Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

Mọi người tham khảo phần phân tích tác phẩm, có gì thắc mắc hay phát hiện lỗi sai sót nào, cứ mạnh dạn góp ý ạ

  • 4

TỨC NƯỚC VỠ BỜ - NGÔ TẤT TỐ​

Tìm hiểu chung

  1. Tác giả: Ngô Tất Tố: (1893-1954) + Quê nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội + Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân + Ông là một học giả, nhà báo, nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng + Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
  1. Tác phẩm

+ Thể loại: tiểu thuyết + PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm + Xuất xứ: trích "Tắt đèn" + Bố cục: + P1: từ đầu đến "có ngon miệng hay không": Chị Dậu chăm sóc chồng + P2: Còn lại: Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.

Tìm hiểu chi tiết

1. Hoàn cảnh gia đình:

  • Nghèo "Nhất nhì trong hạng cùng đinh"
  • Thiếu tiền nộp sưu cho em chồng(đã chết năm ngoái).
  • Bán con, bán chó, bán cả gánh khoai cuối cùng mới đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu .
  • Anh Dậu được khiêng về, mới tỉnh, có nguy cơ bị bắt trói lại

\=> Khốn khổ, khó khăn và bế tắc vô cùng.

  1. Nhân vật cai lệ:
  2. Sầm sập.roi song, tay thước, dây thừng
  3. Gõ đầu roi xuống đất, thét: ...Thằng kia.nộp tiền sưu! mau!
  4. Trợn ngược hai mắt, quát:. định nói."
  5. Giọng hầm hè: . Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi. trói cổ chồng nó
  6. Giật phắt cái thừng trong tay, chạy sầm sập. chỗ anh Dậu.
  7. Tát vào mặt chị, nhảy vào cạnh anh Dậu.

\=> Qua các chi tiết trên ta có thể thấy tên cai lệ là một tên hết sức hung dữ, dữ tợn và mất hết tính người.

3, Chị Dậu phản kháng

  • “ Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễtiền sưu của nhà nước đâu?” -> lời nói nhẹ nhàng, sợ hãi, mong muốn được khất sưu
  • “ Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” -> thể hiện sự tha thiết của chị Dậu
  • “ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”-> thương chồng
  • “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” -> chống cự
  • “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” -> kháng cự dữ dội

\=> Mạnh mẽ, dung cảm và yêu thương chồng con. Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích thể hiện giới hạn chịu đựng của con người, khi đến một giới hạn nào đó không chịu được nữa thì người ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tổng kết

  1. Nghệ thuật

    - Khắc hoạ nhân vật rõ nét - Miêu tả linh hoạt, sống động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc

  2. Nội dung - Tình cảnh khốn cùng của người nông dân - Lên án chế độ phong kiến tàn bạo - Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 4

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ Xéc - van - tét​

I, Giới thiệu chung: a, Tác giả:

  • Xéc - van - tét (1547 - 1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
  • Ông vốn là binh sĩ, bị thương năm 1571 trong một cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An-Giê đến 1580.
  • Sau khi trở về Tây Ban Nha, ôn sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến khi công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. b, Tác phẩm:
  • Là tác phẩm nổi tiếng nhất của Xéc - van - téc.
  • Đánh nhau với cối xay gió trích từ chương tám của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. c, Thể loại:

Tiểu thuyết.

d, Phương thức biểu đạt:

Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.

e, Bố cục:

3 phần.

  • Phần 1 (Từ đầu -> chứ không phải là bọn khổng lồ) : Thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Phan -xa trước trận chiến.
  • Phần 2 (Tiếp theo -> cũng bị toạc nửa vai) : Đôn Ki-hô-tê liều mạng tấn công những chiếc cối xay gió và bị toạc nửa vai.
  • Phần 3 (Còn lại) : Hai thầy trò tiếp tục lên đường.

II, Phân tích tác phẩm:

a, Tóm tắt:

- Tác phẩm kể về Đôn Ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình. Phong cho con ngựa ròm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Lão nhớ đến một phụ nữ nông dân lão yêu thầm khi xưa và ban cho cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn Ki-hô-tê gầy gòm cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm đi làm hiệp sĩ cứu người lương thiện. Đi cùng với lão còn có Xan -chô Pan-xa béo lùn, được lão chọn làm giám mã, cưỡi trên lưng con lừa thấp bé. Sau khi đánh nhau với cối xay gió, Lão mới nhận ra tác hại của việc mê truyện kiếm hiệp mù quáng. Cuối cùng là viết di chúc rồi qua đời.

b, Phân tích tác phẩm: - Nhân vậy Đôn Ki-hô-tê:

+ Nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, mục đích thực hiện:

  • Một quý tộc nhèo, say mê truyện kiếm hiệp quá đà đâm ra ảo tưởng về mọi thứ xung quanh.
  • Bất kì thứ gì quan sát được, ông cũng liên tưởng đến các nhân vật, sự kiện, câu chuyện trong truyện kiếm hiệp.
  • Thân hình gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng con ngựa còm.
  • Muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cứu giúp người nghèo khổ, đảm bảo công bằng xã hội.

+ Trước trận đấu:

  • Tưởng đó là những gã khổng lồ.
  • Nghĩ đây là vận may
  • -> Hoang tưởng, mù quáng quá đà.

+ Trong trận đấu:

  • Ngọn giáo gẫy tan tành, kéo theo cả người và ngựa văng ra xa.
  • -> Tinh thần chiên đấu dũng cảm, kiên cường.

+ Sau trận đấu:

  • Không kêu la, bẻ một cành khô lắp vào làm một ngọn giáo.
  • Thức suốt đêm, không ngủ để nhớ tới nàng Đuyn-xi-nê-a
  • Khôn ăn sáng.
  • -> Coi khinh cái tầm thường, thực dụng.
  • \=> Là một người điên rồi, hoang tưởng nhưng dũng cảm, cao thượng, có lí tưởng. - Nhân vật Xan-chô Pan-xa:

+ Nguồn gốc, ngoại hình, mục đích của những chuyến đi:

  • Người nông dân thật thà.
  • Béo, lùn, cưỡi trên lưng con lừa thấp lè tè.
  • Nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng khi chủ nhân thành danh bại sẽ được làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo.

+ Trước trận đấu:

  • Nhận ra đó không phải là con quá vật mà là những chiếc cối xay gió.
  • -> Tỉnh táo, nhận ra sự thật.

+ Trong trận đấu:

  • Hét bảo rằng đó không phải là những tên khổng lồ.....nhanh chóng lùi ra xa.
  • -> Tính tình hèn nhát.

+ Sau trận đấu:

  • Chỉ cần đau một chút là kêu ngay.
  • Ung dung đánh chén, tu bầu rựu.
  • Ngủ một mạch, buồn vì bầu rựu nhẹ đi.
  • -> Thực tế, chân thật, thích ăn và ngủ.
  • Tương phản, đối lập giữa hai hình tượng nhân vật.
  • Là người luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.

    - Mối quan hệ giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa:

    Đôn Ki-hô-têXan-chô Pan-xaXuất thânDòng dõi quý tộc.Nông dân.Ngoại hìnhGầy còm, cao lênh khênh.Béo, lùn.Phương tiện di chuyểnMột con ngựa còm.Một con lừa thấp lè tè.Khát vọngTrừ gian, diệt bạo, bảo vệ dân thường hiền lành.Quyền lợi và sự hưởng thụ của bản thân.Tính cáchDũng cảm, gan dạHèn nhát, sợ đau.Suy nghĩĐắm chìm trong thế giới ảo của tiểu thuyếtTỉnh táo, thực tế, nhận ra gã khổng lồ là giả.

[TBODY] [/TBODY]

-> Hai nhân vật có sự tương phản, đối lập nhau ở nhiều khía cạnh. \=> Tuy nhiên, đây lại là một sự độc đáo làm nên tên tuổi cho đoạn trích cũng như tác phẩm.

III, Giá trị tác phẩm:

- Về mặt nội dung:

  • Kể lại câu chuyện về sự bi hài của Đôn Ki-ho-tê khi đánh nhau với cối xay gió.
  • Chế giễu lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội. - Về mặt nghệ thuật:
  • Nghệ thuật kể chuyện, tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.
  • Có giọng điệu phê phán, châm biến mà hài hước.
  • Xay dựng được hình tượng nhân vật về ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách.

Mọi người tham khảo

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 6

CÔ BÉ BÁN DIÊM An_đéc_xen​

I, Giới thiệu chung:

a, Tác giả:

- An_đéc_xen (1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi, - Ông cũng là người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới. Nhiều chuyện ông viết lại dựa trên cốt đã có sẵn, nhiều chuyện tự sáng tác ra. - Truyện của ông mang đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin, về lòng yêu thương đối với con người. - Những câu chuyện của ông luôn được các bạn nhỏ hoan nghênh nhiệt liệt.

b, Tác phẩm:

- Là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của An-đéc-xen. - Văn bản này trích gàn hết truyện ngắn Cô bé bán diêm.

II, Phân tích tác phẩm:

- Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:

+ Mồ côi mẹ, người bà hết mực yêu thương em cũng đã qua đời nên phải sống với người bố. + Sống trong căn nhà tồi tàn, phải chui rúc trong một xó tối tăm trên gác mái nhà. + Luôn bị mắc nhiếc, chửi rủa, phải đi bán diêm để kiếm sống. + Không bao giờ nhận được sự yêu thương của bố. + Không gian: Trời tuyết rét buốt. + Thời gian: Vào đêm giao thừa. + Hình ảnh: Đầu trần, chân đất, bụng đói. -> Tương phản, đối lập. \=. Hoàn cảnh cô đơn, đói rét, khốn khổ và đáng thương.

- Những mộng tưởng của cô bé bán diêm:

LầnMộng tưởng (diêm cháy)Thực tại (diêm tắt)1Ngồi trước một lò sưởi, mong được sưởi ấmLò sưởi biến mất, trở nên lạnh cóng.2Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, có cả một con ngỗng quay thơm phức.Chẳng có bàn ăn, đồ ăn, ngỗng quay nào cả. Chỉ còn lại phố xá vắng tanh, lạnh buốt.3Cây thông nô-en lớn và được trang trí rất lộng lẫy.Cây thông nô-en biến mất, chỉ còn lại quen diêm trên tay đã tắt.4Nhìn thấy bà đang mỉm cười với em. Cất lời nói với bà thể hiện tình cảm nhớ thương.Bà biến mất.5Vì muốn níu bà ở lại, quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Hai bà cháu bay lên cao, cao mãi, không còn đói rét, khổ đau.Cô bé chết.

[TBODY] [/TBODY]

-> Năm lần quẹt diêm với những hình ảnh tương phản, đối lập càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng. Cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi. \=> Nổi bật mong ước, chân thành, chính đáng, giản dị của em với thân phận bất hạnh.

- Cái chết của cô bé:

+ Em bé chết, đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười. + Hoàn cảnh đối lập hoàn toàn với tất cả mọi người. + Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà :"Chắc nó muốn được sưởi ẩm". -> Cái chết vô tội, không đáng có thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh. \=> Tố cáo xã hội lạnh lùng, thờ ơ, vô trách nhiệm.

III, Giá trị tác phẩm: - Giá trị nôi dung:

  • Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
  • Từ đó, nhắc nhở mọi người hãy dành cho trẻ em sự quan tâm đầy đủ và điều kiện tốt nhất để phát triển.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
  • Xắp xếp trình tự sự việc, nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
  • Đoạn trích Cô bé bán diêm tuy không đầy đủ nhưng cũng cho thấy được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của An_đéc_xen.
  • Thủ pháp lãng mạn được phát huy tối đa làm cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị.

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 7

Chiếc lá cuối cùng _ O - hen - ri​

I, Giới thiệu chung:​

a, Tác giả:

- O - hen - ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. - Tinh thần cao cả, nhân đạo được thể hiện nổi bật trong các tác phẩm của ông. - Các truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ.

b, Tác phẩm:

- Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm. - Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn thể hiện rõ ràng đặc trưng truyện ngắn của O-hen-ri.

c, Thể loại:

- Truyện ngắn.

d, Phương thức biểu đạt:

- Tự sự, miêu tả xen lẫn biểu cảm.

II, Phân tích tác phẩm:

a, Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi:

- Khi lâm bệnh nặng: + Là một họa sĩnh nghèo bị bệnh viêm phổi nặng. + Cô đếm những chiếc lá thường xuân, sẵn sàng đón chờ ngày chết. + Là người lạnh lùng, tàn nhẫn, thờ ơ với chính bản thân mình. -> Chán nản, tuyệt vọng, thiếu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. - Khi khỏi bệnh: + Chiếc là thường xuân vẫn còn đó. Cảm thấy ngạc nhiên vì sau trận bão mà chiếc là vẫn còn. + Chính sức sống dai dẳng của chiếc lá thường xuân ấy là động lực làm cho Giôn - xi khao khát được sống. -> Giôn - xi lấy lại nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Qua khỏi căn bệnh nguy hiểm.

b, Hình tượng những người nghệ sĩ giàu tình yêu thương.

- Nhân vật Xiu: + Lo lắng, thương yêu, chăm sóc cho Giôn - xi. + Động viên, hết lòng với bạn. + Cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối: "Em hãy nghĩ đến chị". + Yêu quý, cảm phục cụ Bơ - men. \=> Tạn tình, có trái tym nhân hậu, giàu lòng yêu thương, đức hy sinh. - Nhân vật cụ Bơ - men: + Hiểu, lo lắng cho bệnh tình của Giôn - xi trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc lá cuối cùng lên tường, nhen lên niềm tin, niềm hy vọng và nghị lực sống cho Giôn - xi. \=> Giàu tình yêu thương, dũng cảm, cao thượng. + Kiệt tác chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm nghệ thuật chân chính vì sự sống con người.

III, Giá trị tác phẩm:

- Giá trị nội dung:

+ Là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. + Qua đóm tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích sáng tạo nghệ thuật.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo hứng thú đối với độc giả. + Nghệ thuật kể chuyện, đảo ngược tình huống hai lần tạo nên hấp dẫn cho thiên truyện.

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 7

HAI CÂY PHONG _ AI - MA - TỐP​

I, Giới thiệu chung:

a, Tác giả:

- Ai - ma - tốp (1928 - 2008) là nhà văn Cư - rơ - gư - xtan, trước đây là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. - Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của ông là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư - rơ - gư - xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh,...... - Các tác phẩm tiêu biểu: Cây phong non trùm khăn đỏ, con tàu trắng, người thầy đầu tiên,....

b, Tác phẩm:

- Thuộc phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên". - Bối cảnh truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư - rơ - gư - xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

c, Thể loại:

- Truyện ngắn.

d, Phương thức biểu đạt:

- Tự sự, miêu tả xen lẫn biểu cảm.

II, Phân tích tác phẩm:

- Hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người họa sĩ:

+ Hai cây phong hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. -> So sánh. \=> Tín hiệu về làng là hai cây phong.

- Đặc điểm của hai cây phong:

+ Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào như làn sóng thủy triều. -> So sánh, nhân hóa kết hợp với miêu tả và biểu cảm. \=> Có sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho bao phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương, con người thảo nguyên nơi đây.

- Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:

+ Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy bên cạnh chiếc gương thần xanh, khi ngồi trên hai cây phong. + Phép thần thông .... ánh sáng. + Nín thở rồi lawgj đi. + Suy nghĩ đã phải nơi tận cùng của thế giới chưa? + Lắng nghe tiếng gió. \=> Sử dụng phương thức kể + biểu cảm đan xen. \=> Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ không thể nào quên.

- Hai cây phong và thầy "Đuy - sen"

+ Lòng biết ơn người thầy đã gieo vào thâm hồn trẻ thơ, niềm tin, khát vọng vào cuộc sống tốt đẹp.

III, Giá tri tác phẩm:

- Giá trị về mặt nội dung:

+ Hai cây phong là biểu tượng tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku - Ku - rêu.

- Giá tri về mặt nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể khéo léo tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo. + Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc. + Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú

  • 9

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN - PHAN BỘI CHÂU ​

I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả -Phan Châu Trinh (1872-1926) thôn Tây Hồ, xã Tam phước, Tam Kỳ, Quảng Nam. -Ông đề xướng phong trào dân chủ. Hoạt dộng của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong nước. -Thơ văn trữ tình thấm tinh thần yêu nước.

2. Tác phẩm

  1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn sáng tác khi Phan Châu Trinh bị bắt đày ra Côn Đảo.

    b.Thể loại: Lục bát c.Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm + Tự sự d.Bố cục: -Bốn câu đầu: Công việc đập đá. -Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá.

    Tìm hiểu chi tiết 1- Công việc đập đá - Miêu tả bối cảnh đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo. - Quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai”. Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. - Tư thế hiên ngang không sợ nguy nan, vẻ đẹp hùng tráng. - Miêu tả thực công việc lao động nặng nhọc của người tù khổ sai, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo. - Tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường. - Khí thế hiên ngang hành động quả quyết mạnh mẽ phi thường xách búa, ra tay sức mạnh ghê gớm gần như thần kỳ làm lở núi non, đánh tan năm,bảy đống, đập bể mấy trăm hòn. - Miêu tả công việc đập đá. -Khắc họa con người cách mạng với khí thế hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa trời. -Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách.

    2- Cảm nghĩ từ việc đập đá - Trực tiếp bộ lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình - Con người phong trần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi ý. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt oai phong tạo nên hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh. - Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa thử thách gian nan (tháng ngày mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai, ben bỉ (thân sành sỏi)và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son) - Cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu được xem như việc con con.

    III. Tổng kết – Bài thơ là hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nan vẫn hiên ngang bền gan vững chí. – Nhân cách cứng cõi của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. – Giọng điệu hùng tráng của thể thơ TNBC trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam.​

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 10

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 ​

I, Giới thiệu chung:

a, Tác giả:

- Bài viết do Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội công bố vào ngày 22 - 4 - 2000.

b, Tác phẩm:

- Được soạn thảo nhân dịp Việt Nam lần đầu tiên tham gia chương trình nói trên vào ngày 22 - 4 - 2000. - Thông tin về ngày trái đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

c, Thể loại:

- Được viết theo kiểu văn bản nhật dụng.

d, Phương thức biểu đạt:

- Thuyết minh.

e, Bố cục:

- Có bố cục 3 phần chặt chẽ: + Phần 1 (Từ đầu đến chủ đề Một ngày không sử dụng bao bì ni lông) : Trình bày nguyên nhân ra đời của thông điệp Thông tin về ngày trái đất năm 2000. + Phần 2 (Như chúng ta đã biết đến ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường) : Phân tích tác hại và đưa ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. + Phần 3 (Còn lại) : Kêu gọi mọi người hãy quan tâm, hành động vì môi trường bằng việc làm cụ thể - Một ngày không dùng bao bì ni lông.

II, Phân tích tác phẩm:

- Thông báo về ngày trái đất:

+ Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày trái đất. + Có 141 nước tham gia. + 2000: Việt Nam tham gia. -> Số liệu cụ thể, chính xác, lời giới thiệu ngắn gọn. \=> Môi trường là vấn đề mà cả thế giới quan tâm.

- Nguyên nhân và tác hại khiến việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đối với môi trường và con người:

+ Bao bì ni lông lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh. + Nếu vứt bao bì ni lông xuống cống sẽ làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa. Rồi sự tắc nghẽn cống rãnh lại làm cho mỗi sinh sôi lây lan dịch bệnh. + Nếu ni lông vứt xuống ao hồ, biển thì các sinh vật nuốt phải chúng sẽ chết. + Khí độc thải ra ngoài khi bao ni lông bị đốt gây ngộ độc, cảm, ngất, ung thư, dị tật cho bản thân. + Bao ni long màu đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do chức các kim loại như chì, ca - đi- mi gây tác hại cho não và còn là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo + Ngoài ra, chúng ta còn thấy những túi ni lông vứt bừa bãi gây mất mĩ quan cho nơi công cộng.

- Giải pháp:

+ Con người cần phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông bằng cách giặt phơi khô và dùng lại khi không cần thiết, + Nêu sử dụng các túi đựng khác bằng giấy, lá- nhất là khi để gói thực phẩm thay thế cho bao bì ni lông. + Phổ biến những tác hại của bao ni lông cho gia đình, bạn bè và mọi người để cùng nhau hạn chế sử dụng cũng như tìm ra giải pháp khắc phục. -> Những biện pháp này hợp lí và có tính thực tiễn cao vì nó tác động đến ý thức con người và dựa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu tác hại bằng nhiều cách. Tuy vậy, nếu bản hân mỗi người không tự giác, không thực hiện nghiêm chỉnh và lâu dài thì những biện pháp trên không chỉ là lời kêu gọi suông,

III, Giá trị tác phẩm: - Giá trị về mặt nội dung: + Giảm thiểu bao bì ni lông là một trong những hành động hiệu quả giúp ích cho môi trường và sức khỏe. + Chỉ một hành động nhỏ có thể mang lại lợi ích lớn cho sự sống của nhân loại. - Giá trị về mặt nghệ thuật: + Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải nilong. + Ngôn ngữ diễn đạt chính xác, sáng rõ, thuyết phục.

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 11

ÔN DỊCH _ THUỐC LÁ​

I, Giới thiệu chung:

a, Sơ nét về tác phẩm:

- Xuất xứ: Trích trang :"Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện" năm 1992. - Là kiểu văn bản nhật dụng nhắc nhở mọi người hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe - Nhan đề cho tháy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề, Thuốc lá ở đây là nói đến hiện tượng nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thỏa đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá còn được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

b, Phương thức biểu đạt:

- Nghị luận kết hợp với thuyết minh.

II, Phân tích tác phẩm: - Thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người: + Nguyễn Khắc Việt đã chỉ ra cách mà thuốc lá đã và đang đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người: "Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc găm nhấm như tằm ăn dâu". Tác giả đã khéo léo so sánh việc hút thuốc lá sẽ gây tác hại cho cơ thể người hút mà không có gì có thể chữa trị, đành phải căm chịu hậu quả. + Tác hại của thuốc lá không phải dễ dàng nhận ra ngay vì nó thâm nhập từ từ, mỗi ngày một ít. Nhưng thật sự, hậu quả vô cùng khủng khiếp. + Những nạn nhận của thuốc lá: Lông rung của những tế bào niêm mạc bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt dẫn đến hiện tượng bụi và vi khuẩn tích tụ gây ho hen, viêm phế quản, hồng cầu bị chất ô - xít các - bon bám chặt, không cho tiếp cận ô - xi,...... -> Thuốc lá có hại cho sức khỏe người hút, thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào nhưng nham hiểm của sức khỏe con người. + Việc hút thuốc lá không chỉ gây tác hại cho bản thân người hút mà còn cho cả những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc.

- Thuốc lá ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người: + Đưa ra phép so sánh về việc giáo dục trẻ em: Một thanh niên Mĩ, một đô la có thể mua được một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ còn đối với thanh niên Việt Nam muốn có 15000 mua một bao 555 chỉ còn cách ăn trộm. Nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc tương đương. Những lúc đó, muốn được hút thuốc thì những thanh niên đã làm những việc phạm pháp như ăn trộm, ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc. - Khi đã hiểu rõ tác hại của thuốc lá thì thế giới đang quyết liệt chống thuốc lá như một chiến dịch với nhiều biện pháp phong phú. Khẩu hiệu không hút thuốc lá đã xuất hiện ở nhiều nơi cho thấy tầm quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe con người. Giữ bầu không khí trong lành của là trách nhiệm của mỗi người dân.

III, Giá trị tác phẩm:

- Giá trị về mặt nội dung:

+ Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.

- Giá trị về mặt nghệ thuật:

+ Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học. + Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.

Last edited: 6 Tháng mười 2021

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 12

BÀI TOÁN DÂN SỐ _ Thái An _​

I, Giới thiệu chung:

1, Một số nét chính.

  • Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người.
  • Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người.
  • Xuất xứ: Trích từ báo giáo dục và thời đại, chủ nhật số 28, năm 1995.
  • Thuộc kiểu văn bản nhật dụng. 2, Phương thức biểu đạt:
  • Lập luận kết hợp với thuyết minh, tự sự, miêu tả. 3, Bố cục: 3 phần.
  • Phần 1: Từ đầu đến tôi bỗng "Sáng mắt ra": Tác giả nên lên vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đai.
  • Phần 2: Tiếp theo đến mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ: Tác giả làm rõ tốc độ gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
  • Phần 3: Phần kết luận là đoạn còn lại: Tác giả kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường duy nhất để tồn tại của con người.

II, Phân tích tác phẩm:

- Nêu vấn đề dán số và kế hoạch hóa gia đình:

+ Dưới hình thức một bài toán, một câu chuyện kén rể của nhà thông thái vừa gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc vừa mang lại một kết thúc hết sức bất ngờ. Các chàng trai trong câu chuyện cũng như người đọc tưởng số thóc kia là ít, có thể dễ dàng đáp ứng yêu cầu của nhà thông thái đặt ra nhưng thật ra đã nhầm. Số thóc kia có thể phủ kín bề mặt trái đất. + Câu chuyện kén rể của nhà thông thái là một tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số thế giới. Từ sự so sánh đó, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đây là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn đề cập đến.

- Thực trạng dân số thế giới và Việt Nam:

+ Trước hết, nó cho thấy phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. Nhiều nhất là phụ nữ Ra-an-đa có thể sinh 8,1 con và tính chung toàn phụ nữ Châu Phi là 5,8 con. Ở Việt nam, trung bình một phụ nữ sinh 3,7 con. Nhìn vào số liệu như vậy có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình chỏ có từ một đến hai con là rất khó thực hiện. + Thứ hai, các con số này phản ánh một điệu: các nước chậm phát triển lại sinh rất nhiều con. Nên hầu hết các nước đấy có dân số gia tăng một cách mạnh mẽ, cho thấy sự gia tăng dân số và sự phát triển của đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. + Sự bùng nổ dân số lại đi kèm với sự lạc hậu, nghèo đói, kinh tế chậm phát triển, người dân không được hưởng các phúc lợi xã hội về y tế, văn hóa, giáo dục,.... Và khi kinh tế văn hóa, giáo dục càng kém phát triển thì con người không thể nào ngăn chặn được sự gia tăng dân số. Hai yếu tố này tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến nhau: Cái này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của cái kia.

- Giải pháp:

+ Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số chính là việc đẩy mạnh giáo dục. Bởi sinh để là quyền của phụ nữ nên chúng ta không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh hay những biện pháp thô bạo,.... Chính cách giáo dục bằng tuyên truyền phổ biến tác hại to lớn của việc gia tăng dân số thì mọi người sẽ hiểu và thực hiện một cách nghiêm túc.

III, Giá trị tác phẩm:

- Giá trị nội dung:

  • Văn bản nên lên vấn đề thời sự của đời sống hiện tại: Bùng nổ dân số và tương lai của nhân loại. Từ đó kêu gọi toàn thế giới cùng hành động để hạn chế sự gia tăng dân số. - Giá trị nghệ thuật:
  • Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh: So sánh, dùng số liệu, phân tích cấu tạo cho văn bản tạo sự hấp dẫn, thuyết phục.
  • Lập luận chặt chẽ chỉ ra tác hại, nguyên nhân cũng như giải pháp của vấn đề bùng nổ dân số.

Thanh tịnh viết về đề tài gì là chủ yếu

  • 13

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI _ Tản Đà _​

I, Tác giả. - Tản Đà (1889 - 1939), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. - Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó, ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX. - Thơ Tản Đà đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, có thể xem là gạch nối giữa nền thơ cổ điển với nền thơ hiện đại Việt Nam.

II, Tác phẩm: 1, Nhan đề: - Ngay nhan đề bài thơ Muốn làm thằng cuội ta đã nhận ra chất nôn vốn có của thi nhân. Làm thằng cuội có nghĩa là lên cung trăng cao tít, xa vời, là lên cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Ước muốn kì lạ ấy thực chất bắt nguồn từ sự chán nản với nhân thế trần gian.