Thuốc chẹn kênh calci là gì

Thuốc chẹn kênh canxi là một trong những thuốc phổ biến điều trị tăng huyết áp. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là cản bớt lượng canxi đi vào tế bào.

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe thường gặp. Nếu bạn không kiểm soát huyết áp hiệu quả, bệnh có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy tim hay đột quỵ.

Ngày nay, phương pháp điều trị tăng huyết áp thông dụng nhất là sử dụng thuốc. Trong số đó, thuốc chẹn kênh canxi là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ kê toa nhất. Vậy, đây là thuốc gì? Bạn đã biết cách sử dụng nó chưa? Hello Bacsi sẽ trả lời cho bạn.

Làm thế nào để điều trị tăng huyết áp hiệu quả?

Trước khi tiến hành điều trị, nếu tình trạng cao huyết áp của bạn nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện lối sống lành mạnh để hạ chỉ số đo huyết áp xuống mức lý tưởng [120/80mmHg]. Phương pháp này bao gồm cả áp dụng chế độ ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực.

Ngoài ra, đối với những tình huống nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc điều trị nhằm kiểm soát áp lực máu, trong đó có thuốc chẹn kênh canxi.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Thuốc chẹn kênh canxi là gì?

Một trong những loại thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến nhất là thuốc chẹn kênh canxi, còn gọi là chất đối kháng canxi. Các chuyên gia đánh giá khả năng hạ mức áp lực máu của thuốc này có thể sánh ngang với thuốc ức chế men chuyển ACE.

Những ai cần dùng đến thuốc này?

Đây là một loại thuốc kê đơn. Do đó, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc này nếu bạn thuộc những trường hợp sau:

  • Huyết áp cao
  • Rối loạn nhịp tim [nhịp tim đập không đều]
  • Đau thắt ngực

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác. Thực tế, bạn có thể sẽ cần dùng nhiều hơn một loại thuốc điều trị tăng huyết áp cùng lúc.

Theo hướng dẫn mới nhất từ Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, bốn loại thuốc sau đây được sử dụng đầu tiên trong quá trình điều trị tăng huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin [ARB]
  • Thuốc chẹn kênh canxi

Nếu rơi vào các nhóm dưới đây, bạn rất có thể sẽ cần dùng đến các thuốc trên, chẳng hạn như:

  • Bệnh thận
  • Người cao tuổi
  • Bệnh đái tháo đường [tiểu đường]

Cơ chế hoạt động của thuốc

Khả năng hạ huyết áp của thuốc chẹn kênh canxi bắt nguồn từ cơ chế giới hạn số lượng hoặc làm gián đoạn dòng chảy ion Ca2+ vào cơ tim và lớp tế bào thành động mạch. Canxi có thể kích thích tế bào tim co bóp mạnh hơn. Do đó, khi lưu lượng canxi bị hạn chế, lực co bóp tim sẽ giảm xuống, dẫn đến áp lực máu cũng hạ cường độ theo.

Thuốc chẹn kênh canxi là loại thuốc uống. Bạn có thể sử dụng ở dạng viên nén hoặc viên nang. Điểm khác biệt giữa hai dạng này là thời gian kéo dài tác dụng của thuốc.

Mặt khác, bác sĩ sẽ dựa vào bản đánh giá sức khỏe tổng thể và bệnh sử của bạn để xác định liều lượng thuốc. Đồng thời, họ cũng sẽ cân nhắc độ tuổi của người bệnh trước khi kê toa thuốc hạ huyết áp. Thuốc này thường ít gây tác dụng phụ ở những người trên 65 tuổi.

Thuốc chẹn kênh canxi gồm những loại nào?

Dựa trên cấu trúc phân tử và phương thức hoạt động, các nhà nghiên cứu chia thuốc thành ba nhóm, gồm:

  • Dihydropyridine hoạt động chủ yếu ở động mạch.
  • Phenylalkylamine chủ yếu hoạt động ở cơ tim.
  • Benzothiazepine có thể tác động đến cả cơ tim và động mạch.

Trong đó, dihydropyridine thường được ưu tiên sử dụng để điều trị tăng huyết áp hơn các nhóm khác. Điều này có thể giải thích bởi khả năng thuyên giảm áp lực tác động trên thành động mạch và sức cản mạch máu của chúng. Một số loại thuốc nhóm dihydropyridine thường gặp là:

  • Amlodipin [Norvasc]
  • Felodipine [Plendil]
  • Isradipin
  • Nicardipine [Cardene]
  • Nifedipine [CC Adalat]
  • Nimodipine [Nymalize]
  • Nitrendipine

Các nhóm thuốc chẹn kênh canxi khác thường được kê toa trong các trường hợp như:

  • Đau thắt ngực
  • Rối loạn nhịp tim

Thuốc chẹn kênh canxi có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Thực tế, thuốc chẹn kênh canxi có thể tương tác với những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Do đó, hãy nói cho bác sĩ biết về các loại thuốc cũng như những chất bổ sung vitamin hoặc thảo dược mà bạn đang dùng. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bạn bị tác dụng phụ từ chất đối kháng canxi.

Mặt khác, khi đang dùng thuốc chẹn kênh canxi, bạn nên kiêng bưởi, bao gồm cả trái cây hay nước ép. Bưởi có khả năng can thiệp vào quá trình bài tiết của thuốc. Nếu trong cơ thể tích tụ một lượng lớn loại thuốc này, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm. Nếu bạn thích ăn bưởi, hãy đợi ít nhất bốn giờ kể từ lúc uống thuốc.

Ngoài ra, thuốc chẹn kênh canxi đôi khi có thể gây một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Đau đầu chóng mặt
  • Táo bón
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Nổi mẩn da
  • Mặt đỏ bừng
  • Sưng chân
  • Mệt mỏi

Trong vài trường hợp hiếm, một số loại thuốc chẹn kênh canxi còn có nguy cơ giảm lượng đường trong máu ở một số người. Nếu cảm thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ. Họ có thể điều chỉnh lại liều lượng hoặc giúp bạn chọn một loại thuốc điều trị khác. Tác dụng phụ kéo dài sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của bạn.

Magie là một ví dụ điển hình về chất dinh dưỡng có khả năng hoạt động tương tự thuốc chẹn kênh canxi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ một lượng lớn magie có thể chặn dòng chảy ion Ca2+ vào tế bào. Từ đó, sự tiến triển của bệnh cao huyết áp cũng sẽ giảm tốc độ lại.

Bạn có tìm thấy magie ở nhiều nhóm thực phẩm như:

  • Gạo lứt
  • Hạnh nhân
  • Đậu phộng
  • Hạt điều
  • Lớp cám yến mạch
  • Ngũ cốc
  • Đậu nành và đậu đen
  • Chuối
  • Rau bina [cải bó xôi]
  • Quả bơ

Ngoài ra, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về khả năng hấp thụ nhiều magie có ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc chẹn kênh canxi bạn đang dùng hay không nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thuốc chẹn kênh calci [CCB], chất đối kháng kênh calci hoặc chất đối kháng calci [1] là một nhóm thuốc làm gián đoạn sự di chuyển của calci [Ca2+
] thông qua các kênh calci.[2] Thuốc chẹn kênh calci được sử dụng làm thuốc hạ huyết áp, tức là thuốc làm giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. CCB đặc biệt hiệu quả đối với độ cứng mạch lớn, một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp tâm thu ở bệnh nhân cao tuổi.[3] Thuốc chẹn kênh calci cũng thường được sử dụng để thay đổi nhịp tim [đặc biệt là từ rung tâm nhĩ], để ngăn ngừa co thắt mạch ngoại biên và não, và để giảm đau ngực do đau thắt ngực.

Các kênh calci phụ thuộc điện áp loại N, loại L và loại T có trong lớp cầu của tuyến thượng thận của con người và CCBs có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh tổng hợp aldosterone trong các tế bào vỏ thượng thận, do đó ảnh hưởng đến việc điều trị lâm sàng tăng huyết áp với các tác nhân này.[4]

CCB đã được chứng minh là có hiệu quả hơn một chút so với thuốc chẹn beta trong việc giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch, nhưng chúng có liên quan đến nhiều tác dụng phụ hơn.[5][6] Tuy nhiên, rủi ro lớn tiềm tàng chủ yếu được tìm thấy có liên quan đến các CCB tác dụng ngắn.[7]

  1. ^ Olson, Kent [2011]. “40. Calcium Channel Antagonists”. Poisoning & drug overdose [ấn bản 6]. McGraw-Hill Medical. ISBN 978-0071668330.
  2. ^ "calcium channel blocker" tại Từ điển Y học Dorland
  3. ^ Nelson M [2010]. “Drug treatment of elevated blood pressure” [PDF]. Australian Prescriber. 33 [4]: 108–12. doi:10.18773/austprescr.2010.055. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ Felizola SJ, Maekawa T, Nakamura Y, Satoh F, Ono Y, Kikuchi K, Aritomi S, Ikeda K, Yoshimura M, Tojo K, Sasano H [2014]. “Voltage-gated calcium channels in the human adrenal and primary aldosteronism”. J Steroid Biochem Mol Biol. 144 [part B]: 410–16. doi:10.1016/j.jsbmb.2014.08.012. PMID 25151951.
  5. ^ Chen N, Zhou M, Yang M, Guo J, Zhu C, Yang J, Wang Y, Yang X, He L [2010]. “Calcium channel blockers versus other classes of drugs for hypertension”. Cochrane Database of Systematic Reviews. 8 [8]: CD003654. doi:10.1002/14651858.CD003654.pub4. PMID 20687074.
  6. ^ “Calcium Channel Blockers”. MedicineNet. tr. 2. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  7. ^ Norman M Kaplan, MD; Burton D Rose, MD [3 tháng 4 năm 2000]. “Major side effects and safety of calcium channel blockers”. Chinese Medical & Biological Information. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuốc_chẹn_kênh_calci&oldid=67936711”

Video liên quan

Chủ Đề