Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế có điểm khác biệt nào

Thông tin thú vị về thẻ thanh toán nội địa dành riêng cho bạn

17/12/2020

Bạn đang có ý định làm thẻ thanh toán nhưng đắn đo không biết nên làm thẻ thanh toán nội địa hay quốc tế? Vì vậy, VPBank sẽ giúp bạn hiểu rõ từng loại thẻ này qua những phân tích ngay sau đây, để bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc thẻ phù hợp nhất và mở thẻ nhanh chóng.

Thẻ ghi nợ – Debit

Đặc điểm của loại thẻ này đó là bạn nạp vào tài khoản của thẻ này bao nhiêu thì chỉ có thể sử dụng bấy nhiêu để thanh toán, khi dùng hết thì sẽ không mua thêm được gì nữa.

Thẻ tín dụng – Credit

Đặc điểm của loại thẻ này là bạn có thể sử dụng để thanh toán ngay cả thí bạn không còn đồng nào trong tài khoản. Có thể coi như ngân hàng cho bạn mượn tiền và dùng khi cần mua hoặc thanh toán gì đó nếu muốn.

Logo của thương hiệu quốc tế thường gặp: Visa, Mastercard, JCB, American Express,…

Tại sao bạn nên sử dụng thẻ khi thanh toán?

Về cơ bản, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế là như nhau về mặt tính năng, tức bạn dùng các thẻ này để thực hiện các giao dịch online hay offline. Mình có thể điểm sơ qua một vài đặt điểm nổi bật như sau:

1. Quẹt thẻ khi thanh toán tại bất đâu

Khi đi mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn, siêu thị hoặc tại các cửa hàng tiện lợi, cafe, khách sạn,… chỉ với một vài thao tác là quẹt thẻ, nhập mã PIN và ký tên thì bạn đã có thể hoàn tất việc thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình cần.

2. Thanh toán Online đơn giản

Như đã nói ở trên, bạn có thể sử dụng cả thẻ quốc tế và nội địa đều có khả năng thanh toán online, bạn có thể dễ dàng sử dụng để mua vé máy bay, mua hàng online tại Tiki, Lazada,… Tuy nhiên, các thẻ tín dụng thường được hổ trợ rộng rãi hơn và có thể sử dụng được các dịch vụ nước ngoài.

Hiện nay, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng thuộc các ngân hàng Citi, VPBank tại các trang như Lazada, Tiki,… bạn sẽ nhận được nhiều mức giảm giá khá hấp dẫn đến vài trăm nghìn đồng.

3. Rút tiền mặt tại các cây ATM

Hầu hết các thẻ đều có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM. Với thẻ nội địa thì phí thường là 1.100đ / 1 lần giao dịch hoặc miễn phí, phí rút tiền của thẻ quốc tế khá cao từ 3.300đ đến vài chục nghìn đồng cho 1 giao dịch tùy ngân hàng.

Chú ý: Bạn nên hạn chế việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng Credit vì phí khi rút là rất cao. Thẻ chỉ thích hợp để thanh toán các sản phẩm hoặc dịch vụ mà thôi.

Phân biệt thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa

Giống nhau

Thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa đều thuộc về loại hình thẻ ghi nợ (debit card). Đây là loại thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành, cho phép chủ sở hữu thẻ dùng để thanh toán thay thế cho tiền mặt. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa để rút tiền, chuyển tiền nhanh, thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm,…

Một điểm giống nhau khác của thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa là chủ thẻ chỉ có thể chi tiêu khoản tiền bằng số tiền mà chủ thẻ đang có trong tài khoản ngân hàng của mình.

Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế có điểm khác biệt nào
Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế có điểm khác biệt nào

Khác nhau

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về các đặc điểm khác nhau của 2 loại thẻ, giúp bạn phân biệt rõ hơn về thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa.

Tiêu chíThẻ ghi nợ nội địaThẻ ghi nợ quốc tế
Tổ chức phát hành thẻCác ngân hàng trong nước Việt NamNgân hàng trong nước sẽ liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế, điển hình như VISA, MasterCard, JCB,…để phát hành thẻ cho khách hàng
Phạm vi sử dụng thẻTrong nước Việt NamPhạm vi sử dụng rộng lớn, trong nước Việt Nam và toàn thế giới
Cấu tạo đặc trưng của thẻ– Thẻ ghi nợ nội địa đa số là thẻ từ.
– Trên thẻ sẽ thể hiện các thông tin cơ bản như:
Tên và logo của ngân hàng phát hành.
Tên chủ thẻ
Số thẻ, ngày tháng hiệu lực
Số điện thoại hỗ trợ
Logo của tổ chức chuyển mạch thẻ
– Thẻ ghi nợ quốc tế đa số là thẻ chip.
– Trên thẻ cũng thể hiện các thông tin cơ bản như thẻ nội địa:
Tên và logo của nơi phát hành
Tên chủ thẻ
Số thẻ, ngày tháng hiệu lực
Số điện thoại hỗ trợ
Mức độ bảo mậtĐộ bảo mật trung bìnhĐộ bảo mật cao
Chi phí liên quan như phí thường niên, phí duy trìThông thường khá thấp:
– Phí thường niên từ 50.000 – 100.000 đồng.
– Phí duy trì từ 20.000 – 50.000 đồng hằng năm.
Tuy nhiên, có một số ngân hàng sẽ miễn phí phí duy trì thẻ.
Phí thường niên và phí duy trì có xu hướng cao hơn nhiều so với thẻ ghi nợ nội địa.
Mức phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thẻ khách hàng đăng ký và tùy vào ngân hàng phát hành.
Hạn mức chuyển khoản trong ngàyThông thường sẽ tối đa 100.000.000 đồng/ngàyCó hạn mức chuyển khoản trong ngày cao hơn hoặc có thể không có giới hạn. Tùy thuộc vào chính sách của nơi phát hành thẻ.