Tiêu chí đánh giá kế hoạch bài dạy theo công văn 5555/bgdđt-gdtrh

Công văn số 572/HD-SGDĐT về Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên trung học, một giải pháp đổi mới sáng tạo trong chỉ đạo dạy và học tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2020

Thạc sĩ Hoàng Văn Giao, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.

Bạn đang xem: Phiếu đánh giá giờ dạy theo công văn 5555

I. Mở đầu

Nhằm hỗ trợ việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triền năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] đã ban hành Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Công văn này là sợi chỉ đỏ, làm cơ sở để các địa phương trong cả nước chỉ đạo, tổ chức triển khai phong trào thi đua Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.

1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy

1.1. Tiêu chí đánh giá

Nội dung

Tiêu chí

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

Kế hoạch và tài liệu dạy học

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

1

2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

1

3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

1

4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

1

Tổ chức hoạt động học cho học sinh

5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

2

6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

2

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

2

8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

2

Hoạt động học của học sinh

9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

2

10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2

11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2

12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

2

Cộng

20

1.2. Cách xếp loại

a. Loại Giỏi: từ 17 đến 20 điểm, các tiêu chí 6, 7, 10, 11 phải đạt điểm tối đa, các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào dưới 0,5 điểm.

Xem thêm: Nơi Bán Nệm Cao Su Thiên Nhiên Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất

b. Loại Khá: từ 14 đến dưới 17,0 điểm, các tiêu chí 7, 10, 11 phải đạt điểm tối đa, các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào dưới 0,5 điểm.

c. Loại Trung bình: từ 10 đến dưới 14 điểm và không có tiêu chí nào dưới 0,5 điểm.

d. Loại Yếu: dưới 10,0 điểm.

Lưu ý: Cho điểm lẻ đến 0,25 đối với mỗi tiêu chí.

2. Những điểm cần chú ý trong đánh giá và xếp loại giờ dạy

2.1. Đánh giá, xếp loại giờ dạy đúng các tiêu chí

Sự đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học được đánh giá theo cả 3 nội dung: kế hoạch và tài liệu học tập, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh. Trong 12 tiêu chí đánh giá, các tiêu chí 1, 2, 3, 4 điểm tối đa của mỗi tiêu chí là 1,0; các tiêu chí 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 điểm tối đa của mỗi tiêu chí là 2,0. Các tiêu chí 6, 7, 10, 11 được coi là trọng tâm của quy trình tổ chức hoạt động học cho học sinh, đồng thời được sử dụng làm cơ sở để xếp loại giờ Giỏi và giờ Khá.

2.2. Đánh giá từng tiêu chí theo 3 mức độ

- Mức độ tối đa: ứng với điểm tối đa của mỗi tiêu chí;

- Mức độ tối thiểu: tương ứng với 0,5 điểm của mỗi tiêu chí;

- Mức độ trung bình [giữa mức tối thiếu và mức tối đa]: Các tiêu chí 1, 2, 3, 4 là 0,75 điểm mỗi tiêu chí; các tiêu chí còn lại là 1,25 điểm mỗi tiêu chí.

- Loại Giỏi: Các tiêu chí 6, 7, 10, 11 phải đạt mức tối đa [2,0 điểm], các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào dưới mức tối thiểu [0,5 điểm].

- Loại Khá: Các tiêu chí 7, 10, 11 phải đạt mức tối đa [2,0 điểm], các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào dưới mức tối thiểu [0,5 điểm].

- Loại Trung bình: Không có tiêu chí nào dưới mức tối thiểu [0,5 điểm].

- Loại Yếu: Điểm tổng cộng đạt dưới 10,0 điểm.

2.3. Nhận xét, đánh giá giờ dạy

a. Giáo viên dạy tự nhận xét

- Những thành công của giờ dạy [kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...]

- Những hạn chế của tiết học [kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...]

b. Người dự giờ nhận xét

- Những thành công của giờ dạy [kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...].

- Những hạn chế của tiết học cần lưu ý [kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...].

3. Quy trình xây dựng Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy theo 12 tiêu chí

b. Bước 2: Xây dựng bản dự thảo đánh giá, xếp loại giờ dạy theo 12 tiêu chí, theo thang điểm 20.

c. Bước 3: Tổ chức xin ý kiến góp ý rộng rãi đối với cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Một giờ học, Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS năm học 2019- 2020

4. Những nội dung cốt lõi của 12 tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên cần phải tường minh khi nhận xét đánh giá, xếp loại

a. Giáo viên phải thảo luận, trả lời được các câu hỏi sau:

- Vì sao Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy theo Công văn 572/HD-SGDĐT lại gồm 12 tiêu chí, không phải 10 tiêu chí như Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy hiện hành của Bộ GDĐT?

- Việc quy định thang điểm 20 trong phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy mới với 12 tiêu chí có những thuật lợi gì?

- Vì sao Kế hoạch và tài liệu dạy học lại gồm 4 tiêu chí?

- Vì sao Tổ chức hoạt động học cho học sinh phải có 4 tiêu chí?

- Vì sao Hoạt động học của học sinh phải có 4 tiêu chí?

- Chuỗi hoạt động học [tiêu chí 1] gồm những hoạt động nào?

- Nội dung cốt lõi của 12 tiêu chí đánh giá là gì?

- Tại sao đối với từng tiêu chí lại đánh giá theo 3 mức đối: mức tối thiểu, mức tối đa và mức trung bình giữa mức tối thiểu và mức tối đa?

- Tại sao 4 tiêu chí [1, 2, 3, 4] lại có mức tối đa là 1,0 điểm cho mỗi tiêu chí; các tiêu chí khác [từ tiêu chí 5 đến tiêu chí 12] lại có mức tối đa là 2,0 cho mỗi tiêu chí?

b. Những nội dung cốt lõi của 12 tiêu chí giáo viên cần phải tường minh

- Tiêu chí 1: Phương pháp dạy học được sử dụng

- Tiêu chí 2: Kĩ thuật tổ chức và sản phẩm học tập cần đạt của mỗi hoạt động học

- Tiêu chí 3: Thiết bị dạy học và học liệu cần sử dụng

- Tiêu chí 4: Phương án kiểm tra, đánh giá

- Tiêu chí 5: Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tiêu chí 6: Theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh

- Tiêu chi 7 : Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm nhiệm vụ học tập

- Tiêu chí 8. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận của học sinh

- Tiêu chí 9: Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp

- Tiêu chí 10: Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Tiêu chí 11: Học sinh trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Tiêu chí 12: Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

c. Cần lưu ý

- Trong 12 tiêu chí đánh giá, có 4 tiêu chí [1, 2, 3, 4] được đánh giá thông qua nghiên cứu Kế hoạch bài học [Giáo án] của giáo viên nên điểm tối đa mỗi tiêu chí là 1,0 điểm; các tiêu chí khác [từ tiêu chí 5 đến tiêu chí 12] được đánh giá ở trên lớp học thông qua việc tổ chức hoạt động học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nên điểm tối đa mỗi tiêu chí là 2,0 điểm.

- Chuỗi hoạt động học [tiêu chí 1] gồm 4 hoạt động kế tiếp nhau, cụ thể là: Tình huống xuất phát [Hoạt động khởi động]; Hoạt động hình thành kiến thức mới; Hoạt động hình thành kĩ năng mới [luyện lập, củng cố]; Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng.

Trong 4 hoạt động học, có 3 hoạt động được thực hiện trên lớp học [hoặc ngoài lớp học] đối với tất cả học sinh; còn Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng được giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà hoặc ở ngoài lớp học và không yêu cầu tất cả học sinh phải có sản phẩm.

III. Kết luận

Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo quy định tại Hướng dẫn số 572/HD-SGDĐT của Sở GDĐT đã tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học cho học sinh; đồng thời tạo động lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chuẩn bị điều kiện để triền khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới./.

Video liên quan

Chủ Đề