Tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế

Người bệnh và BV được lợi nhờ… ứng dụng CNTT

Hơn một năm trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên phong của BV đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân.

 Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn là có đường truyền Internet. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ KCB điện tử sẽ giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần KCB, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện.

Không những thế, người bệnh qua quá trình KCB còn có thể liên hệ trực tiếp, gửi  e-mail cho các bác sỹ điều trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý, tự so sánh đánh giá, tự xác định kết quả KCB với các mức chi phí quy định. Việc này vừa không chỉ tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng KCB và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính cho bệnh nhân của Khoa.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ còn… 15 phút!. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh.

Với BV Gang thép Thái Nguyên, việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành công CNTT trong quản lý BV đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100% bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước [kéo dài gần 1 ngày]; Các khoa dự trù và cấp phát thuốc qua mạng do đó người bệnh được công khai thuốc hàng ngày qua các phiếu in trên mạng có đầy đủ thông tin về tên thuốc, làm lượng, số lượng, nước sản xuất… đến giá tiền. Không những thế, đối với hoạt động của BV, việc ứng dụng CNTT đã giúp phòng chức năng kiểm tra được các thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng… CNTT còn làm giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc và tiếp xúc bệnh nhân.

ứng dụng CNTT để đối phó với đại dịch

    TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trang thiết bị về CNTT của hệ YTDP cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu bước đầu về cơ sở vật chất, với 100% TTYTDP tuyến huyện được trang bị máy tính, 100% TTYTDP tỉnh, thành phố đã kết nối mạng internet… Ngoài ra tại các Viện Vệ sinh dịch tễ và Pasteur TƯ, khu vực tạo còn được trang bị hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao ban, trao đổi thông tin về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y tế lao động… đặc biệt là đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm AH5N1 nhanh chóng, kịp thời và đỡ tốn kém hơn hơn. Bên cạnh đó, các phần mềm chuyên môn về kiểm soát dịch- quản lý hóa chất, kiểm soát bệnh truyền nhiễm- vaccine, sức khỏe- nghề nghiệp và tai nạn thương tích… đã được Cục triển khai áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh…

 Tại Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trước đây khách hàng phải nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả từ chuyên viên thụ lý riêng của từng lĩnh vực. Quá trình tiếp nhận, thụ lý hồ sơ này hoàn toàn lệ thuộc vào chuyên viên chuyên trách, vì thế dễ dẫn đến một số bất cập. Nhưng từ năm 2005, song song với quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa trong các dịch vụ hành chính công, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ứng dụng CNTT vào hoạt động qua việc sử dụng phần mềm dùng chung quản lý văn bản và hồ sơ công việc để quản lý quy trình và hồ sơ của tất cả các dịch vụ hành chính công mà Sở đang cung ứng cho người dân. Kết quả triển khai CNTT trong hoạt động dịch vụ hành chính công tại Sở Y tế đã giúp toàn bộ quá trình thụ lý hồ sơ được thực hiện chặt chẽ trên môi trường mạng LAN, quá trình xử lý được kiểm soát chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tăng lên… Bên cạnh đó, người dân cũng có một kênh tra cứu thông tin và giao tiếp với cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi, hạn chế được phần nào tình trạng người dân phải “ăn chực nằm chờ” với thủ tục hành chính công như trước.

Công nghệ với cải cách thủ tục hành chính

 Mặc dù CNTT đã có những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển trên nhiều mặt hoạt động của ngành y tế trong thời gian quan, nhưng thực tế cho thấy đầu tư cho CNTT trong ngành y tế vẫn manh mún, dàn trải và chưa có kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của toàn ngành; các chuẩn thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ do đó nhiều đơn vị đã không thành công khi triển khai ứng dụng CNTT ở cơ sở. Vì vậy tại hội nghị về ứng dụng CNTT trong ngành y tế vừa được tổ chức vào cuối tháng 2.2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã nhấn mạnh và yêu cầu: “Với nhận thức sâu sắc vai trò của CNTT đối với công tác y tế hiện đại, ngành y tế cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công cụ này vừa để tạo ra những biến chuyển mang tính bước ngoặt trong chuyên môn, vừa góp phần giảm nhẹ các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…”.

 Trên tinh thần đó, Ban chỉ đạo CNTT ngành y tế cho hay theo kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2009-2010, ít nhất 50% thông tin trao đổi, giao dịch giữa Bộ Y tế, các đơn vị y tế tuyến TƯ và Sở Y tế sẽ thực hiện trên mạng, giảm thiểu sử dụng giấy tờ; 30% hội nghị, hội thảo của ngành được thực hiện trên môi trường mạng và 100% văn bản phục vụ các cuộc họp của Bộ được cung cấp thông tin dưới dạng điện tử cho các đại biểu trước cuộc họp… Theo đó, các dịch vụ hành chính công sẽ được cung cấp ở mức độ 2 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và website của Sở Y tế để phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TÓM TẮT Mục tiêu: Quản lý tổng thể bệnh viện bằng vi tính hóa. Quản lý tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Phương pháp: Xây dựng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện: Xây dựng mạng LAN tổng thể bệnh viện. Tổ chức nhân sự và các giai đoạn triển khai. Kết quả: Xây dựng phần mềm từ tháng 8 năm 2008, xây dựng xong mạng LAN bệnh viện từ tháng 5/2009, triển khai hoạt động phân hệ ngoại trú, d ược, tài chính kế toán từ tháng 01/2009, phân hệ xét nghiệm từ tháng --/2009, phân hệ nội trú từ 09/2009. Kết luận: Triển khai “ứng dụng CNTT trong quản lý BV” thực sự cần thiết, có hiệu quả tốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả ứng dụng này cần có sự quyết tâm của lãnh đạo và tập thể CBCC bệnh viện. Từ khóa: Quản lý bệnh viện. công nghệ thông tin ABSTRACT Objectives: Manage the overall hospital using computerized. Good practice in management of healthcare. Methods: - Set up overall hospital management software. - Install overall LAN hospital. - Personnel allocation and the phased implementation.
  2. Results: Setting up software from August 2008, the LAN has been finished on from 5/2009, implementing outpatient, pharmaceutical, financial accounting modules in January 2009, laboratory module from --/2009, inpatient module from September 2009. Conclusions: Deploy "the application of information technology in hospital management" are really necessary, effective. Furthermore, determination of both director boar and all hospital staff contributes much benefit to this computerize d hospital management project. Key words: Information technology, hospital management ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. quản lý chất lượng bệnh viện là một trong những mục tiêu quan trọng, trong đó CNTT là một trong những điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này. Do đó bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã quyết tâm triển khai “ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện”. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và quản lý nói chung và công tác báo cáo nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng, độ chính xác, tính kịp thời cho công tác quản lý tại bệnh viện và cho lĩnh vực điều trị y tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong y khoa, toàn thể nhân viên bệnh viện đã tích cực tham gia vì mục đích chung để phục vụ bệnh nhân tốt hơn và để chất lượng bệnh viện ngày càng được nâng cao.
  3. Mục tiêu Triển khai “Ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện” Cải tiến thủ tục hành chính Quản lý tổng thể bệnh viện Quản lý công tác khám chữa bệnh Tổ chức thực hiện Xây dựng phần mềm Xây dựng phần cứng Tổ chức nhân sự Các giai đoạn triển khai Cách thức tổ chức thực hiện Xây dựng phần mềm Theo các nhu cầu được đưa ra từ bộ phận quản lý và công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, công ty phần mềm đã xây dựng nên những module cần thiết dựa trên nhu cầu từ bệnh viện.
  4. Phân hệ khám chữa bệnh Xem được bệnh sử cuả từng bệnh nhân một cách nhanh chóng, toa thuốc rõ ràng, thông tin các lần khám và ngày hẹn tái khám được thể hiện lại khi cần thết Phân hệ Viện phí Thông tin thuốc và chỉ định được thể hiện rõ ràng, không phải gõ lại từng thuốc và địch vụ., giúp bệnh nhân thanh toán tiền nhanh chóng đối với từng loại đối t ượng đã được cài đặt sẵn công thức. Phân hệ dược: Tự động lấy toa thuốc từ danh mục thuốc cuả bệnh viện, không phải nhập từng toa thuốc để xác nhận xuất và bán thuốc cho bệnh nhân. Thời gian bắt đầu triển khai và khởi động dự án tháng 08/2008. Mô hình Tổng quát các phân hệ
  5. Xây dựng phần cứng Thiết kế hệ thống mạng LAN kết nối toàn bệnh viện, sử dụng đường truyền cáp quang Bệnh viện đã tiến hành sử dụng hệ thống cáp quang để ổn định đường truyền dữ liệu, dung lượng tải cao, và thống nhất các hệ thống mạng riêng lẻ thành hệ thống lớn để tạo thuận lợi cho việc quản lý và thống nhất hệ thống mạng toàn bệnh viện Xây dựng hạ tầng mạng kết nối hệ thống toàn bệnh viện : - Máy server chạy hệ điều hành và phần mềm hỗ trợ - Các máy trạm cho user - Các thiết bị hỗ trơ: UPS, máy in, switch Xây dựng hệ thống chống virus đảm bảo hoạt động mạng ổn định Tổ chức nhân sự
  6. Thành lập nhóm nhân sự CNTT dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc. Xem xét lại tình hình nhân sự ở các bộ phận có liên quan trực tiếp khi triển khai.hệ thống phần mềm Các giai đoạn triển khai Phần mềm trước khi đưa vào sử dụng phải hội đủ tính chất công việc của bệnh viện và đặc thù riêng của từng bộ phận tiếp nhận, khám bệnh, dược, viện phí, lâm sàng, Cận lâm sàng * Các buổi họp giữa công ty và các bộ phận liên quan Các buổi họp hằng tuần được tổ chức giữa 2 bên : công ty và các bộ phận liên quan để đưa ra các vấn đề còn vướng phải và cùng nhau tháo gỡ * Lấy ý kiến sử dụng chương trình Để nắm được tính chất công việc riêng của từng bộ phận, các buổi lấy ý kiến người sử dụng được bệnh viện tổ chức cho từng bộ phận lên sử dụng và ghi nhận vào các phiếu đóng góp ý kiến dựa trên các tiện ích sẵn có và bổ sung thêm cho phù hợp với công việc. * Chỉnh sửa chương trình Phần mềm sau đó được bổ sung theo yêu cầu sử dụng và quản lý của bệnh viện. * Kiểm tra sau khi chỉnh sửa Bộ phận chuyên môn kiểm tra lại dựa trên các phiếu đóng góp ý kiến được lấy từ người sử dụng.
  7. * Tập huấn sử dụng Sau khi đã hoàn chỉnh các yêu cầu, phần mềm được đưa vào tập huấn trong giờ và ngoài giờ làm việc cho nhân viên tất cả các bộ. Các nhân viện chưa nắm rõ được chỉ dẫn từng bước cho đến khi sử dụng thành thạo. * Triển khai từng phân hệ Ngoại trú, Dược, Tài chính Kế Toán: triển khai thử nghiệm ngày 18/12/2008 và triển khai chính thức ngày 02/01/2009 Nội trú triển khai chính thức ngày 24/09/2009 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Việc triển khai “Ứng dụng CNTT trong bệnh viện” quản lý được thông tin bệnh nhân, giúp bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giải phóng nhiều công đoạn hành chánh, khi triển khai ứng dụng CNTT bệnh viện có thể giải quyết và báo cáo nhanh chóng theo từng đối tượng, dữ liệu thông tin bệnh nhân chỉ cần nhập một lần từ khâu tiếp nhận, các phòng khám không phải ghi lại thông tin bệnh nhân, tất cả thông tin sẽ được in vào cuối ngày, bộ phận viện phí không phải nhập lại từng công khai và dịch vụ cho từng bệnh nhân mà có thể lấy số liệu với một lần click chuột và dược không phải mất thời gian nhập liệu vào ngày hôm sau và có thể phát thuốc một cách chính xác theo từng toa thuốc khớp với số liệu kiểm kê hàng ngày, tránh việc thất thoát thuốc. Hệ thống lưu giữ lại quá trình điều trị của bệnh nhân, giúp cho quá trình quản lý dễ dàng hơn.
  8. Trong quá trình khám bệnh và nằm điều trị, bộ phận quản lý có thể xem chi phí điều trị của từng bệnh nhân và đối với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn có thể tìm cách để giải quyết theo hướng tốt nhất có lợi cho bệnh nhân. Hiện tại số lượng bệnh nhân ngày càng tăng lên, nhưng đội ngũ bác sĩ đã giải quyết nhanh chóng, chính xác và đạt chất lượng đã làm hài lòng bệnh nhân. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện là việc rất quan trọng và cần thiết, không chỉ làm hài lòng bệnh nhân mà còn đem lại lợi ích cho bác sỹ và nhà quản lý có số liệu và thông tin chính xác. Nhận xét chung ở các nghiệp vụ trước và sau khi triển khai phần mềm tại khu vực ngoại trú Bộ phận Trước khi áp dụng phần mềm Sau khi áp dụng phần mềm Tiếp Khi vào khám mỗi bệnh nhân phải được Thông tin bệnh nhân được nhập lần nhận bấm một phiếu theo dõi khám bệnh, nhân đầu, các l.ần khám sau chỉ việc nhập viên tiếp nhận khó biết được các lần khám, lại mã y tế sẽ lấy lại được thông tin và hẹn tái khám của bệnh nhân bệnh nhân, ngày hẹn tái khám, và một số ghi chú mà bộ phận tiếp nhận muốn thông báo cho các bác sĩ khám bệnh Toa thuốc ghi tay, khó đọc Toa thuốc được in trên máy rõ ràng Khám
  9. bệnh Bác sĩ kê toa thuốc nhưng không biết được làm hài lòng bệnh nhân. tổng chi phí trên toa thuốc Xem được chi phí bệnh nhân và điều Chưa xem đầy đủ được các quá trình điều chỉnh thuốc cho hợp lý trị của bệnh nhân trước đó Xem lại đầy đủ các quá trình điều trị Bệnh nhân chưa biết được tiền thuốc mình cho bệnh nhân một cách nhanh phải mua chóng Hỗ trợ bác sỹ lấy lại toa thuốc cũ đối với các bệnh mạn tính Bác sỹ có thể cho bệnh nhân biết số tiền của toa thuốc Dược Sau khi phát thuốc cho bệnh nhân theo toa Không phải nhập lại toa thuốc của bác sỹ, toa thuốc được nhập lại và Có thể xem lại toa thuốc phục vụ cho kiểm tra vào ngày hôm sau việc nghiên cứu của khoa dược Bệnh nhân mua thuốc phải đợi nhập lại toa Toa thuốc được truyền xuống nhà thuốc trước khi mua thuốc thuốc, nhân viên không phải nhập lại toa thuốc giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân Viện phí Phải nhập lại công khai cho từng bệnh Tất cà thông tin được chuyển xuống nhân, tốn nhiều thời gian tài vụ mà không cần nhập lại, giảm
  10. thời gian chờ đợi cho bệnh nhân Các báo cáo được xử lý nhanh chóng, chính xác theo từng dịch vụ và đối tượng Các số liệu phải mất thời gian tổng hợp từ Các số liệu được lưu trữ sẵn và có Báo cáo nhiều nguồn số liệu khác nhau thể tổng hợp theo từng ngày, tháng, năm một các rõ ràng Thời gian sau khi triển khai phần mềm Thời gian trung bình bệnh nhân nộp sổ khám bệnh, phân phòng khám, nhập thông tin và trả sổ: trước 10giờ là 20’; sau 10giờ là 5-10’ [do số bệnh nhân tập trung cao điểm trước 10 giờ sáng], thời gian này rút ngắn hơn Phòng khám việc kê toa, chỉ định Cân lâm sàng cũng được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng và xem được bệnh sử cuả bệnh nhân để có hướng điều trị thích hợp Công khai tài chánh đối với từng đối tượng bệnh nhân đuợc nhanh chóng, rút ngắn thời gian và khối lượng công việc.
  11. Dược Toa thuốc đuợc truyền online xuống phòng khám, dược sĩ kiểm tra tại chỗ, phát hiện kịp thời nếu có thiếu sót trong kê toa. Không phải nhậo lại từng loại thuốc Toa thuốc được cho theo danh mục thuốc cuả bệnh viện. Quản lý và theo dõi thuốc hết hạn sử dụng Dự trù thuốc cho toàn bệnh viện Lâm sàng Ghi nhận lại diễn biến từng bệnh nhân, tổng hợp thuốc nhanh chóng theo y lệnh bác sĩ cho mà không phải cộng tay từng loại thuốc, theo dõi việc thu viện phí thuốc và các dịch vụ, tiền giường và các chi phí khác khi bệnh nhân nằm điều trị ở từng khoa, in phiếu ra viện khi bệnh nhân xuất viện Cận lâm sàng Thông tin hành chánh cuả bệnh nhân được nhập từ bộ phận tiếp nhận phòng khám, bộ phận CLS chỉ chọn tên bệnh nhân và nhập kết quả. Bộ phận quản lý có thể theo dõi tình hình khám chữa bệnh và luân chuyển bệnh hay tăng cường nhân sự nếu phòng khám quá tải, xem các báo cáo định kỳ và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện, xem tình hình hoạt động viện phí và chi tiết của từng bệnh nhân.
  12. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai phần mềm quản lý Thuận lợi Toàn thể nhân viện bệnh viện đều chung mục đích tiến hành tin học hoá toàn bệnh viện. Được sự quan tâm và ủng hộ từ phía Ban Giám Đốc. Khó khăn Một số nhân viên chưa quen với việc sử dụng máy vi tính trong công việc nên gặp khó khăn trong việc tập huấn và khi sử dụng. → Để khắc phục khó khăn và sai sót gặp phải khi triển khai, bệnh viện đã tổ chức các buổi rút kinh nghiệm để mọi người có thể trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau giải quyết các vấn đề gặp phải Để hỗ trợ cho bệnh nhân và nhân viên trong việc khám chữa bệnh, các qui trình khám chữa bệnh được áp dụng tại khoa khám theo từng đối tượng. KẾT LUẬN Triển khai “ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý Bệnh viện” thực sự cần thiết và có hiệu quả tốt trong công tác quản lý bệnh viện. Tuy nhiên để đạt được thành công trong việc “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện” cần có sự quyết tâm của lãnh đạo và tập thể Cán bộ công chức bệnh viện.

Page 2

YOMEDIA

Mục tiêu: Quản lý tổng thể bệnh viện bằng vi tính hóa. Quản lý tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Phương pháp: Xây dựng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện: Xây dựng mạng LAN tổng thể bệnh viện. Tổ chức nhân sự và các giai đoạn triển khai. Kết quả: Xây dựng phần mềm từ tháng 8 năm 2008, xây dựng xong mạng LAN bệnh viện từ tháng 5/2009, triển khai hoạt động phân hệ ngoại trú, dược, tài chính kế toán từ tháng 01/2009, phân hệ xét nghiệm từ tháng --/2009, phân hệ...

06-05-2011 673 113

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề