Tình hình nghiên cứu đề tài là gì

(Last Updated On: 17/06/2021)

Tổng quan nghiên cứu là gì? Giới thiệu về tổng quan nghiên cứu, Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu; kỹ năng tiến hành.

Định nghĩa tổng quan nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình.

Vai trò của tổng quan nghiên cứu

  • Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
  • Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình.
  • Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
  • Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay không.
  • Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu và là sơ  đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…

Lưu ý khi viết tổng quan nghiên cứu

  • Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các nghiên cứu trước đây.
  • Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá có mục đích.

Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc

  • Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
  • Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

Tổng quan nghiên cứu tốt

1. Được viết theo một trình tự hợp lý

  • Khái niệm, định nghĩa.
  • Mô hình lý thuyết.
  • Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
  • Kết quả đạt được của các nghiên cứu.
  • Các bài học kinh nghiệm tự rút

2. Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

3. Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích dữ liệu.

4. Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên cứu.

5. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới

Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có thể làm nền móng  và định hướng tốt cho các nghiên cứu mới, phần tổng quan thường có những nội dung sau:

Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu

Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. Phần tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:

  • Cách tiếp cận hiệu quả
  • Cách tiếp cận dựa vào năng lực
  • Cách tiếp cận thể chế

Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính

Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất khác nhau.

Tương tự với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?

Tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hay nhân tố trung gian. Định nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày trong phần khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu chính

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó.

Các kết quả nghiên cứu chính

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân  tố. Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:

  • Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.
  • Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.
  • Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?

Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức

Trong phần này đòi hỏi tác giả phải đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Nếu làm tốt các nội dung trên thì phần này sẽ  dễ dàng hơn.

Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:

  • Chủ đề nghiên cứu mới.
  • Câu hỏi nghiên cứu mới.
  • Bối cảnh nghiên cứu mới.
  • Mô hình nghiên cứu mới.
  • Phương pháp nghiên cứu mới.

Một số kỹ năng tiến hành tổng quan

Các bước thực hiện tổng quan tài liệu

Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu

  • Thu thập từ các nguồn có thể.
  • Đánh giá các nguồn.
  • Đọc các nguồn quan trọng, có chất lượng.

Bước 2. Quản lý tài liệu

  • Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…
  • Lập danh sách các tài liệu liên
  • Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc

Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề

  • Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.
  • Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một cách cẩn thận và có suy nghĩ.
  • Viết lại các chỉ trích đó.

Bước 4. Tổng quan

  • Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là liệt kê hay tóm lược.
  • Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.
  • Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh.
  • Có thể tóm lược các thông
  • Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.

Tình hình nghiên cứu đề tài là gì

Dưới góc độ chun ngành Luật Hành chính, trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước phápquyền hiện nay ở Lào và Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài có thể khẳng định được rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chínhnhà nước nói chung và hồn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ là vấn đề rất bức thiết và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới hệthống chính trị và thể chế nhà nước đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển của Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy; tác giả mạnh dạn chọnđề tài: “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước Lào nói chung và tổ chức – hoạt động của Chính phủ nói riêng vẫn là đề tài còn rấtmới mẻ trong nghiên cứu khoa học khơng những ở trong nước mà còn cả ở nước ngồi.Đã có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào nhưng một cách gián tiếp như:- Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử: “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo q trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước 1975 - 1995 ” của nghiên cứusinh - On Kẹo Phôm Ma Kon. Đề tài nghiên cứu này đã được bảo vệ thành cơng tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội năm 2004.- Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Phatthana Souk Aloun, bảo vệ năm 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà dân chủnhân dân Lào hiện nay” của NaLan Thammathava, bảo vệ năm 2003. Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của Lào liên quanđến vấn đề đổi mới, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước như: “Nắm vững quan điểm của Đảng trong cơng tác kiện tồn bộ máy tổ chức Chính phủ trong giai đoạnmới ” của BanNhăng VoLaChít Tạp chí A-LunMay, tháng 111998; “Mốt số vấn đề về cơng tác tổ chức bộ máy hành chính trong cơ chế thị trường” của On KẹoPhơmMa Kon Tạp chí KoSảng Phăk số 32 năm 2000; “Một số suy nghĩ về việc kiện tồn bộ máy Chính phủ” của PhănKhăm VịPhaVăn Tạp chí A-LunMay, tháng6042001; “Từng bước kiện tồn bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào” của dự án GPAR UNDP Tạp chí Hành chính năm 2004, 2005. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách hệ thốngvà hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào. Rõ ràng, việc thiếu những cơng trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ của hai nhà nước Lào và Việt Nam là một thiếu sót lớn. Bở lẽ, Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ hữu hảo lâu đời. Hai quốc giacó sự giao thoa văn hoá sâu sắc. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ , quân và dân hai nước đã “kề vai, sát cánh” chiến đấu, hỗ trợnhau giành độc lập. Từ đó đến nay, mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị đã được nâng lên tầm cao mới.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứuTác giả nghiên cứu vấn đề lí luận và thực tiễn vấn đề tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ của Việt Nam và Lào qua từng giai đoạn lịch sử nhằm: - Góp phần hồn thiện lí luận cơ bản về tổ chức và hoạt động bộ máy hànhchính nhà nước Lào, trong đó trọng tâm là quan điểm về khái niệm hành chính nhà nước, Chính phủ ; chức năng và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chínhphủ của Lào;- Đánh giá mức độ hoàn thiện của các chế định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích thực trạngtổ chức và hoạt động của Chính phủ , trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động Chính phủ trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của cả hai nước hiện nay.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ nghiêncứu như sau: - Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chứcvà hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào như khái niệm chung về hành chính, Chính phủ; các chức năng cơ bản và các nguyên tắc tổ chức, hoạt độngcủa Chính phủ Việt Nam và Lào;7- Làm sáng tỏ q trình phát triển của Chính phủ Lào và Việt Nam, trình bày và phân tích nội dung các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Chính phủ các cấp.- Nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay;- Đưa ra những phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế.Phạm vi nghiên cứuTrong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp đại học, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề sau:- Nghiên cứu lí luận cơ bản về khái niệm tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Trình bày các chức năng cơ bản, nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaChính phủ Việt Nam và Lào; - Nghiêu cứu quá trình hình thành và phát triển, mức độ hoàn thiện của cácchế định về tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào; - Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiệntổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay.5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Tác giả đã nghiên cứu giải quyết đề tài luận văn dựa trên phương pháp luậnMác-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hố… Thơng qua đó, những vấn đề có liên quan tới tổ chức vàhoạt động bộ máy hành chính Nhà nước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, tồn diện, có hệ thống và xác thực theo nhữngnội dung cụ thể trong luận văn