Thanh niên có độ tuổi từ bao nhiêu?

Chiều 16-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi) và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đáng chú ý, Luật Thanh niên (sửa đổi) đã thống nhất quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Thanh niên có độ tuổi từ bao nhiêu?

Bảng thống kê biểu quyết Luật Thanh niên (sửa đổi).

Với 91,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi). Luật gồm 7 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021; nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên, giúp thanh niên chủ động, sẵn sàng xung kích, đi đầu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống, được tạo điều kiện phát triển bản thân để từ đó phát huy, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp đó, 90,27% đại biểu Quốc hội đã tán thành thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật gồm 4 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.

Thanh niên có độ tuổi từ bao nhiêu?

Bảng thống kê biểu quyết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Luật quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại tòa án; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên tại tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại tòa án; trách nhiệm của tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án...

Việc hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án; khuyến khích những người đủ điều kiện theo quy định tại Luật này làm hòa giải viên và tạo điều kiện, hỗ trợ cho công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Trong các cơ quan nhà nước cán bộ, công chức độ tuổi hết tham gia sinh hoạt đoàn đều quy định là 35 tuổi. Ngoài ra, rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài khi ra trường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước mong muốn được tuyển dụng thông qua xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, nhưng quá tuổi so với quy định.

Do đó, ông Bình đề nghị cơ quan chức năng xem xét tham mưu sửa đổi Luật Thanh niên về độ tuổi bảo đảm hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Tổng kết thi hành Luật Thanh niên năm 2005 qua hơn 10 năm triển khai thực hiện cho thấy, độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi phù hợp với giai đoạn phát triển tâm, sinh lý của thanh niên, với vai trò của tầng lớp thanh niên trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với mục đích phát triển thanh niên của Nhà nước, đồng thời phù hợp với khả năng thực thi của luật trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của Việt Nam.

Mặt khác, đây cũng là độ tuổi phù hợp trong mối tương quan với độ tuổi của trẻ em theo Luật Trẻ em (trẻ em là người dưới 16 tuổi). Độ tuổi thanh niên từ đủ 16 đến 30 phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn, với Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, (Điều 1 quy định thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30; Điều 4 quy định đoàn viên 30 tuổi làm lễ trưởng thành Đoàn).

Việc quy định độ tuổi thanh niên của Việt Nam không chỉ phải phù hợp với hệ thống luật pháp của nước ta mà còn phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngày 16/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH14, theo đó tại Điều 1, Chương I của Luật có quy định thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi.

Thanh niên – một nhân tố tràn đầy nhiệt huyết, năng lượng của tuổi trẻ và cũng chính là thế hệ có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Vậy, độ tuổi thanh niên là bao nhiêu? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về độ tuổi thanh niên là bao nhiêu.

Thanh niên có độ tuổi từ bao nhiêu?

1.Độ tuổi thanh niên là bao nhiêu?

Câu hỏi độ tuổi thanh niên là bao nhiêu được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Như vậy, độ tuổi thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Xem thêm: Thanh niên là gì?

2.Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Khi tìm hiểu độ tuổi thanh niên là bao nhiêu, việc biết thêm các quy định về chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là điều cần thiết. Cụ thể, theo quy định tại Điều 26 Luật Thanh niên 2020 thì chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Trẻ vị thành niên

3.Trách nhiệm của thanh niên.

Khi đã biết được độ tuổi thanh niên là bao nhiêu, chủ thể cần phải nắm được trách nhiệm của thanh niên là gì

Trách nhiệm đối với Tổ quốc

Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân

Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Trách nhiệm đối với gia đình

Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.

Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Trách nhiệm đối với bản thân

Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

 

Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.

Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Xem thêm: Người chưa thành niên là gì?

4.Các câu hỏi thường gặp.

4.1. Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà nước đối với thanh niên là gì?

Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.
Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.
Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.
4.2.Quản lý nhà nước về thanh niên được thực hiện như thế nào?

Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên; quy định các biện pháp để thực hiện chính sách đối với thanh niên.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình thanh niên và việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên.

Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Hợp tác quốc tế về thanh niên.

Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên.

Những vấn đề có liên quan đến độ tuổi thanh niên là bao nhiêu cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về độ tuổi thanh niên là bao nhiêu sẽ giúp chủ thể hiểu biết về thanh niên rõ ràng hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến độ tuổi thanh niên là bao nhiêu cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

18 tuổi được gọi là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên. Người thành niên (trên 18 tuổi) là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tuổi thanh thiếu niên là gì?

Thanh thiếu niên hay còn gọi lóng là tuổi thần tiên, tuổi ô mai, tuổi teen (13-19 tuổi, trong tiếng Anh dải số này được đọc với đuôi là "-teen" nên khoảng tuổi này được gọi là "teenage", và người trong giai đoạn này cũng được gọi là "teenager", "teenage boy/girl") là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần ...

16 tuổi được gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Thiếu niên quy định bao nhiêu tuổi?

Vì vậy trước 6 tuổi được coi là trước tuổi học và sau 6 tuổi được coi là tuổi đến trường. Tâm lý học cũng coi 6 đến 16 tuổi là tuổi thiếu nhi, bao gồm tuổi nhi đồng (6- 10 tuổi) và thiếu niên (11 đến 16 tuổi). Tâm lý học Mác - xít coi tuổi thiếu nhi là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của con người.