Thông tư 10/2014/tt-btc còn hiệu lực không

- Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hướng dẫn về hiệu lực thi hành:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  14 tháng  11 năm 2019.

2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

a] Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b] Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

c] Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính [được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính];

d] Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

đ] Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ  trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;

e] Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính [được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính]

3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.”

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời như sau:

Từ ngày 01/11/2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC hết hiệu lực thi hành. Kể từ ngày 01/11/2020, Công ty của Độc giả phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

Ngày 17/1/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.

Cũng theo Thông tư, các nội dung quy định bắt buộc phải đúng trên hoá đơn tự in, hoá đơn điện tử là ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu hoá đơn, số hoá đơn. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự in hoá đơn, khởi tạo hoá đơn điện tử không đủ một trong các nội dung bắt buộc phải đúng như trên.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định; Cung cấp phần mềm tự in hoá đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hoá đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.

Đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cả bên đặt in và bên nhận in hoá đơn.

Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/3/2014.

 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2017 Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2017 Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Ngày 17 tháng 01 năm 2014 Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.

Cũng theo Thông tư:

– Các nội dung quy định bắt buộc phải đúng trên hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử là ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số hóa đơn.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ một trong các nội dung bắt buộc phải đúng như trên.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;

+ Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả [trừ trường hợp do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn] và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản. Mức phạt áp dụng cho cả bên đặt in và bên nhận in hóa đơn.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Lập thông báo phát hành không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hoá đơn giao cho khách hàng;

+ Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập [liên giao cho người mua] để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn do thiên tai, hoả hoạn.

Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về hóa đơn khác, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng,…

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 02/03/2014.

Tải về toàn văn Thông tư 10/2014/TT-BTC.

Chủ Đề