Theo Luật an ninh quốc gia năm 2004 an ninh quốc gia là gì

LUẬT AN NINH QUỐC GIA

Thứ hai - 10/11/2014 09:20

LUẬT AN NINH QUỐC GIA

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về an ninh quốc gia.
Chương I
Những quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
2. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia là những nhân tố bên trong, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có khả năng thực tế gây nguy hại cho an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
6. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
7. Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy định.
9. Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
10. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 4. Chính sách an ninh quốc gia
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 6. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia
1. Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
Nhà nước bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống, ưu tiên các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia; có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 8. Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia
Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
1. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích thì được khen thưởng, bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia
1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 12. Chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia
1. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị.
2. Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng.
3. Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.
4. Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
5. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
6. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG II
BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA

Điều 14. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
1. Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
2. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
5. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
Điều 15. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia
1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.
Điều 16. Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân
1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức, cá nhân.
Điều 20. Bảo vệ an ninh quốc gia khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh
Khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh.
Hội đồng quốc phòng và an ninh có trách nhiệm động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao.
Điều 21. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp
1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
a] Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;
b] Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c] Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;
d] Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ] Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;
e] Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;
g] Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;
h] Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;
i] Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
CHƯƠNG III
CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA

Điều 22. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
a] Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;
b] Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;
c] Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.
2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.
Điều 23. Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:
a] Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;
b] Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;
c] Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
d] Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
đ] Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 24. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền:
a] Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b] Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
c] Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
d] Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;
đ] Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
e] Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;
g] Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia; yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;
h] Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quyết định việc sử dụng các quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
3. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm:
a] Tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;
b] Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vì yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia phải hạn chế các quyền và lợi ích đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định;
c] Giữ bí mật về sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 25. Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ được quyền:
a] Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia;
b] Giữ bí mật về nhân thân, lai lịch, nhiệm vụ và phương tiện thực hiện nhiệm vụ;
c] Miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu, phương tiện nghiệp vụ mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh qua biên giới, cửa khẩu;
d] Xuất trình giấy chứng minh an ninh trong trường hợp cần thiết để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ.
2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy tắc nghiệp vụ chuyên môn, kỷ luật của lực lượng vũ trang nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm của mình.
Điều 26. Trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Chế độ quản lý thông tin, tài liệu, đồ vật về bảo vệ an ninh quốc gia
1. Thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc do cơ quan này thu thập được thuộc bí mật nhà nước và được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị lịch sử, khoa học và công nghệ đã được công bố theo quy định của pháp luật thì có thể được chuyển giao cho cơ quan lưu trữ nhà nước quản lý.
Điều 28. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC GIA

Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 30. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia; chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nhân dân và chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan hữu quan khác để bảo vệ an ninh quốc gia.
Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 33. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 34. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia tại địa phương; thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 36. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Đã ký
Triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia
Ngày 11/5 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Chỉ thị Tổ chức triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia [được QH khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004].

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW triển khai thực hiện các công việc như: khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu về Luật An ninh quốc gia, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thi hành Luật An ninh quốc gia cho cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc thực hiện luật được thống nhất.

Bộ CA chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ban, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia; về thủ tục, thẩm quyền thực hiện quyền hạn của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia; về giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia trong hệ thống giáo dục quốc dân; về khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; về khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cá tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh quốc gia theo hướng dẫn của Bộ CA; gắn việc triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia với việc triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong công tác bảo vệ An ninh quốc gia.
Bộ Công an có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra và định kỳ báo cáo Thủ tướng việc thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị Tổ chức triển khai thi hành Luật An ninh quốc giacó hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005.
Luật An ninh quốc gia: Chưa huy động sức toàn dân?
Tại buổi thảo luận về dự án Luật ANQG, nhiều đại biểu cho rằng, thế trận an ninh nhân dân [ANND] là nội dung lớn và quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia [ANQG] nhưng chưa được Luật chú trọng xây dựng.
Cần hỗ trợ vật chất cho người dân tham gia ANQG
Đại biểu Phan Anh Minh cho rằng, hành vi bảo vệ ANQG là hành vi cao cả hơn, có ý nghĩa hơn so với hành vi chống tội phạm hình sự. Vì vậy cần phải thể hiện trách nhiệm của Nhà nước là phải hỗ trợ cho người dân khi bị tổn hại về sức khoẻ, tài sản do hoạt động tham gia bảo vệ ANQG. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp như vậy, nhưng do chúng ta không chú ý, không ghi nhận, không công bố, nên không chú trọng việc hỗ trợ cho người dân.
Ông Minh đơn cử, trong vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua, có những người dân đem tài sản, đem xe công nông ra ngăn cản những người gây rối kéo về thành phố; hoặc ở TP.HCM có rất nhiều trường hợp tham gia hỗ trợ chính quyền trong công việc bảo vệ an ninh trật tự đã bị kẻ xấu ném đá vào nhà, phá phách tài sản, nhưng không có ai, cơ quan nào hỗ trợ khắc phục thiệt hại. Chúng ta chỉ ghi nhận, khen thưởng có ý nghĩa về mặt hình thứcchứ còn về vật chất thì chưa chú trọng. Những người tích cực tham gia đấu tranh chỉ bị thiệt chứ không được gì - Ông Minh đề nghị, phải có một quy định cụ thể thành luật về việc tạo điều kiện cho những người tham gia cùng Nhà nước giữ gìn an ninh trật tự.
Ta đã nêu các biện pháp vũ trang, nhưng thiếu biện pháp quần chúng, trong khi lâu nay ta vẫn đề cao biện pháp quần chúng, thế trận ANND - đại biểu Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Mai Quốc Bình, thì vấn đề ANND: thế trận lòng dân còn là vấn đề niềm tin của nhân dân, niềm tin của nhân dân là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự vững chắc của chế độ, quốc gia. Đại biểu Bình cho rằng, niềm tin này phải luôn luôn được giữ vững, củng cố, tăng cường, thông qua cơ chế chính sách, hoạt động, hiệu quả quản lý, để giải quyết vấn đề an ninh. Ta có nhiều vũ khí hiện đại, nhưng nếu không có niềm tin, lòng dân, thì cũng thất bại. Phải xem lại có gì chưa ổn, phải tiếp tục hoàn thiện củng cố, tạo thành sức mạnh lòng dân, ông nhấn mạnh nội dung này nhiều lần. Ông cho rằng, bên cạnh việc xây dựng lực lượng, cần phải làm tốt việc tạo điều kiện cho người dân có đầy đủ cuộc sống vật chất và tinh thần.
Theo đại biểu Mai Quốc Bình, yếu tố kinh tế cũng là một nội dung an ninh. Đại biểu này cho rằng, nên đưa vào Luật nội dung thực hiện nhiệm vụ kinh tế với bảo đảm ANQG. Giúp sức sản xuất phát triển để đảm bảo ANQG, là điều rất cần thiết. Chẳng hạn việc làm, thu nhập, lương của cán bộ công chức cũng là vấn đề an ninh. Vì vậy cần tạo điều kiện giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất, tăng cường hiệu quả kinh tế tức là tăng cường hiệu quả công tác an ninh.
Cũng đồng tình với các ý kiến trên, nhưng đại biểu Nguyễn Đình Lộc đưa ra một khía cạnh khác. Ông nhấn mạnh, vấn đề lớn của an ninh kinh tế là bí mật kinh tế.
Trong khi đại biểu Phan Thanh Bình cho rằng phải xem nhiệm vụ ANQG là của toàn xã hội, chứ không riêng gì Quân đội và Công an, thì đại biểu Trương Hòa Bình cũng tương tự: Công tác bảo vệ ANQG không chỉ mấy anh Quân đội, Công an, mà phải nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tầng lớp nhân dân. Ông cho rằng, nền tảng ANQG là một sự bố trí thế trận của các lực lượng xã hội, ngoài cơ quan chức năng còn có tổ chức đoàn thể, chính quyền, quần chúng... Vì vậy phải có những quy định cụ thể trong Luật về cơ chế hoạt động, phối hợp để dễ áp dụng thực hiện. Và quan trọng nhất, là phải có một cơ quan đứng đầu chịu trách nhiệm trong việc trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp.
Được sử dụng vũ lực không cần cảnh báo?
Dự luật quy định cho phép lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia sử dụng vũ khí, vũ lực mà không cần cảnh báo trước trong trường hợp ''thực hiện quyết định hoặc mệnh lệnh của người có thẩm quyền''. Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn: ''Cho phép sử dụng vũ khí không cần cảnh báo trước dễ bị tuỳ tiện, lạm dụng. Không làm chặt chẽ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường''. Đại biểu Nguyễn Văn Hiện, Chánh án TANDTC cho rằng, quy đình như vậy ''đơn giản quá''. ''Chỉ trong trường hợp cấp thiết, khẩn cấp thì mới được sử dụng vũ lực. Phải quy định sử dụng vũ khí vũ lực khi không còn biện pháp tốt hơn nữa'', ông Hiện nói.
''Trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, nhân viên cơ quan này có thể xuất trình giấy chứng minh an ninh nhân dân để thực hiện các quyền của mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ'', quy định cũng gây thắc mắc cho các đại biểu. Vì lực lượng này còn bao gồm cả những người làm công tác hậu cần, tổ chức, văn thư hành chính... cũng được cấp chứng minh an ninh. Theo đại biểu Hoàng Văn Nghiên, lực lượng chuyên trách ''rộng quyền'' như vậy nếu chuyên môn không đủ sẽ dẫn đến lạm quyền, xâm hại lợi ích của dân.
Một số đại biểu cũng băn khoăn về quy định cho phép cơ quan chuyên trách an ninh quốc gia được quyền ''kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, đồ vật, phương tiện của cá nhân và kiểm tra, tìm hiểu đối với cơ quan tổ chức, cá nhân; vào cơ quan, tổ chức của Việt Nam, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam'' là rất rộng, có thể gây tâm lý bất lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhân dân.
Luật hay là nghị quyết?
Vẫn có không ít ĐB cho rằng dự thảo Luật lần này chưa có gì mới mẻ và "chưa giống một bộ luật". Theo đại biểu Phạm Chuyên, Giám đốc Công an TP. Hà Nội, dự thảo luật này đã thừa hưởng các nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ông Chuyên cho biết cảm giác dự luật này ''không ra luật không ra nghị quyết''.
Thông thường luật là cụ thể hoá từ chính sách thì trong dự thảo có quy định ''luật này quy định chính sách an ninh quốc gia''. Chẳng hạn, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, khái niệm ''xây dựng thế trận an ninh nhân dân'' quy định trong dự thảo luật rất rộng, khó xác định cụ thể quyền, trách nhiệm.
Có nhiều ý kiến của đại biểu không đồng ý với tên gọi của dự thảo luật là Luật An ninh quốc gia mà phải đổi thành Luật Bảo vệ An ninh Quốc gia. Bởi vì tên gọi thể hiện phạm vi điều chỉnh quá rộng trong khi Luật chủ yếu quy định về quyền và trách nhiệm của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia. Hơn nữa, theo tên gọi của luật thì không chỉ quy định bảo vệ mà còn phải ''phòng, xây dựng và củng cố'' để giữ vững an ninh quốc gia trong nhiều lĩnh vực.

Bộ Công an [Việt Nam]

Bộ Công an Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1953, trên cơ sở Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ. Bộ Công an là cơ quan quản lý lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]
  • 1 Lịch sử
  • 2 Tên gọi Bộ Công an qua các thời kỳ
  • 3 Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ
  • 4 Các thứ trưởng đương nhiệm
  • 5 Tổ chức
    • 5.1 Tổng cục An ninh nhân dân [Tổng cục I]
    • 5.2 Tổng cục Cảnh sát nhân dân [Tổng cục II]
    • 5.3 Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND [Tổng cục III]
    • 5.4 Tổng cục Hậu cần [Tổng cục IV]
    • 5.5 Tổng cục Tình báo [Tổng cục V]
    • 5.6 Tổng cục Kỹ thuật nghiệp vụ[Tổng cục VI]
    • 5.7 Các cơ quan khác thuộc Bộ Công an
  • 6 Tổ chức cấp tỉnh, thành
  • 7 Cơ quan điều tra
  • 7.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra
  • 7.2 Cơ quan An ninh điều tra
  • 8 Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh
  • 9 Chú thích
  • 10 Liên kết ngoài
[sửa] Lịch sử
Ngay từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cục. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày thành lập Công an Việt Nam.
Theo Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan này được hợp nhất dưới tên gọi Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Tổ chức Việt Nam Công an vụ có 3 cấp:
  • Cấp trung ương gọi là Nha Công an Trung ương
  • Cấp kỳ có tên gọi là Sở Công an kỳ
  • Cấp tỉnh có tên gọi là Ty Công an tỉnh, thành phố
Giám đốc đầu tiên của Việt Nam Công an vụ là Nguyễn Dương [từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 7 tháng 6 năm 1946]. Sau đó Phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ Lê Giản lên thay. Tên gọi cấp Sở Công an kỳ và Việt Nam Công an vụ sau một thời gian thì bỏ.
Ngày thành lập Lực lượng An ninh nhân dân: 12 tháng 7 năm 1946.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nha Công an Trung ương đóng tại thung lũng Lũng Cò, thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có các cơ quan trực thuộc như Ty tình báo, Ty trật tự tư pháp, Ty chính trị.
Giám đốc Nha Công an đầu tiên là Lê Giản. Đến tháng 8 năm 1952, Trần Quốc Hoàn thay Lê Giản làm Giám đốc Nha Công an.
Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 6 đã ra Nghị quyết về mô hình tổ chức mới của ngành Công an. Theo mô hình này lực lượng chấp pháp, tiền thân của lực lượng An ninh điều tra [ANĐT] ngày nay, được tổ chức thành một bộ phận riêng thuộc Ty Bảo vệ chính trị của Nha Công an Trung ương. Ở Công an liên khu thành lập các Ban Chấp pháp thuộc Phòng Bảo vệ chính trị.
Đây chính là tổ chức điều tra chuyên trách án xâm phạm an ninh quốc gia đầu tiên được thành lập trong lực lượng CAND. Vì vậy, ngày 31/12 được lấy là ngày thành lập lực lượng ANĐT. Từ năm 1981, Cục Chấp pháp được tách ra thành hai đơn vị: Cục An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh và Cục Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát.
Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Nha Công an được nâng cấp thành Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, do một thứ trưởng phụ trách. Thứ trưởng Thứ bộ Công an là Trần Quốc Hoàn.
Chỉ 6 tháng sau, Thứ bộ Công an trở thành một bộ riêng biệt.
Ngày 28 tháng 7 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg thành lập Cục Cảnh sát nhân dân [nay là Tổng cục] để thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện, giáo dục các loại cảnh sát nhân dân trong toàn quốc. Cảnh sát nhân dân lúc đó gồm có cảnh sát hành chính [hộ tịch, giao thông, cứu hỏa], cảnh sát kinh tế, cảnh sát vũ trang, nay phát triển thành cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [hộ khẩu, giao thông, cứu hỏa, phản ứng nhanh, trật tự], cảnh sát điều tra [điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế - chức vụ, về ma túy, chống tham nhũng], cảnh sát vũ trang [cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, đặc nhiệm].
Cuối năm 1962, lễ phong quân hàm đầu tiên trong lực lượng CSND được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, với hơn 200 người được phong trong lần đầu tiên này.
[sửa] Tên gọi Bộ Công an qua các thời kỳ
  • 1953-1975: Bộ Công an
    • Năm 1959, các lực lượng biên phòng đổi thành lực lượng Công an nhân dân vũ trang [nay là lực lượng Biên phòng] trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an [đến cuối năm 1979 đổi tên là Bộ đội Biên phòng chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng].
    • Ngày 8 tháng 7 năm 1975, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X đã ra Quyết định số 160/QH HC hợp nhất Bộ Công an và một phần Bộ Nội vụ thành một bộ mới lấy tên là Bộ Nội vụ.
  • 1975-1998: Bộ Nội vụ
  • Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
  • Từ năm 1998 đến nay: Bộ Công an
Năm 2002, một Bộ Nội vụ mới được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và tồn tại song song với Bộ Công an.
[sửa] Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ
  • Trần Quốc Hoàn [1953-1981]
  • Phạm Hùng [1981-1987]
  • Mai Chí Thọ [1987-1991], Đại tướng
  • Bùi Thiện Ngộ [1991-1996], Thượng tướng
  • Lê Minh Hương [1996-2002], Thượng tướng
  • Lê Hồng Anh [2002- ], Đại tướng
Tất cả các Bộ trưởng Bộ Công an đều là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia. Hai vị Bộ trưởng đầu tiên không mang cấp hàm sĩ quan.
[sửa] Các thứ trưởng đương nhiệm
  • Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng thường trực
  • Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
  • Thượng tướng Lê Thế Tiệm
  • Thượng tướng Thi Văn Tám, từ trần ngày 12/12/2008 [1]
  • Trung tướng Đặng Văn Hiếu
  • Trung tướng Trần Đại Quang

Các thứ trưởng, trừ Thi Văn Tám, đều là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
[sửa] Tổ chức
Bộ Công an gồm 6 Tổng cục và các Cục, Vụ trực thuộc Bộ. Riêng Tổng cục II và Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng [V26] thuộc ngạch Cảnh sát, còn các Tổng cục khác, các Cục, Vụ khác trực thuộc Bộ thuộc ngạch An ninh.
Xem thêm về chức năng và nhiệm vụ của Cảnh sát Nhân dân và An ninh Nhân dân trong bài Công an Nhân dân Việt Nam
Riêng lực lượng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng.
[sửa] Tổng cục An ninh nhân dân [Tổng cục I]
Trước đây gọi là Tổng cục Phản gián.
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Dũng [1] [2]
Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân: 12 tháng 7 năm 1946 [ngày khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Hà Nội]
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh [A18]. Ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953 [3]. Cục trưởng: Thiếu tướng Triệu Văn Thế [[2]].
  • Cục Tham mưu an ninh [4]
  • Cục Chính trị an ninh [4]
  • Cục Bảo vệ an ninh nội bộ và Văn hóa tư tưởng [A25] [3]. Cục trưởng: Thiếu tướng Bùi Văn Cơ [[4]]
  • Cục Bảo vệ chính trị I [4]
  • Cục Bảo vệ chính trị III [4]
  • Cục Bảo vệ chính trị V [4]
  • Cục Bảo vệ an ninh kinh tế [A17], ngày truyền thống: 13 tháng 5, 1953 [5]
  • Cục Trinh sát Ngoại tuyến. Cục trưởng: Thiếu tướng Đỗ Hữu Thành [[6]].
  • Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I [4].
  • Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II [4]. Cục trưởng: Thiếu tướng Dương Văn Hỏa [[7]].
  • Cục An ninh xã hội [4]
  • Cục An ninh Tây Bắc [4]Cục trưởng: Thiếu tướng Huỳnh Huề.
  • Cục An ninh Tây Nguyên. Thành lập ngày 19 tháng 7, 2004 [8]. Cục trưởng: Thiếu tướng Trình Văn Thống [[9]]
  • Cục An ninh Tây Nam Bộ [4]Cục trưởng: Thiếu tướng Hồ Việt Lắm.
  • Cục Hồ sơ nghiệp vụ an ninh. Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957 [10]. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hà [[11]]
  • Cục Đấu tranh chống gián điệp các nước ASEAN và các nước châu Á khác. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh [[12]].
[sửa] Tổng cục Cảnh sát nhân dân [Tổng cục II]
Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ [1]
Các Phó Tổng cục trưởng:
Trung tướng Phạm Nam Tào: phụ trách thường trực khu vực phía Nam.
Thiếu tướng Cao Minh Nhạn: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Thiếu tướng Lâm Minh Chiến: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy [C17]. Thiếu tướng Nguyễn Văn Vượng: trước giữ chức Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp [C22]
Thiếu tướng Tô Thường: trước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Tây.
Thiếu tướng Triệu Văn Đạt: trước giữ chức Cục trưởng Cục Cục CSĐT tội phạm về TTXH, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ.
Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh: sau chuyển sang giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật, quân hàm Trung tướng.
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát: 20 tháng 7 năm 1962 [Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh về lực lượng CSND]
  • Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội [C14][5][6]. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Xuân Bích [[13]]
  • Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Quản lí Kinh tế và Chức vụ [C15] [7][8]. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực [[14]]
  • Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy [C17] [9][10]. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Anh Tuấn [[15]]
  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng [C37][11]. Thành lập theo Quyết định ngày 13/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an [12]. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Huy Đức .[[16]]
  • Cục Cảnh sát Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp [C22]. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Vượng. Đơn vị cấp cục đầu tiên của Tổng cục Cảnh sát được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân [tháng 4/2008] [13][14][15].
  • Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy [4]. Cục trưởng: Thiếu tướng Bùi Văn Ngần [[17], [18]]
  • Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt [4]. Cục trưởng: Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị [[19],[20]]
  • Cục Cảnh sát giao thông đường thủy [4]. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn.[[21]]
  • Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát [4]. Thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1957 [22]. Cục trưởng: Thiếu tướng Triệu Quốc Kế [[23]]
  • Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội [4]. Cục trưởng: Thiếu tướng Đỗ Văn Rụ - hiện Đại tá Phạm Thanh Đàm là Cục trưởng[[24]]
  • Cục Chính trị Cảnh sát. Ngày truyền thống: 20/12/1985 [[25]].
  • Cục Tham mưu Cảnh sát. Ngày truyền thống tham mưu CAND: 18/4/1946 [[26]]. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Công Sơn [[27]].
  • Cục Cảnh sát môi trường [C36]. Thành lập theo Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA [X13] của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29 tháng 10 năm 2006. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Xuân Lý [nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý khoa học môi trường, TC Kỹ thuật]. Lễ ra mắt: 6 tháng 3, 2007. [[28]]
  • Viện Khoa học Hình sự [C21] [4], [29], [30]. Viện trưởng: Thiếu tướng,PGS.TS Ngô Tiến Quý [[31], [32]]. Ngày truyền thống: 23/8/1957 [báo ANTĐ]
  • Văn phòng Thường trực phòng, chống ma túy. Thành lập năm 1998 [[33]]
[sửa] Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND [Tổng cục III]
Tổng cục trưởng: Trung tướng Lê Quý Vương [16]
Các Phó Tổng cục trưởng:
Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành kiêm Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân.
Thiếu tướng Đinh Hữu Phượng
Thiếu tướng Nguyễn Minh Dũng nguyên Giám đốc Công an Tỉnh Tây Ninh.
Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Công an TP Đà Nẵng.
Thiếu tướng Châu Văn Mẫn, Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Các cơ quan trong Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục [X11]thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1981. Chánh Văn phòng: Đại tá Nguyễn Xuân Mười.
Vụ Tổ chức cán bộ [X13]. Vụ trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mỹ
Vụ đào tạo [X14]. Vụ trưởng: Đại tá Nguyễn Xuân Tư.
  • Cục Bảo vệ Chính trị nội bộ [X31][4] Cục trưởng: Đại tá Ma Văn Kỳ.
  • Cục Công tác chính trị [X15][4] Cục trưởng: Đại tá Đặng Thái Giáp.
Trong Cục X15 có nhiều phòng, đặc biệt có phòng 8 - thượng tá Nguyễn Quang Vinh trưởng phòng - là Truyền hình CAND với nhiều chương trình nổi tiếng như Vì An ninh Tổ quốc, An ninh với cuộc sống, Văn hóa Thể thao CAND, Hồ sơ vụ án, Bản tin 113[cầndẫnnguồn].
  • Tạp chí Công an nhân dân, Cơ quan lý luận, chính trị và nghiệp vụ của Bộ Công An. Các ấn phẩm của tạp chí xuất bản từ những năm 1960 cho tới nay. Năm 2009, tạp chí đã có 45 năm Ngày truyền thống. Tổng Biên Tập: Thiếu tướng, GS.TS: Nguyễn Phùng Hồng.
  • Nhà xuất bản CAND [X19][4] Giám đốc: Đại tá Lê Văn Đệ.
  • Báo CAND [X21] Tổng biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
  • Học viện Cảnh sát nhân dân. Giám đốc kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành. Ngày thành lập 15/05/1968 [[34]]. Tên gọi ban đầu: trường Cảnh sát nhân dân, rồi Đại học Cảnh sát nhân dân, và hiện nay là Học viện Cảnh sát nhân dân. Địa chỉ: Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. [[35]].
  • Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày thành lập 28-07-2003 do nâng cấp Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh [[36]].
Học viện An ninh Nhân dân [trước đây gọi là Trường Sĩ quan An ninh hoặc trường C500, rồi Trường Đại học An ninh Nhân dân], đóng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giám đốc: Trung tướng, giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng [về hưu theo quyết định ký 21-8-2007].
  • Trường Đại học An ninh nhân dân. Ngày thành lập 30-07-2003 do nâng cấp Phân hiệu Học viện An ninh nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh [[37]].
  • Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Hiệu trưởng Đại tá Đỗ Ngọc Cẩn [[38]]
[sửa] Tổng cục Hậu cần [Tổng cục IV]
Tổng cục trưởng: Trung tướng Lê Quốc Sự [[39], [40], [41], [42]]
  • Cục Kế hoạch và đầu tư
  • Cục Quản lý xây dựng cơ bản và doanh trại
  • Cục Quản lý trang thiết bị kỹ thuật và trang cấp
  • Bệnh viện 198
  • Bệnh viện 30-4
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
[sửa] Tổng cục Tình báo [Tổng cục V]
Tổng cục trưởng: Trung tướng Bùi Văn Nam [16] [43]
Tách khỏi Tổng cục An ninh năm 1989 [17]
[sửa] Tổng cục Kỹ thuật nghiệp vụ[Tổng cục VI]
Tổng cục trưởng: Trung tướng Cao Ngọc Oánh [16]
  • Chức năng, nhiệm vụ chính:
    • Giúp đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường
    • Tổ chức triển khai, quản lý và khai thác một số hệ thống kỹ thuật đồng bộ
    • Tổ chức nghiên cứu, chế tạo và sản xuất một số vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các công cụ hỗ trợ chuyên dụng và lưỡng dụng
[44]
  • Cục Cơ yếu [4]
  • Viện Kỹ thuật hóa - sinh và tài liệu nghiệp vụ [4]
  • Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ [4]
[sửa] Các cơ quan khác thuộc Bộ Công an
  • Văn phòng Bộ Công an
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Bộ tư lệnh Cảnh vệ. Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Xuân Sinh [[45]]
  • Cục Khoa học Viễn thông Tin học
  • Cục Cơ yếu
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Kế hoạch Tài chính
  • Thanh tra Bộ Công an
  • Viện Chiến lược và Khoa học Công an. Viện trưởng: Thiếu tướng Trương Như Vương [[46]]
  • Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
  • Cục Xây dựng Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ
  • Viện lịch sử Công an
  • Bảo tàng Công an nhân dân.
[sửa] Tổ chức cấp tỉnh, thành
Ở cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có các đội cảnh sát theo từng lĩnh vực [không phải tất cả các lĩnh vực đều có ở cấp huyện], tương ứng với cấp phòng của Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành.
[sửa] Cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra gồm một tập hợp các cục có chức năng điều tra tội phạm, được tổ chức và hoạt động theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[sửa] Cơ quan Cảnh sát điều tra
Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh [gọi tắt là cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện].
Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp Bộ gồm: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Quản lý kinh tế và chức vụ; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy; Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng
Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp bộ do một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân [Tổng cục II] làm Thủ trưởng; Các Cục trưởng, Cục Phó các cục thành viên làm Phó Thủ trưởng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [thường là Phó Giám đốc chỉ huy Cảnh sát] được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh, thành phố]; các trưởng, phó phòng còn lại được gọi là các Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Trưởng Công an quận, huyện kiêm nhiệm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận, huyện. Một Phó trưởng Công an quận, huyện được phân công giữ chức vụ Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện. Ngày trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp quận, huyện không có con dấu riêng. Tuy nhiên, gần đây, Cơ quan này đã có con dấu riêng.[cầndẫnnguồn]
[sửa] Cơ quan An ninh điều tra
Cơ quan An ninh Điều tra có 2 cấp: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh Điều tra Công an Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan An ninh Điều tra cấp bộ gồm có: cục An ninh Điều Tra và bộ máy giúp việc. Một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân [Tổng cục I] được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng.
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là cấp phòng với chữ "P" [ví dụ PA 24] gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ [các đội này tương ứng các phòng nghiệp vụ và nhận án từ các phòng tương ứng đưa xuống] và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra. Ngày nay các đội này phối hợp ngay với các phòng nghiệp vụ trong quá trình phá án và đứng ra lập biên bản bắt khám xét. Cấp huyện không có Cơ quan An ninh điều tra.[[47]]� Một Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [thường là Phó Giám đốc chỉ huy An ninh] được phân công giữ chức vụ Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[sửa] Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công an [[48]]. Ngoài nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, Sở còn thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn trong đám cháy và trong một số trường hợp khác như sập nhà, nhảy lầu, ngã xuống giếng... Thiếu tướng Trần Triều Dương [[49]] trở thành Giám đốc đầu tiên của đơn vị này.

Video liên quan

Chủ Đề