Thang điểm đánh giá trầm cảm năm 2024

Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn gặp nhiều nhất trong số các rối loạn về tinh thần. Trầm cảm không phân biệt tuổi tác, quốc gia, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp.

Ai cũng có thể mắc trầm cảm, nhiều người có thể tự vượt qua trầm cảm nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng và cần được can thiệp y tế. Để phát hiện sớm bệnh, có thể sử dụng các bộ thang đo có sẵn tự đánh giá. Trong bài viết dưới đây, BookingCare giới thiệu đến bạn dọc thang đo PQH-9 - ngắn gọn và có độ chính xác cao, bạn đọc có thể tham khảo và làm làm đánh giá online.

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp, theo nhà tâm thần học Sadock B.J. (năm 2015),cứ 4-6 người thì có một người trầm cảm. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có thể có hoặc không khóc, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những việc từng là sở thích.

Trầm cảm ảnh hưởng đến mỗi người theo một mức khác nhau. Đối với một số người, các triệu chứng trầm cảm rất nặng, rõ ràng. Nhưng cũng có những trường hợp, trầm cảm chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ, khó nhận biết và dễ bị bỏ qua.

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã hay bất hạnh
  • Khó chịu hay thất vọng, ngay cả đối với những việc nhỏ
  • Mất quan tâm hay niềm vui trong các hoạt động bình thường
  • Ảnh hưởng sức khỏe tình dục
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân, ngược lại ở một số người nó gây ra thèm ăn và tăng cân
  • Kích động hoặc bồn chồn
  • Suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể chậm lại
  • Do dự, lãng trí
  • Mệt mỏi và mất năng lượng, ngay cả nhiệm vụ nhỏ có thể dường như đòi hỏi rất nhiều nỗ lực
  • Cảm xúc vô dụng hay tội lỗi, lưu luyến về thất bại trong quá khứ hoặc đổ lỗi cho chính mình khi mọi thứ không phải
  • Vấn đề tư duy, tập trung, quyết định và ghi nhớ
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Khóc không có lý do rõ ràng
  • Không giải thích được vấn đề, chẳng hạn như đau lưng hay đau đầu
    Thang điểm đánh giá trầm cảm năm 2024
    Thường xuyên luyện tập thể thao sẽ hạn chế trầm cảm -Ảnh: pixabay

Các yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra trầm cảm vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh trầm cảm đã được các nhà nghiên cứu xác định. Các yếu tố gồm:

  • Có người thân mắc bệnh trầm cảm
  • Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao hơn nam giới, cứ 3 người mắc trầm cảm thì 1 người là nam, 2 người là nữ
  • Có người thân trong gia đình từng tự sát
  • Trải qua một sự kiện căng thẳng, cú sốc trong cuộc sống
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con
  • Có một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, Alzheimer hoặc HIV / AIDS
  • Có đặc điểm tính cách, chẳng hạn như có lòng tự trọng thấp và đang quá phụ thuộc, tự quan trọng hoặc bi quan
  • Sử dụng một số thuốc huyết áp cao, thuốc ngủ...

Không phải tất cả những người có các yếu tố này đều mắc bệnh trầm cảm. Ngoài các yếu tố nguy cơ, thì bệnh trầm cảm còn được phát triển bởi đặc điểm tính cách, khả năng chịu đựng, môi trường sống... của mỗi người.

Hiện nay có rất nhiều thang đo để chúng ta có thể tự đánh giá xem bản thân có đang mắc trầm cảm và ở mức độ nào. Phần dưới đây, BookingCare giới thiệu đến bạn đọc một thang đo ngắn gọn, có độ chính xác cao, có thể tự thực hiện tại nhà: Thang đo trầm cảm PQH-9.

Thang đo tự đánh giá trầm cảm PQH-9

Thang đo trầm cảm PQH-9 (Patient Questionare Health - 9) do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Đối với điểm số sau khi làm bộ câu hỏi PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng.

Thang đo này gồm 9 câu hỏi, gần như là bộ câu hỏi ngắn nhất trong các loại thang đo trầm cảm hiện nay. Tuy nhiên, bộ câu hỏi có độ chính xác cao nên được sử dụng rộng rãi.

Thang đo trầm cảm PQH-9 (Bạn đọc có thể tự đánh giá mức độ trầm cảm bằng thang đo PQH-9 tại đây)

STTCâu hỏi Câu trả lời1Ít hứng thú hoặc là không có niềm vui thích làm việc gì

0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày

2Cảm thấy chán nản kiệt sức, chán nản, hay tuyệt vọng0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày3Khó ngủ, ngủ không lâu hoặc ngủ quá nhiều0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày4Cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày5Chán ăn hoặc ăn quá nhiều0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày6Cảm thấy bản thân tồi tệ, cho rằng mình là người thất bại hoặc thất vọng về bản thân và gia đình0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày7Khó tập trung vào một việc gì đó, ví dụ như đọc báo hay xem tivi0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày8Di chuyển hoặc nói năng quá chậm chạp khiến người khác chú ý hoặc ngược lại - quá lo lắng, bồn chồn nên đi lại quá nhiều0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày9Nghĩ rằng mình chết đi sẽ tốt hơn, hoặc làm đau hay tổn thương cơ thể0. Hầu như không 1. Một vài ngày 2. Hơn một nửa số thời gian 3. Gần như mỗi ngày

Tổng số điểm cao nhất của bộ câu hỏi là 27. Câu trả lời sẽ tương ứng với số điểm bên cạnh, nếu tổng số điểm:

  • 0-4: Bình thường
  • 5-9: Bạn ở mức trầm cảm tối thiểu
  • 10-14: Trầm cảm nhẹ
  • 15-19: Trầm cảm trung bình
  • \>19: Trầm cảm nặng

Bạn đọc có thể tự đánh giá mức độ trầm cảm bằng Thang đo trầm cảm PQH-9 trực tuyến mà BookingCare đã tạo lập. Nếu có tổng điểm từ 5-9, bạn có thể tự điều chỉnh bản thân và các mối quan hệ để giảm triệu chứng bệnh trầm cảm.

Nếu có tổng điểm từ trên 10, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần, chuyên gia tâm lý hoặc khám từ xa để được tư vấn và điều trị. Tránh để bệnh diễn tiến quá nặng, sẽ mất nhiều thời gian điều trị và dễ bị tái trầm cảm.

Ngoài ra, trong cuộc sống của chúng ta, luôn có rất nhiều sự việc xảy ra ngoài ý muốn, tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Trên hết, ta nên đơn giản hóa và suy nghĩ tích cực, thường xuyên tập luyện thể thao, chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa áp lực, căng thẳng, để cuộc sống luôn vui vẻ.