Thang đánh giá trầm cảm người già gds năm 2024

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm. Ở người cao tuổi, chứng trầm cảm thường biểu hiện bằng những nỗi lo lắng thái quá về ốm đau, bệnh tật. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ǎn và dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh.

Bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm ở người già (GDS)

Mỗi câu có 2 đáp án “Đúng” hoặc “Không đúng”. Với đáp án “Đúng” sẽ được tính 1 điểm, đáp án “Không đúng” không tính điểm. Bộ câu hỏi thường áp dụng với người từ 60 tuổi trở lên.

Nguyễn Thị Tuyết Minh1,, Nguyễn Thắng1, Nguyễn Văn Thống1, Nguyễn Thị Kim Xuyến1, Huỳnh Trương Phương Nghi1, Lương Tiểu Yến1, Phạm Thị Hồng Liên1

1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Thang đánh giá GDS, người cao tuổi, trầm cảm, đánh giá

Thang đánh giá trầm cảm người già được Yesavitch & cs (Mỹ) xây dựng vào năm 1982, để đánh giá trạng thái trầm cảm ở người già (65 tuổi trở lên) theo các đặc trưng thường thấy ở trầm cảm người già: lo lắng về cơ thể, cảm xúc đi xuống, suy giảm nhận thức, cảm giác bị phân biệt đối xử, mất động cơ, thiếu định hướng tương lai, và mất tự tin.

- Cấu trúc:

Thang đánh giá trầm cảm người già là bảng tự đánh giá gồm 30 đề mục, mỗi đề mục được trả lời Đúng hoặc Không đúng, được yêu cầu trả lời về tình trạng của bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần trước thời điểm đánh giá.

2. CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân rối loạn trầm cảm > 65 tuổi

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân loạn thần

4. CHUẨN BỊ

Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.

- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:

+ Tính điểm theo bảng khóa của trắc nghiệm.

+ Tổng điểm từ 0 đến 30 điểm.

+ Mức độ tính điểm như sau:

Không có trầm cảm: 0 – 9 điểm;

Trầm cảm nhẹ: 10 – 19 điểm;

Trầm cảm nặng: 20 – 30 điểm.

6. THEO DÕI

- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.

- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.

7. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Brink TL, Yesavage JA, Lum O, Heersema P, Adey MB, Rose TL: Screening tests for geriatric depression. Clinical Gerontologist 1: 37-44, 1982.

- Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, Lum O, Huang V, Adey MB, Leirer VO: Development and validation of a geriatric depression screening scale: A preliminary report. Journal of Psychiatric Research 17: 37-49, 1983.

Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm. Ở người cao tuổi, chứng trầm cảm thường biểu hiện bằng những nỗi lo lắng thái quá về ốm đau, bệnh tật. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ǎn và dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh.

Những biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, chán ǎn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ/chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.

Hiện nay, trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi, bệnh thường khó chẩn đoán, khó điều trị. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, có thể tham khảo và thực hiện bài test sau đây để có những đánh giá ban đầu.

Bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm ở người già (GDS)

Mỗi câu có 2 đáp án "Đúng" hoặc "Không đúng". Với đáp án "Đúng" sẽ được tính 1 điểm, đáp án "Không đúng" không tính điểm.

HOẶC làm bài test online đánh giá trầm cảm người già tại đây

STT

Đúng

Không đúng

1

Về cơ bản, tôi hài lòng với cuộc sống của mình

2

Hiện tại, tôi đã từ bỏ nhiều hoạt động và thú vui

3

Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật là trống rỗng tẻ nhạt

4

Tôi thường cảm thấy buồn chán

5

Tôi cảm thấy tương lai đầy triển vọng

6

Tôi thấy phiền muộn bởi có những ý nghĩ trong đầu không thể dứt ra được

7

Hầu hết thời gian tôi thấy thoải mái

8

Tôi sợ rằng có một điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình

9

Phần lớn thời gian tôi cảm thấy hạnh phúc

10

Tôi thường cảm thấy không tự lo liệu được

11

Tôi thường cảm thấy bồn chồn, bất an

12

Tôi thích ở nhà hơn là đi ra ngoài và làm việc gì đó

13

Tôi thường thấy lo lắng về tương lai

14

Tôi cảm thấy mình có nhiều vấn đề về trí nhớ hơn hầu hết những người có cùng độ tuổi

15

Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại thật là tuyệt vời

16

Tôi cảm thấy chán nản và thất vọng

17

Tôi cảm thấy khá vô dụng trong tình trạng hiện tại

18

Tôi lo nghĩ nhiều về quá khứ

19

Tôi nhận thấy cuộc sống rất thú vị

20

Tôi thấy khó để bắt đầu những kế hoạch mới

21

Tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực

22

Tôi cảm thấy tình trạng của mình là tuyệt vọng

23

Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tốt hơn tôi

24

Tôi thường thấy bối rối cả với những việc nhỏ nhặt

25

Tôi thường cảm thấy muốn khóc

26

Tôi thấy khó tập trung chú ý vào một điều hoặc một hoạt động nào đó

27

Khi thức dậy vào buổi sáng tôi thấy sảng khoái

28

Tôi không thích những chỗ hội họp đông người

29

Tôi dễ dàng đưa ra các quyết định

30

Trí óc tôi vẫn minh mẫn như trước kia

Kết quả đánh giá trầm cảm ở người già

Mỗi câu lựa chọn "Đúng" được tính 01 điểm. Tổng điểm tối đa của thang đánh giá là 30.

  • Nếu tổng điểm từ 0 - 9 điểm: Bình thường
  • Nếu tổng điểm 10 - 19: Trầm cảm nhẹ
  • Nếu tổng điểm >= 20: Trầm cảm nặng

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.

Các biện pháp điều trị trầm cảm cho người già hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.

1. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát.

Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Để thuận tiện cho việc thăm khám và tư vấn, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà.

2. Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ chẳng hạn cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.