Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

 Câu 1. Kết quả có thể là

  • A. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra, hoặc không thể xảy ra

  • C. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm chắc chắn xảy ra

  • D. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm không thể xảy ra

Câu 2. Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là

  • B. {1,2}

  • C. {1, 2, 3}

  • D. {4, 1, 2, 3}

Câu 3. Một hộp 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các chữ a, b, c, d, e; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Chữ cái xuất hiện trên thẻ được rút có phải là phần tử của tập hợp {x, y, x, o, t} không?

Câu 4. Hà và Hoài chơi oẳn tù tì, Hoài có thể ra

Câu 5. Cho phép thử nghiệm gieo con xúc xắc 6 mặt. Sự kiện nào sau đây có thể xảy ra?

  • B. “Số chấm lớn hơn 6”

  • C. “Số chấm bằng 0”

  • D. “Số chấm bằng 7”

Câu 6. Phép thử nghiệm: Bạn Duy chọn một ngày trong tuần để đá bóng. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm này?

Câu 7. Trong hộp có 10 lá thư có bì thư giống nhau, bên trong mỗi bì thư có 1 mảnh giấy và được đánh dấu từ 1 đến 10. Mỗi bạn lấy ngẫu nhiên một bì thư, xem số ghi trên lá thư rồi trả lại vào bì và cho vào hộp. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là

Câu 8. Biết N là ngửa, S là sấp, tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm tung một đồng xu là

  • B. X = {S}                  

  • C. X = {N}                  

  • D. X = {NN; S}

Câu 9. Gieo đồng thời 2 con xúc xắc và nhận được số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lần lượt là 1 và 5. Sự kiện nào sau đây có thể xảy ra?

  • A. Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ

  • B. Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 6

  • D. Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 5

Câu 10. Chọn phát biểu đúng trong phát biểu sau

  • B. Một sự kiện có thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của trò chơi, thí nghiệm đó.

  • C. Một sự kiện đồng thời có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong trò chơi, thí nghiệm đó.

  • D. Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của trò chơi, thí nghiệm đó

Câu 11. Một hộp bút có nhiều màu: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu đen, màu hồng, màu cam. Hỏi nếu rút bất kỳ một cây bút màu thì có thể xảy ra mấy kết quả?

Câu 12. Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra trong tình huống ở câu 13 khi Liên bốc thăm

  • A. Hai hộp bút màu, hai bức tranh

  • C. Hai hộp bút màu, hai bức tranh, một đôi giày

  • D. Không trúng thưởng

Câu 13. Khi tung một đồng xu cân đối và quan sát mặt xuất hiện của nó. Có thể xảy ra mấy kết quả?

Câu 14. Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 quả bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

Câu 15. Minh vinh dự được đại diện Việt Nam thi đấu vòng loại cờ vua quốc tế. Các kết quả có thể xảy ra là

Câu 16. Một túi có 7 viên bi xanh, 7 viên bi đỏ. Không nhìn vào túi, Bình lấy ra liên tục 3 viên bi xanh. Hỏi sự kiện nào sau đây đã xảy ra?

  • A. Cả 3 viên lấy ra đều màu xanh

  • B. Cả 3 viên lấy ra đều màu đỏ

  • C. Cả 3 viên lấy ra đều màu xanh hoặc đều màu đỏ

Câu 17. Gieo một con xúc xắc, số chấm trên con xúc xắc là bao nhiêu để sự kiện “số chấm xuất hiện không là số nguyên tố” chắc chắn xảy ra?

  • A. 1; 2; 5                     

  • B. 2; 3; 5                     

  • D. 2; 4; 5

Câu 18. Duy có 4 hộp bút với 4 màu: xanh, đỏ, tím, đen. Duy cho Hưng 2 hộp. Hỏi 2 hộp đó có thể là hộp với những màu nào? Chọn đáp án đúng nhất

  • A. Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen.

  • B. Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen, tím và đen.

  • C. Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím.

Câu 19. Vòng tứ kết cuộc thi bơi lội có sáu trường với 8 học sinh đại diện tham gia:

- THCS Nguyễn Huệ: Kiệt

- THCS Nguyễn Khuyến: Long

- THCS Chu Văn An: Nguyên và Đăng

- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm: Minh

- THCS Lưu Văn Liệt: Thành

- THCS Nguyễn Du: Kha và Bình

Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể để sự kiện “Người chiến thắng không phải đến từ trường THCS Nguyễn Du” xảy ra

  • B. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long, Minh, Kha

  • C. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long

  • D. Kha, Long, Nguyên, Đăng, Bình

Câu 20. Trường THCS Lý Thái Tổ tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa nhân ngày 26/3. Có một trò chơi mà người tham gia chỉ cần đoán số viên sỏi trong tay người quản trò. Biết tổng số viên sỏi trong hai tay người quản trò là 5, người chơi chọn tay nào thì số viên sỏi tay đó thuộc về người chơi, số viên sỏi tay còn lại thuộc về người quản trò. Sau 10 lần đoán, ai được nhiều viên sỏi hơn là người chiến thắng. Sau 10 lần chơi, kết quả được ghi lại như sau

Người chơi

2

2

3

5

1

1

0

3

2

4

Người quản trò

3

3

2

0

4

4

5

2

3

1

 Em hãy cho biết trong hai sự kiện: Người chơi thắng và người quản trò thắng, sự kiện nào xảy ra? Người thắng được bao nhiêu điểm?

  • A. Người chơi thắng. Được 27 điểm.

  • C. Người chơi thắng. Được 23 điểm.

  • D. Người quản trò thắng. Được 23 điểm

Toán lớp 6 Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm có đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trang 90, 91, 92, 93. Lời giải sau đây giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Mời các em học sinh cùng so sánh lời giải chi tiết.

Bài 42 Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

  • Câu hỏi trang 90 Toán lớp 6 Tập 2
  • Luyện tập 1 trang 91 Toán lớp 6 Tập 2
  • Tranh luận trang 91 Toán lớp 6 Tập 2
  • Luyện tập 2 trang 92 Toán lớp 6 Tập 2
  • Thử thách nhỏ trang 92 Toán lớp 6 Tập 2
  • Bài 9.25 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT
  • Bài 9.26 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT
  • Bài 9.27 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT
  • Bài 9.28 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Câu hỏi trang 90 Toán lớp 6 Tập 2

a) Liệt kê các kết quả có thể về phần thưởng trong trò chơi Ô cửa bí mật:

b) Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó.

Trong trò chơi Ô cửa bí mật, người ta đặt ba phần thưởng gồm một chiếc ô tô và hai con dê sau ba ô cửa. Người chơi sẽ chọn ngẫu nhiên một ô cửa và nhận được phần thưởng sau ô cửa đó.

Đáp án

a) Phần thưởng gồm một chiếc ô tô và hai con dê. Do đó phần thưởng có thể nhận được là ô tô hoặc dê.

b) Trò chơi tung đồng xu. Một đồng xu có hai mặt là mặt sấp và mặt ngửa, khi ta tung đồng xu đó lên cao và đợi đồng xu rơi xuống đất thì sẽ biết nó hiện mặt nào.

Khi tung như thế thì các kết quả có thể xảy ra là mặt sấp hoặc mặt ngửa.

Luyện tập 1 trang 91 Toán lớp 6 Tập 2

Chiếc nón kì diệu từng là một trò chơi truyền hình nổi tiếng ở Việt Nam.

Quan sát hình 9.27 và liệt kê tất cả các kết quả có thể khi quay chiếc nón kì diệu.

Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

Đáp án

Kết quả có thể nhận được khi quay là: mất lượt ; mất điểm ; phần thưởng ; may mắn ; chia đôi; gấp đôi; 100 ; 200 ; 300 ; 400 ; 500 ; 600 ; 700 ; 800 ; 900 .

Tranh luận trang 91 Toán lớp 6 Tập 2

Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

Em có đồng ý với Vuông không?

Đáp án

Không đồng ý với ý kiến của Vuông vì các kết quả có thể của thí nghiệm gieo xúc xắc là 1;2;3;4;5;6 . Do đó S={1,2,3,4,5,6} .

Luyện tập 2 trang 92 Toán lớp 6 Tập 2

Minh quay tấm bìa và thấy mũi tên chỉ vào ô số 3 như hình bên.

Hãy cho biết sự kiện nào sau đây xảy ra:

(1) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 hoặc 5.

(2) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 4:

(3) Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 5.

Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

Đáp án

Vì mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 nên:

(1). Sự kiện xảy ra

(2). Sự kiện không xảy ra

(3). Sự kiện không xảy ra

Thử thách nhỏ trang 92 Toán lớp 6 Tập 2

Một hộp kín đựng 5 viên bi xanh, 3 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng có cùng kích thước. Mỗi lượt chơi, Minh và Khoa lần lượt lấy ra một viên bi từ hộp. Quan sát và ghi lại màu của viên bi rồi trả lại viên bi vào hộp.

Màu của các viên bi trong mỗi lượt lấy được Minh và Khoa ghi lại như hình bên (X: xanh, Ð: đỏ, V: vàng).

Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

Người thắng là người lấy được nhiều viên bi đỏ hơn sau 10 lượt chơi. Sự kiện Minh thắng có xảy ra không?

Đáp án

Minh lấy được 3 viên bi đỏ trong khi Khoa lấy được 4 viên bi đỏ

Mà 3 < 4 nên sự kiện “Minh thắng” không xảy ra.

Bài 9.25 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Gieo một con xúc xắc.

a) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện số chấm xuất hiện là số nguyên tố xảy ra;

b) Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện số chấm xuất hiện không phải là 6 có xảy ra hay không?

Đáp án

a. Các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra là: 2, 3, 5 vì đây là các số nguyên tố.

b. Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” xảy ra vì số 5 khác số 6.

Bài 9.26 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại.

Tìm một trò chơi, thí nghiệm khác và liệt kê các kết quả có thể của trò chơi, thí nghiệm đó

a) Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này;

b) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra;

c) Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai có xảy ra không?

Đáp án

a. Các kết quả có thể của thí nghiệm này là: Nai; Cáo; Gấu vì đây là tên của tất cả các động vật xuất hiện trên tấm bìa.

b. Các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra là: Cáo; Gấu.

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai” có xảy ra.

Bài 9.27 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Trò chơi dành cho hai người chơi. Mỗi người chơi chọn một trong sáu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 rồi gieo con xúc xắc năm lần liên tiếp

Mỗi lần gieo, nếu xuất hiện mặt có số chấm bằng số đã chọn thì được 10 điểm, ngược lại bì trừ 5 điểm. Ai được nhiều điểm hơn sẽ thắng.

An và Bình cùng chơi. An chọn số 3 và Bình chọn số 4. Kết quả gieo của An và Bình lần lượt là 2, 3, 6, 4, 3 và 4, 3, 4, 5, 4. Hỏi An hay Bình là người thắng?

Đáp án

Tính điểm của An: An chọn số 3

Lần gieo 1: An được -5 điểm.

Lần 2: An được 10 điểm.

Lần 3: An được -5 điểm.

Lần 4: An được -5 điểm.

Lần 5: An được 10 điểm.

Tổng số điểm của An là: -5+10+(-5)+(-5)+10=5 điểm.

Tính điểm của Bình: Bình chọn số 4

Lần gieo 1: Bình được 10 điểm.

Lần 2: Bình được -5 điểm.

Lần 3: Bình được 10 điểm.

Lần 4: Bình được -5 điểm.

Lần 5: Bình được 10 điểm.

Tổng số điểm của Bình là: 10+(-5)+10+(-5)+10 = 20 điểm.

Vậy Bình là người thắng.

Bài 9.28 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Mai và Linh cùng chơi, mỗi người gieo một đồng xu liên tiếp 30 lần được kết quả như sau ( S: sấp; N: ngửa)

Mai: S N N S S N S N S N S N N S S N N S S N N N S S S N N N S S .

Linh: N S S N N S N S N S S S S N S N N S S S N N N S S S N N S S.

Người chơi được một điểm khi có đúng ba lần liên tiếp đồng xu ra mặt ngửa. người nào được nhiều điểm hơn là người thắng.

Sự kiện Mai thắng có xảy ra hay không?

Đáp án

+) Ở kết quả gieo đồng xu của Mai:

Số lần gieo có được kết quả 3 lần liên tiếp đều là mặt ngửa là 2 là:

Mai: S N N S S N S N S N S N N S S N N S S N N N S S S N N N S S .

Do đó Mai được 2 điểm.

+) Ở kết quả gieo đồng xu của Linh:

Số lần gieo có được kết quả 3 lần liên tiếp đều là mặt ngửa là 1 là:

Linh: N S S N N S N S N S S S S N S N N S S S N N N S S S N N S S

Do đó Mai được 1 điểm.

Vì 2 > 1 nên Mai đã thắng Linh.

Vậy sự kiện Mai thắng có xảy ra.

Ngoài lời giải Toán 6 KNTT bài 42 trên đây. Các em học sinh tham khảo Toán lớp 6 Cánh Diều Toán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo có lời giải chi tiết cho từng bài học trên lớp để các em học sinh tham khảo chuẩn bị cho chương trình sách mới. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.