Thị xã thái hòa thuộc huyện nào của nghệ an năm 2024

Thị xã Thái Hòa được thành lập theo nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã: Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Tiến, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn, với diện tích khoảng 135 km², dân số khoảng 66.000 người.

Thị xã Thái Hòa được thành lập theo nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã: Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Tiến, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn, với diện tích khoảng 135 km², dân số khoảng 66.000 người.

Thái Hòa xưa kia là thủ phủ của Phủ Quỳ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Là địa phương nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn. Thái Hòa lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ, cam Thái Hòa...

Thị xã thái hòa thuộc huyện nào của nghệ an năm 2024

Thị xã Thái Hòa là một thị xã miền núi nên chịu ảnh hưởng khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 – 25 °C và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt là mùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Thái hoà chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 13.518,8ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An; trong đó diện tích đất nông nghiệp 10.152,62ha, diện tích đất phi nông nghiệp 3.058,62ha, diện tích đất chưa sử dụng 307,54ha.

  • Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng 60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoản 30%, đồi núi cao chiếm khoảng 10%. Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hoà có những vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
  • Thổ nhưỡng : Địa bàn Thái Hòa có 14 loại đất chính thuộc hai nhóm Thuỷ thành và Đại thành; hai nhóm đất này có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, cao su, chè, cam, bưởi, mít, quýt, dưa, dưa hấu,...

Tổng dân số toàn thị xã Thái Hòa có đến 30/6/2008 là 67.427 người; mậ độ phân bố trung bình xấp xỉ 500 người/km2. Số người dân tộc thiểu số 5.751 người gồm: Thanh, Thái, Thổ chiếm tỷ lệ 8,5% so với tổng dân số. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 30.750 người; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) chiếm 50% so với tổng lao động; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 35% so với tổng lao động.

Thị xã thái hòa thuộc huyện nào của nghệ an năm 2024

Trước năm 2025, Thị xã Thái Hòa phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính- ngân hàng của vùng tây bắc Nghệ An và trở thành thành phố loại 3 của vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ.

Thái Hòa nguyên têngọi của thị trấn huyện lỵ Nghĩa Đàn, tên gọi đó có từ sau khi huyện Nghĩa Đànkhởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Buổi đầu gọi là thị bộ Hiếu, đếnnăm 1946 gọi là xã Thái Hòa. Thực hiện Nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng11 năm 2017 của Chính Phủ “về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện NghĩaĐàn để thành lập thị xã Thái Hòa”. Lễ công bố thành lập thị xã vào ngày 10tháng 05 năm 2008. Thị trấn Thái Hòa có tên gọi là phường Hòa Hiếu.

Thái Hòa nguyên tên gọi của thị trấn huyện lỵ Nghĩa Đàn, tên gọi đó có từ sau khi huyện Nghĩa Đàn khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Buổi đầu gọi là thị bộ Hiếu, đến năm 1946 gọi là xã Thái Hòa. Thực hiện Nghị định 164/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Chính Phủ “về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa”. Lễ công bố thành lập thị xã vào ngày 10 tháng 05 năm 2008. Thị trấn Thái Hòa có tên gọi là phường Hòa Hiếu.

Thái Hòa là một trong những cái nôi của Người Việt Cổ. Di chỉ khảo cổ làng Vạc với những chiếc trống đồng biểu tượng rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn từ thuở Vua Hùng dựng nước. Thái Hòa còn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Bazan; Nơi có hai nông trường đầu tiên của tỉnh Nghệ An là nông trường Đông Hiếu và Tây Hiếu, tiền thân là những đồn điền cao su, cà phê của người Pháp. Đặc biệt nông trường Đông Hiếu vinh dự được đón Bác về thăm vào ngày 10 tháng 12 năm 1961. Cư dân Thái Hòa chủ yếu người Kinh, Thái, Thổ.

Từ xưa Thái Hòa là vùng đất thuộc phủ Quỳ Châu, còn có tên gọi quen thuộc là Phủ Quỳ. Năm Minh Mệnh thứ hai (1840), tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An được triều đình nhà Nguyễn sắp xếp lại; Phủ Quỳ chia ra thành lập thêm một huyện mới đặt tên là huyện Nghĩa Đường. Năm 1885, vua Đồng Khánh đã cho đổi Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn (vì húy kỵ tên vua). Tên huyện Nghĩa Đàn bắt đầu từ đó. Thái Hòa lại là vùng đất thuộc huyện Nghĩa Đàn.

Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã cho khai mở vùng đất này lập nhiều đồn điền để trồng cà phê, cao su. Theo đó, người thập phương tứ xứ vì nhiều cảnh ngộ khác nhau họ đến đây lập nghiệp; Người thì đi làm thuê cho các ông chủ đồn điền (họ bị gọi là Phu đồn điền); Người làm nghề thủ công nghiệp; Người thì làm nghề buôn bán, dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu của những ông chủ đồn điền, quan lại và những người giàu có đã có nhiều dịch vụ ăn chơi như: Nhà Thổ, cô đầu, sòng bạc, bàn đèn thuốc phiện mọc lên ở Phố Hiếu. Phố Hiếu trở thành nơi ăn chơi có tiếng, chỉ sau thị xã Vinh lúc bấy giờ.

Thị xã thái hòa thuộc huyện nào của nghệ an năm 2024
Một góc thị xã Thái Hòa

Khí hậu khắc nghiệt, lao động lam lũ, nơi ở tạm bợ cùng với sự bóc lột của thực dân Pháp và quan lại của triều đình nhà Nguyễn, Thời đó vùng đất này nổi tiếng là “ Ma thiêng, nước độc”

Đồn điền Hao hiếu ê chề,

Nam đi mất xác, nữ về ra ma.

Hoặc: Ai đi Hao hiếu Phủ Quỳ,

Ngày đi thì có, ngày về thì không.

Những câu ca của “Phu đồn điền”, những người miền xuôi lên đây làm ăn sinh sống đã nói lên điều đó.

Thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị, chính quyền thực dân Pháp – Phong kiến không chú ý gì đến việc xây trường học, bệnh viện. Cả vùng Phủ Quỳ chỉ có một trường sơ học yếu lược với ba lớp: Năm, ba, tư (Tương đương lớp 1, lớp 2, lớp 3 hiện nay). Trường chủ yếu dành cho con em các ông chủ đồn điền, tầng lớp quan lại và những gia đình giàu có; Còn hầu hết mọi người dân đều mù chữ. Người dân khi ốm đau chỉ nhờ vào các thầy lang, thầy mo, thầy cúng.

Ngày nay thị xã Thái Hòa có bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An phục vụ cho cả vùng miền tây xứ nghệ. Trung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thị xã. Giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thị xã có 32 trường của 4 cấp học, gồm Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Nhiều học sinh Thái Hòa đã trở thành giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ và cán bộ cao cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được chăm lo. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, rộng khắp đến từng khối phố, khu dân cư; Tham gia các giải thể thao, văn nghệ do tỉnh Nghệ An tổ chức bao giờ thị xã Thái Hòa cũng có giải thưởng.

Từ một cụm dân cư mang tính chất thị tứ giữa vùng trung du miền núi Phủ Quỳ, nhà ở hầu hết là nhà tranh, vách nứa đơn sơ; đêm đêm thắp sáng bằng ngọn đèn dầu. Một Phố Hiếu với mấy quán ăn bình dân, mấy hiệu sửa chữa xe đạp, gò hàn, vàng bạc, may mặc, rèn dao, cuốc; Có vài chiếc ô tô chạy bằng than tuyến Phố Hiếu – Vinh và ngược lại. Đến nay Thái Hòa là đô thị trẻ của miền Tây xứ nghệ, nhà có số, đường phố có tên, điện sáng thâu đêm trên mọi ngã đường, ngõ phố. Thương mại, dịch vụ phát triển, nhà hàng, khách sạn, siêu thị buôn bán sầm uất diễn ra ở mọi điểm dân cư. Các tuyến đường giao thông trục ngang, trục dọc được làm mới, mở rộng. Cầu Hiếu 2 với quy mô 4 làn xe đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Thị xã. Nhiều hộ gia đình đã có xe tải, xe ca, xe con. Các khu phố mới hình thành. Nhà ở mái ngói, mái bằng, cao tầng, không còn nhà tạm bị dột nát.

Với vị trí địa lý là vùng trung tâm của Tây bắc Nghệ An, Thái Hòa đã, đang là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư. 10 năm thành lập thị xã đã có khoảng 50 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thực hiện khoảng 2200 tỷ đồng. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng cơ sở, chăc chắn trong thời gian tới thị xã sẽ là Thành phố Thái Hòa theo quy hoạch vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ của Chính phủ. Thành phố trẻ xinh đẹp của vùng Tây Bắc Nghệ An./.