Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Trên lãnh thổ Việt Nam và châu Á có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ nhưng Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá, rất hiếm trên thế giới. Trong ảnh: Cửa Nam Thành nhà Hồ.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Cổng Nam là cổng chính, có ba cửa: Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Toàn bộ cổng Nam dài hơn 34m, cao 10m, dày 15m. Cổng được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít nhau.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Mặt trên cửa Nam phẳng, được ốp hoàn toàn bằng đá, rộng khoảng 500m2, du khách có thể lên trên cửa Nam bằng cầu thang. Từ đây phóng tầm mắt có thể ngắm toàn cảnh di tích Thành nhà Hồ.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Toàn cảnh Thành nhà Hồ nhìn từ cửa phía Nam. Thành có quy mô lớn, hình gần vuông. Con đường dẫn đến cửa Bắc ở đối diện. Ở chính giữa, con đường này sẽ vuông góc, giao nhau với con đường dẫn ra cổng phía Tây ở bên trái và cổng phía Đông ở bên phải.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Phía trong thành giờ đây là nơi canh tác lúa, hoa màu, trở thành kế sinh nhai của hàng trăm hộ dân.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật thi công các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của thiên tai, chiến tranh và quá trình đô thị hóa.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành được xây dựng gần như hình vuông; tường thành phía ngoài được thi công bằng nhiều hàng đá xếp ngang, trong đó 2 hàng xếp chìm dưới đất làm móng, tường cao trung bình từ 5 - 6m. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau.

Trong ảnh: Đoạn tường thành phía cửa Nam.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Bên trong tường thành được đắp đất, nện chắc, thoai thoải dần. Mỗi tường thành dài trên dưới 800m và chu vi trên 3,5km, diện tích hơn 142 héc ta.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, cao 1m, dày 0,7m, nặng khoảng 15 đến 20 tấn. Dưới tác động của thiên nhiên, các phiến đá trở nên rêu phong, cổ kính, những gốc duối nhiều năm tuổi mọc xen giữa các phiến đá càng làm tường thành thêm vững chắc nhờ những bộ rễ bám lấy đá, ăn sâu vào tường đất.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Ba cổng còn lại của Thành nhà Hồ chỉ có một cửa, trong đó cổng Bắc, cổng Tây rộng 5,8m, cổng Đông rộng 5,9m, đều cao 5,4m. Trong ảnh: Cổng phía Tây của thành

.jpg)

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Tuy gặp nhiều biến cố lịch sử nhưng cổng thành luôn là nơi chứng kiến những thăng trầm trong cuộc sống của nhiều thế hệ người dân nơi đây

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thiên tai, địch họa nhưng tường thành phía ngoài cơ bản còn khá nguyên vẹn…

.jpg)

… nhưng cũng đã có một số đoạn bị sạt lở

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Giữa các phiến đá không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc này chỉ xây dựng vỏn vẹn trong ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397)

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Toàn cảnh cổng và tường thành phía Bắc

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Từ cổng thành phía Bắc đi thẳng ra là Quốc lộ 217, Quốc lộ 45, rất thuận tiện đi Cẩm Thủy và các huyện miền núi xứ Thanh

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Những bức tường thành dù còn nguyên vẹn hay không nhưng đã gắn liền với cuộc sống mưu sinh từ bao đời nay của người dân nơi đây

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Tường thành phía Đông

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

So với phía Nam, Tây, Bắc thì tường và cổng thành ở phía Đông là còn nguyên vẹn nhất

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam đến cổng Bắc. Cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ, thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, khắc kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng đá này được chạm khắc trên thềm bậc của cung điện Thành nhà Hồ như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa)...

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Bình Khương liên quan đến lịch sử xây dựng Thành nhà Hồ nằm sát tường thành phía Đông. Truyền thuyết kể rằng: “Trần Cống Sinh là chồng Bình Khương được giao xây dựng tường thành phía Đông nhưng tường thành xây xong lại sụt lún. Cống Sinh không hoàn thành nhiệm vụ nên bị triều đình vùi thân vào tường thành. Thương xót trước cái chết của chồng, để giữ tiết thủy chung, Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết.

Thành nhà hồ được xây dựng như thế nào năm 2024

Ban đầu, đền được nhân dân xây dựng bằng tre, nứa để thờ Bình Khương phu nhân và Cống Sinh phu quân. Năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa là Vương Duy Trinh cảm động trước câu chuyện tình thủy chung đã khôi phục đền và cho dựng bia ghi lại sự tích Cống Sinh – Bình Khương. Đền thờ là di tích minh chứng cho quá trình lao động gian khổ, bền bỉ của người xưa tham gia xây dựng Thành nhà Hồ, đồng thời ca ngợi khí tiết son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Thành nhà Hồ được xây dựng với mục đích gì?

Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

Thành nhà Hồ được xây vào năm bao nhiêu?

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397).

Thành An Tôn ở đâu?

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu của Việt Nam dưới thời nhà Hồ), nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Cổng chính của Thành nhà Hồ có tên là gì?

Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8m, cao 9,5m, rộng 15,17m.