài bản và tổng quan trong lĩnh vực này. Căn cứ xây dựng thang bảng lương hay các chính sách trong nhân sự đều có lý thuyết và công thức. Lý thuyết đúng thì việc thực hành và áp dụng mới có thể đúng được. Vậy nên, nếu đang lăn tăn thì bạn có thể có quyết định ngay cho mình.

Trên đây là các chia sẻ để các bạn hình dung được về ngành quản trị nhân lực. Hi vọng sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn.

>> Tìm hiểu thêm về chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Kinh tế quốc tế: Ra trường làm gì, học có khó không?

Trang Anh

Chia sẻ từ Brian Walker, Chief Human Resources Officer của công ty Global HR Executive

Trong suốt những năm làm việc ở vị trí này, tôi thường xuyên nhận được câu hỏi từ các bạn trẻ tài năng nhờ tôi tư vấn rằng họ có mong muốn được làm việc trong bộ phận nhân sự. Tôi rất sẵn lòng chia sẻ với các bạn, nhưng điều tôi mong muốn nhất đó là giúp các bạn nhìn nhận một cách đúng đắn nhất về lĩnh vực này. Chính vì vậy mà tôi thường đặt ra câu hỏi : “Tại sao bạn muốn làm tại bộ phận nhân sự?”. Và câu trả lời phổ biến nhất mà tôi nhận được là: “Tôi thích làm việc với con người, muốn giúp đỡ và phát triển tiềm năng trong họ”. Tôi đáp lại rằng: “Nếu lý do của bạn là vậy, tôi nghĩ bạn nên xem xét làm việc tại bộ phận điều hành/hoặc quản lý chung, chứ không phải là phòng nhân sự.” Có lẽ với bạn thì điều này khá là bất ngờ nhưng đây là thực tế. Những nhận thức sai lầm về bộ phận nhân sự [NS] là một nơi “tốt đẹp” để làm việc với con người rất phổ biến, và nó dẫn đến nhiều nhần lẫm trong lựa chọn công việc của nhiều bạn trẻ.

Công bằng mà nói thì phòng NS luôn được yêu cầu và kỳ vọng là phải thật “tốt đẹp”. Và thật khó cho đa số mọi người khi phải nghĩ rằng đồng nghiệp phòng NS của họ không phải là người “tốt”. Và tôi nghĩ rằng chính điều này đã khiến cho nhiều bạn trẻ bị nhầm lẫn. Họ thấy những đồng nghiệp và trưởng phòng NS rất “tốt”, họ cho rằng đây là vị trí mà tất cả công việc phải làm chính là giúp đỡ mọi người. Và sự nhầm lẫn ở đây chính là việc họ ngộ nhận là một người tốt chính là tiêu chuẩn cho vị trí này. Tuy nhiên, “tốt” chỉ là điều kiện cần, và đồng thời nó không phải là điều kiện đủ.

“Thẳng thắn”, chứ không phải là “Hiền”

Mới đây tôi có nói chuyện với một người bạn và cũng là một đồng nghiệp, anh đồng ý với quan điểm của tôi là: “Công việc của phòng NS chẳng phải là công việc tốt đẹp gì, chỉ là chúng tôi luôn thẳng thắn trong công việc mà thôi”. Tôi tin rằng đây thực sự là một quan điểm rất sáng suốt. Đơn cử tôi liệt kê một vài nhiệm vụ của phòng NS thì bạn sẽ hiểu ngay thôi:

Tái cơ cấu - Trong bất cứ cấu trúc của một tổ chức nào cũng luôn tồn tại kẻ thắng và người thua. Đàm phán nhận công việc mới thì dễ dàng rồi. Nhưng đâu có đơn giản như vậy, bởi lần tái cơ cấu nào cũng luôn khiến cho vài người có nguy cơ mất việc, giảm xếp hạng, và đôi khi là họ phải đảm nhận một công việc mà họ chẳng có chút hứng thú nào. Những người rơi vào trường hợp này xứng đáng với việc được tôn trọng và đối xử công bằng. “Tốt”, trong tình huống này, chưa bao giờ đủ.

Trong công việc NS của mình, tôi đã tham gia vào rất nhiều lần tái cơ cấu. Có một khoảng thời gian, vợ tôi gọi tôi là “Tử thần [Grim Reaper]” vì trong suốt thời gian đó, tôi đã luôn phải hướng dẫn và thực hiện việc tái cơ cấu thực sự khó khăn. Tôi chợt nhớ tới một người rất đặc biệt. Cậu ấy là đồng nghiệp mà tôi rất thích, nhưng cậu ấy lại không đủ kinh nghiệm/ khả năng cho vị trí hiện tại. Khi tôi thông báo là không có công việc nào phù hợp với cậu ấy, cậu ấy cầm tờ giấy ghi thông tin quan trọng mà tôi đưa cho, vò nát và ném thẳng vào mặt tôi. Khi đó, điều duy nhất mà cả hai người chúng tôi cảm nhận không phải tức giận mà là đau đớn. Tôi gặp lại cậu ấy khoảng 1 năm sau đó tại một cửa hàng tiện lợi. Cậu ấy trông thấy tôi và gọi tên tôi trước, tôi chuẩn bị tinh thần cho những gì có thể sẽ đến, nhưng cậu ấy lại rất thân thiện với tôi. Cậu nói rằng đã tìm được một công việc tuyệt vời khác, và cảm ơn tôi đã tạo ra cơ hội để cậu có được công việc đó. Đây thực sự là một trải nghiệm kì lạ và cũng rất vui với tôi vì thông thường thì chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nhau sau sự việc không vui đó. Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa, chúng ta phải luôn nghiêm túc và chuyên nghiệp trong quá trình thương lượng, kèm theo đó sự công bằng và thẳng thắn với nhân viên.

Tuyển dụng - Khi bạn thông báo với ứng viên rằng họ đã nhận được công việc mà họ mơ ước thì thật tuyệt vời. Nhưng không may, có nhiều ứng viên khác cho vị trí này, và đương nhiên cũng có những người không được nhận dù họ rất muốn làm việc tại công ty. Việc gọi điện thông báo cho những người này, tin tôi đi, không vui chút nào đâu.

Bồi thường lao động - là việc trả một khoản xứng đáng với một ai đó, chứ không phải là trả những gì mà họ muốn. Điều này thường gây ra sự bất đồng và xung đột. Một người làm nhân sự chuyên nghiệp phải học cách giải thích điều này và trên thực tế là không chỉ với những nhân viên ở mọi cấp độ, mà thường là với cả quản lý của họ nữa. Đây là những người luôn cảm thấy họ xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Thỉnh thoảng chúng tôi có thể thỏa thuận một mức bồi thường hợp lý, nhưng phần lớn thì chúng tôi phải tìm cách thương lượng giữ mức này nằm trong khung công ty đưa ra ban đầu.

Quản lý nhân tài - là việc bạn phân biệt được những nhân tài hàng đầu và đầu tư vào họ những khoản không thỏa đáng cho lắm. Việc cung cấp thông tin để lựa chọn những cá nhân xuất sắc thì thú vị đấy. Nhưng với những người tài năng còn lại thì chúng tôi thường phải giải thích lý do vì sao chúng tôi phải đưa ra mức thưởng không thỏa đáng cho những cá nhân đó.

Đào tạo và Phát triển - là việc giúp nhân viên có được những kỹ năng cần thiết chứ không phải là làm những gì họ muốn.

Xây dựng mối quan hệ với người lao động - là việc đảm bảo chúng ta có một môi trường làm việc phù hợp và công bằng, chứ không phải là làm cho mọi người hài lòng với hoàn cảnh cá nhân của họ.

Văn hóa công ty - là việc tạo nên một môi trường làm việc tuyệt vời và/hoặc giúp nhân viên làm việc một cách hiệu quả, không phải nhất nhất phải là một văn phòng đẹp đẽ. “Tuyệt vời” và “Đẹp đẽ” không phải là hai từ đồng nghĩa.

Hầu hết mọi người đều cho rằng phòng NS có một môi trường dễ làm việc, tốt đẹp, hay vui vẻ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lệch. Tất nhiên, có thể có một chút vui vẻ đấy, nhưng nếu bạn làm việc nghiêm túc, thì đây chính xác là một công việc rất khó nhằn.

Tôi quen với một anh bạn khi tôi tham gia một hội nghị gần đây. Anh ấy khởi đầu sự nghiệp với công việc là một kỹ sư hàng không, sau đó chuyển sang ngành tài chính và hiện tại anh đang làm trong lĩnh vực nhân sự. Tôi hỏi anh về quá trình anh chuyển sang làm nhân sự ra sao, và câu trả lời của anh khiến tôi vô cùng thích thú:

“Tôi đã rất bất ngờ khi nhận ra làm nhân sự khó tới nhường nào, thiết kế máy bay sao cho nó đừng rơi còn dễ hơn là quản lý nhân sự.”

Sự đồng cảm chính là chìa khóa

Tôi luôn tin rằng điều mà một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự thực sự cần không phải là “nice”, mà phải là sự đồng cảm. Đó là cách mà bạn thấu hiểu và chia sẻ cảm nhận với mọi người. Chúng tôi phải làm việc này, thỉnh thoảng rất khó khăn, nhưng đó lại là điều mà công ty cần để vận hàng trơn tru. Làm việc với sự đồng cảm, và làm cho những nhà lãnh đạo khác cũng có được sự đồng cảm đó, thực sự đã làm nên sự khác biệt. Giống như một nhiệm vụ của phòng NS, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận thông tin dù tốt dù xấu và phản hồi lại, hoặc giúp cho người lãnh đạo khác đưa ra phản hồi hợp lý. Đây luôn là cách tốt nhất để tạo nên sự đồng cảm.

Cân bằng

Là chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, chúng tôi phải giữ cho tất cả mọi thứ cân bằng nếu chúng tôi muốn duy trì môi trường công bằng. Cân bằng trong cuộc sống là rất quan trọng. Trái lại, nếu làm không tốt, nó có thể trở thành sự thiên vị và góp phần tạo ra việc một số cá nhân tránh né công việc khó nhằn. Đây là điều mà không một công ty nào muốn gặp phải. Tôi yêu công việc của mình, không phải vì nó “tốt đẹp” mà bởi tôi tìm thấy sự thỏa mãn khi giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra thông qua sử dụng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề chiến lược, nhưng cũng là một nghệ thuật mà bạn phải thực hành hàng ngày để đảm bảo rằng bộ máy này luôn vận hành tốt. Giúp đỡ và quan sát quá trình trưởng thành của mọi người là một điều tuyệt vời. Nhưng giúp đỡ và quan sát công ty dần phát triển thông qua những con người đã lao động hăng say để đạt được điều đó còn là một điều quan trọng và trọn vẹn hơn nữa.

Human Resources Career is Not for “Nice” People - Fair, Not Nice

Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy ghi chú lại những điều thực sự cần thiết để thành công và chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi sự nghiệp này với những lý do đúng đắn.

Nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy bình tĩnh, giữ vững lập trường, và tập trung vào những điều thực sự quan trọng. Hãy luôn đồng cảm, nhưng khi bạn làm những điều đúng đắn thì cũng đừng ngần ngại đưa ra những thông điệp cứng rắn.

Nếu bạn không thuộc hai đối tượng trên, tôi đánh giá rất cao việc bạn đã đọc đến đây để hiểu rằng làm nhân sự thật sự không dễ chút nào. Chính bởi vậy, bạn hãy nói với những đồng nghiệp tại phòng nhân sự rằng bạn đánh giá cao những gì họ đang làm nhé. Đồng cảm với họ, với áp lực công việc mà họ đang làm, cũng là cách tuyệt vời nhất để cùng nhau xây dựng một văn hóa tốt đẹp cho chính công ty bạn đang làm

Theo Jobwise

Video liên quan

Chủ Đề