Tam quy 2 hà tân hà chung tỉnh thanh hóa

- Là thị trấn trực thuộc huyện, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Hà Trung. Có chức năng là đầu mối giao thương, dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đô thị loại III trong tương lai.

2. Quan điểm thiết kế, định hướng phát triển

- Tôn trọng và kế thừa các định hướng hợp lý của đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt. Phân tích đánh giá các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư trong khu vực, đồng thời cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt nhằm định hướng quy hoạch chung Đô thị Hà Trung đáp ứng các yêu cầu mới đề ra;

- Không làm thay đổi mới về định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị đối với khu vực đô thị trước đây, kết nối hài hòa về không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đối với khu vực mở rộng;

- Lựa chọn khu vực phát triển đô thị, khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất thuận lợi để xây dựng nhằm tạo ra các nguồn lực phát triể, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển bền vững;

- Gắn phát triển với bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm họa ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa, lịch sử đặc trưng của địa phương

3. Quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn

3.1. Quy mô đất quy hoạch xây dựng đô thị theo từng giai đoạn.

Khu vực lập quy hoạch là khu vực có tính chất đặc thù [là khu vực nông thôn được nghiên cứu sáp nhập vào đô thị] do đó chỉ tiêu đất đơn vị ở và đất dân dụng hiện trạng đã vượt bình quân khoảng 1,5÷2,5 lần so với QCVN01:2019/BXD Nguyên nhân chủ yếu của việc chỉ tiêu đất đơn vị ở và đất dân dụng hiện trạng vượt chỉ tiêu so với Quy chuẩn là do diện tích đất ở nông thôn [gồm đất thổ cư và đất vườn liền kề] của các hộ rất lớn, đồng thời không phân tách chi tiết được 2 loại đất này riêng biệt.

Trên cơ sở văn bản số 1253/BXD ngày 16/04/2021 của Bộ Xây dựng. UBND huyện Hà Trung đã tính toán chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch như sau: Chỉ áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng, đất đơn vị ở theo QCVN01:2019/BXD cho các khu vực phát triển mới, tính toán cho dân cư phát triển mới tại các đô thị. Đối với các khu vực hiện hữu trong đô thị, khu vực làng xóm đô thị hóa, không áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng, đất đơn vị ở theo QCVN01:2019/BXD.

Tổng diện tích toàn khu 1.794 ha bao gồm:

- Đất xây dựng đô thị: 924,05 ha, trong đó:

+ Đất dân dụng hiện trạng: 263,88 ha;

+ Đất dân dụng quy hoạch mới: 226,04 ha;

+ Đất ngoài dân dụng: 434,13 ha;

- Đất khác: 869,95 ha.

* Các chỉ tiêu chính đạt được của đồ án:

- Đất dân dụng quy hoạch mới: 226,04 ha, đạt chỉ tiêu 99,02 m2/người.

- Đất đơn vị ở phát triển mới: 120,42 ha, đạt chỉ tiêu 52,73 m2/người.

- Đất công cộng đô thị: 25,83 ha; đạt chỉ tiêu 6,45 m2/người [25,83ha/40.000 người].

- Đất cây xanh đô thị: 24,68 ha, đạt chỉ tiêu 6,17 m2/người.

3.2. Đất cơ quan Hành chính, chính trị, cơ quan:

- Các công trình Hành chính, chính trị, cơ quan cấp huyện: bao gồm Huyện ủy, HĐND-UBND, văn phòng các cơ quan chuyên ngành [Thuế, Thi hành án, Tòa án, Viện kiểm sát…] có vị trí dọc Quốc lộ 1 và dọc trục đường chính được giữ nguyên quy mô và vị trí đảm bảo việc hoạt động trước mắt. Giai đoạn sau từng bước chuyển khu trung tâm hành chính – chính trị huyện và các cơ quan cấp huyện về khu vực phía Đông xã Yến Sơn, nhằm xây dựng trung tâm đô thị loại III trong tương lai gắn với các công trình trung tâm Văn hóa thể dục thể thao, Quảng trường, công viên…[theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung]. Diện tích khối cơ quan hành chính, chính trị mới khoảng 29,16 ha.

- Các công trình Hành chính, chính trị, cơ quan cấp đô thị: diện tích khoảng 1,63 ha: Công sở thị trấn Hà Trung, xã Yến Sơn được giữ nguyên vị trí. Công sở xã Hà Lâm cũ được chuyển đổi thành trường Mầm non xã Yến Sơn, Công sở xã Hà Phong cũ được chuyển đổi thành đất trường mầm non thị trấn mở rộng.

3.3. Đất giáo dục, y tế:

+ Giáo dục:

- Giữ nguyên quy mô, vị trí các trường hiện có từ trường mầm non đến trường Phổ thông cơ sở. Từng bước cải tạo chỉnh trang về công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ đảm bảo quy mô trường chuẩn. Chuyển đổi khu công sở xã Hà Lâm cũ thành trường Mầm non Yến Sơn. Bố trí mới 2 trường tại khu vực phía Đông thị trấn và 1 trường tại khu vực Tây Bắc Đò Lèn theo hình thức xã hội hóa giáo dục với loại hình trường liên cấp.

- Di chuyển trường THPT Hoàng Lệ Kha về vị trí phía Đông đồi Phú Nham, quy mô diện tích khoảng 3ha, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Y tế:

- Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung được mở rộng và nâng quy mô phục vụ lên 500 giường, diện tích khoảng 3,45 ha.

- Trạm y tế của thị trấn Hà Trung và xã Yến Sơn được giữ nguyên vị trí, cải tạo các công trình nhằm đảm bảo nhu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư.

3.4. Đất văn hóa, thể thao:

Tổng diện tích khoảng 21,86 ha. Bao gồm:

- Khu trung tâm thể thao cấp huyện hiện có bao gồm các công trình: nhà thi đấu, bể bơi... tại khu vực xã Hà Bình, các công trình này trước mắt giữ nguyên vị trí và quy mô. Từng bước xây dựng khu trung tâm thể thao mới [là trung tâm thể thao đô thị loại III trong tương lai] gắn với khu trung tâm hành chính, chính trị đô thị mở rộng tại khu vực phía Đông xã Yến Sơn. Diện tích đất thể thao khoảng 6,64 ha.

- Khu trung tâm văn hóa [đô thị loại III] được quy hoạch tại khu vực phía Đông xã Yến Sơn gắn với quảng trường văn hóa. Diện tích đất văn hóa 15,22ha.

- Khu văn hóa, thể thao cấp thị trấn được phát triển trên cơ sở trung tâm văn hóa các xã, thị trấn trước khi sáp nhập. Các khu văn hóa thể thao cấp đô thị được xác định là hạt nhân để phát triển đời sống văn hóa của huyện Hà Trung, đồng thời tạo nên các không gian trung tâm đô thị đẹp, khang trang, làm điểm nhấn cho toàn đô thị.

3.5. Đất dịch vụ thương mại:

Chợ Phong Vân [chợ Hạng 3] được giữ nguyên vị trí cũ được cải tạo mở rộng và chợ Thị Trấn được giữ nguyên vị trí, cải tạo mở rộng nhằm đắp ứng nhu cầu phục vụ. Di chuyển chợ Lèn [chợ Hạng 1] có diện tích đất chợ khoảng 2,59 ha tại khu vực phía Đông Quốc lộ 1 là chợ đầu mối kết hợp với hệ thống dịch vụ thương mại là động lực để phát triển trung tâm mới đô thị, phục vụ cho khu vực phát triển mở rộng và khu vực phía Đông thị trấn.

Các công trình dịch vụ thương mại, dịch vụ tổng hợp đô thị dự kiến được bố trí dọc Quốc lộ 1, đường 217 kéo dài các khu vực dọc các tuyến đường chính và các khu vực thuận lợi. Với các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng...

3.6. Đất đơn vị ở:

Cả đô thị được hoạch định thành 3 đơn vị ở hoàn chỉnh với dân số 40.000 người

+ Đơn vị ở số 1: Tại khu vực phía Đông Bắc thị trấn [Khu vực phía Bắc Quốc lộ 217 kéo dài ] được giới hạn từ khu vực phía Đông Quốc lộ 1 và phía Bắc Quốc lộ 217 kéo dài, quy mô diện tích khoảng 700ha.

+ Đơn vị ở số 2: [Khu vực phía Nam Quốc lộ 217 kéo dài ] được giới hạn từ khu vực phía Đông Quốc lộ 1 và phía Nam Quốc lộ 217 kéo dài, quy mô diện tích khoảng 700ha.

+ Đơn vị ở số 3: [Khu vực phía Tây Quốc lộ 1], quy mô diện tích khoảng 624ha.

- Đất đơn vị ở mới: Chủ yếu tập trung phát triển phía Đông, Đông Bắc và phía Tây Nam. Khu vực Đông được tổ chức theo mô hình nhà ở sinh thái với nhà ở kiểu biệt thự kết hợp cây xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng xã hội. Khu vực phía Đông Bắc và Tây Nam được phát triển theo mô hình đô thị truyền thống với nhà ở liên kế và nhà ở kiểu biệt thự gắn với khuông viên cây xanh thể dục thể thao.

- Dân cư cũ: Ổn định các thôn hiện có, cải tạo, xen cư, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, cấp thoát nước và VSMT đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại V dần đồng bộ với khu dân cư phát triển mới.

- Dân cư tái định cư sẽ được tổ chức, bố trí tại các vị trí khu ở mới thích hợp khi có dự án đầu tư cụ thể cần phải giải phóng mặt bằng.

Tổng diện tích đất đơn vị ở khoảng 318,83 ha trong đó đất đơn vị ở hiện trạng cải tạo khoảng 198,41 ha. Đất đơn vị ở mới khoảng 120,42 ha.

3.7. Đất cây xanh, công viên:

- Xây dựng 7 khu công viên cây xanh mới, tập trung, bố trí phân tán theo các khu dân cư đô thị đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ.

- Khu vực dọc kênh thoát nước được cải tạo mở rộng kết hợp với hệ thống hồ điều hòa với hình thức cảnh quan cây xanh mặt nước, là khu vực lõi trống, không gian mở đô thị. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí cho dân cư trong khu vực và các khu lân cận. Bên cạnh đó bố trí các khu vườn hoa, công viên nhỏ trong các khu dân cư đảm bảo nhu cầu sử dụng cũng như cải thiện môi trường cảnh quan vi khí hậu trong khu dân cư. Tổng diện tích khoảng 24,68 ha.

- Các khu nghĩa địa được đóng cửa, không mở rộng và mai táng thêm, từng bước cải tạo theo mô hình công viên nghĩa trang.

3.8. Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tổng diện tích đất cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 120,99 ha bao gồm:

- Giữ nguyên quy mô cụm công nghiệp Hà Phong 1, quy mô 10 ha.

- Mở rộng cụm công nghiệp Hà Phong II, quy mô khoảng 74 ha trên địa bàn thị trấn Hà Trung xã Yến Sơn và xã Hà Đông.

- Bố trí cụm công nghiệp Yến Sơn tại khu vực phía Đông xã Yến Sơn [theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung]. Quy mô khoảng 62,63 ha. Di chuyển công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa về khu vực phía Bắc cụm Công nghiệp Yến Sơn. Khu vực nhà máy thuốc lá được chuyển đổi thành đất đơn vị ở.

Thu hút phát triển công nghiệp nhẹ với các loại hình công nghiệp sạch, công nghệ cao không gây ô nhiễm môi trường.

3.9. Các công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Bến xe: Bố trí bến xe tại khu vực phía Nam đường Tỉnh 508, diện tích khoảng 1,76 ha.

- Đất nghĩa trang: Sử dụng khu nghĩa trang tập trung cho vùng thị trấn Hà Trung tại khu vực phía Tây Nam đô thị. S=15ha tại khu vực xã Hà Ngọc. Trong khu vực thị trấn không bố trí thêm khu nghĩa trang. Toàn bộ khu nghĩa trang hiện tại sẽ được khoanh vùng, đóng cửa và dần chuyển sang khu đất quy hoạch nghĩa trang của vùng. Khi có điều kiện sẽ cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất cây xanh.

Khu nghĩa trang tập trung cần phải được lập dự án đầu tư xây dựng, phân khu chức năng [hung táng, cát táng], trồng cây xanh vườn hoa, đường đi...vv. tạo ra một khu công viên văn hoá tâm linh đẹp, trang trọng.

*Đất dự phòng phát triển: Chủ yếu trên đất nông lâm nghiệp còn lại, sẽ được sử dụng phát triển đô thị trong tương lai.

- Khi chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng, đất dự phòng phát triển này vẫn được sản xuất bình thường [giữ nguyên trạng] nhằm đáp ứng cho đầu tư sau này, tránh lãng phí.

4. Định hướng phát triển không gian đô thị

4.1. Hướng phát triển đô thị

- Thị trấn Hà Trung phát triển trên cơ sở các trục không gian chủ đạo như Quốc lộ 1, Quốc lộ 217, đường tỉnh 508 và hệ thống các tuyến đường Bắc Nam, Đông Tây qua đô thị

- Hướng phát triển của đô thị: Phát triển về phía Đông và phía Tây Nam trên cơ sở quy hoạch mới tuyến giao thông và quỹ đất thuận lợi xây dựng.

- Khu ổn định cải tạo nâng cấp: Khu vực giới hạn thị trấn hiện tại và các khu vực dân cư các thôn mở rộng [dọc Quốc lộ 1], cải tạo nâng cấp HTKT – XH đáp ứng tốt hơn chất lượng cuộc sống.

- Bố trí cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới tại khu vực phía Đông xã yến Sơn.

- Khu vực sản xuất nông nghiệp: Phát triển khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực phía Nam, phí Tây Nam thị trấn.

4.2. Phạm vi, quy mô, mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng phát triển các khu chức năng đô thị

  1. Khu đô thị hiện trạng, cải tạo: Bao gồm các khu dân cư hiện trạng và các khu chức năng hiện có chủ yếu tập trung dọc Quốc lộ 1 và dọc các tuyến đường chính. Tổng dân cư [gồm dân cư hiện có] khoảng 17.173 người. Đây là khu vực trung tâm tập trung các cơ quan hành chính chính trị, văn hóa, giáo dục thể thao và dân cư đô thị hiện hữu, hệ thống hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh. Trong kỳ quy hoạch khu vực này tập trung chủ yếu nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư này gồm [giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, vệ sinh môi trường...vv] Nhằm nâng cao dần chất lượng sống cho các khu dân cư, đáp ứng yêu cầu phát triển sau này.
  1. Khu phát triển mới: Phía Đông Bắc thị trấn và khu vực phía Tây Nam thị trấn. Dân cư khoảng 23.000 người cho các khu vực phát triển mới. Khu vực phía Đông có vị trí thuận lợi nằm gần các tuyến đường chính. Phát triển đô thị tại khu vực này theo hình thức khu đô thị sinh thái với loại hình nhà ở kiểu biệt thực kết hợp với cây xanh sân vườn, hồ nước... Các công trình công cộng trong khu vực phải có hình thức kiến trúc hiện đại, hài hòa tạo được điểm nhấn cho khu vực.

Khu vực phía Đông Bắc, Tây Nam thị trấn được phát triển theo hình thức khu đô thị truyền thống với loại hình ở là nhà ở kiểu liên kế và nhà ở kiểu biệt thự kết hợp với công viên cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội. Khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở có vườn với hình thức kiến trúc truyền thống nhằm tạo cho đô thị có không gian kiến trúc đặc trưng, hấp dẫn, mô hình đô thị xanh, sạch, đẹp, môi trường trong lành, bền vững.

  1. Khu vực dự trữ phát triển đô thị: Khu vực đất nông nghiệp còn lại

4.3. Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan

* Kiến trúc công trình trụ sở cơ quan:

+ Các công trình trụ sở cơ quan của đô thị cần phải xây dựng lại theo hình thức hợp khối liên cơ quan, với tầng cao từ 2 tầng trở lên; Xoá bỏ nhà một tầng cấp 4 để tạo bộ mặt kiến trúc công trình bề thế, hiện đại vừa đảm bảo về hiệu quả sử dụng vừa tạo điểm nhấn cho khu trung tâm đô thị và tiết kiệm đất, dành đất cho xây dựng các khu chức năng khác theo nhu cầu phát triển của đô thị như: Xây dựng nhà ở của cán bộ công nhân viên, các trụ sở cơ quan hành chính kinh tế, dịch vụ, vườn hoa, cây xanh, sân vườn...

* Kiến trúc công trình công cộng:

+ Phải phù hợp với yêu cầu hoạt động đa dạng của cộng đồng dân cư. Hình thức kiến trúc phong phú và hài hoà với không gian chung, khai thác các yếu tố văn hoá truyền thống. Một số công trình như nhà văn hoá, câu lạc bộ thể thao, chợ. Công trình dịch vụ thương mại, dịch vụ tổng hợp không những phải thoả mãn nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân mà còn phải thể hiện sắc thái tiêu biểu của địa phương.

* Kiến trúc nhà ở:

+ Nhà ở xây dựng trên các trục phố chính và trong khu trung tâm phải xây dựng 2 tầng trở lên. Hình thức kiến trúc có thể phong phú đa dạng, song phải đảm bảo tuân thủ quy định về chỉ giới xây dựng, đường đỏ, thống nhất về chiều cao tầng, vật liệu hoàn thiện, màu sắc và quy định về mỹ quan của kiến trúc đường phố.

+ Nhà ở xây dựng sau các lô phố, cần khai thác hình thức, kiến trúc truyền thống kết hợp với hiện đại và cây xanh tạo thành các khu nhà ở sinh thái chất lượng cao.

+ Các khu ở cũ được cải tạo, chỉnh trang, xen cấy nâng cao mật độ trên cơ sở hiện trạng, bổ sung hệ thống cơ sở hạ tầng, sân chơi, vườn hoa cây xanh, từng bước cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiện nghi đô thị.

* Kiến trúc công trình sản xuất kinh doanh :

Các công trình khu vực sản xuất kinh doanh tập trung xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn PCCC và vệ sinh môi trường đô thị cần phải tạo được hình thức kiến trúc đơn giản nhưng hài hoà với không gian kiến trúc dân dụng đô thị.

- Các khu chức năng cần phải được xây dựng thành cụm công trình, tạo bộ mặt khang trang cho đô thị, tránh xây dựng đơn lẻ, hình thức kiến trúc phải phong phú và hài hoà với cảnh quan, tăng cường trồng cây xanh trong các cụm công trình để hài hoà với môi trường và thiên nhiên.

- Không gian kiến trúc của thị trấn Hà Trung được nhấn mạnh hệ thống các công trình xã hội trong khu trung tâm. Các công trình này cần phải được xây dựng từ 3 tầng trở lên, hình thức kiến trúc đẹp tạo điểm nhấn cho toàn đô thị.

- Các khu ở mới chủ yếu theo dạng nhà ở chia lô và nhà ở có vườn theo quy hoạch có kiến trúc đồng bộ, hiện đại.

- Tận dụng và khai thác tối đa cây xanh mặt nước hiện có để gắn kết các khu chức năng của đô thị.

- Trục không gian chính đô thị: Đây là các trục quan trọng hình thành nên bộ mặt của đô thị, cần quan tâm đến việc tổ chức các chủng loại cây trồng dọc đường, đèn chiếu sáng, hệ thống biển quảng cáo, biển báo dẫn hướng người đi bộ; mầu sắc, hình khối công trình; kiến trúc và hình thức hàng rào.

5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

5.1. Định hướng phát triển giao thông

  1. Giao thông đường bộ

- Các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới trên cơ sở tận dụng các tuyến đường hiện trạng, kế thừa định hướng của quy hoạch thị trấn cũ. Cập nhật các định hướng của các quy hoạch có liên quan: Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, đảm bảo tính hệ thống. Xây dựng mạng lưới giao thông hiện đại, chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và phục vụ đời sống của nhân dân.

- Kết nối đồng bộ hạ tầng với hệ thống giao thông của quy hoạch các khu vực xung quanh. Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống đường đô thị; đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.

* Giao thông đối ngoại - trục chính đô thị

- Quốc lộ 1: Giữ hướng tuyến và quy mô mặt cắt ngang hiện tại; mở rộng, hoàn thiện hè phía Đông; quy mô mặt cắt [MCN 3-3] 28m - 30,0m, trong đó: mặt đường 2x10,0m; phân cách giữa 1,0m; hè phía Tây + khoảng cách đến rào đường sắt 3,0m; vỉa hè 5,0m.

- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 217 hiện trạng [MCN 9-9]: lòng đường 2x7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 25,0m.

- Xây dựng tuyến Quốc lộ 217 kéo dài về phía Đông; đóng vai trò trục trung tâm đô thị hướng Đông - Tây với quy mô [MCN 1-1]: lòng đường 2x10,5m; phân cách giữa 5,0m; khoảng cách ly 2x3,0m; lòng đường gom 2x7,5m; hè 2x6,0m; CGĐĐ = 59,0m.

- Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 527C, 508 đạt tiêu chuẩn đường đô thị [MCN 9-9]: lòng đường 2x7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 25,0m.

- Xây dựng các trục chính thị trấn hướng Đông - Tây, Bắc - Nam với quy mô mặt cắt ngang từ 35,0m đến 38,0m.

- Các tuyến đường liên khu vực đô thị có quy mô mặt cắt ngang [MCN 9-9]: lòng đường 2x7,5m; hè 2x[5,0-6,0]m; CGĐĐ = 25,0m-27,0m.

* Giao thông đối nội

- Đối với khu vực phát triển mới: Trên cơ sở bộ khung là các tuyến giao thông chính ở trên, xây dựng các tuyến đường khu vực đô thị, đường nội bộ theo dạng ô bàn cờ, với quy mô mặt cắt ngang như sau:

+ Mặt cắt 10-10: lòng đường 12,0m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 22,0m;

+ Mặt cắt 11-11: lòng đường 10,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 20,5m;

+ Mặt cắt 12-12: lòng đường 7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 17,5m;

- Đối với khu vực cũ: cải tạo, mở rộng hệ thống đường bê tông, cấp phối hiện có đạt tiêu chuẩn đường đô thị, với quy mô mặt cắt nền đường 13,5m trở lên.

* Giao thông tĩnh, giao thông công cộng

- Bố trí bến xe tại khu vực phía Nam đường Tỉnh 508, diện tích khoảng 2, 3 ha. Ngoài ra là hệ thống bãi đỗ xe được xây dựng kết hợp với các khu vực chức năng đô thị, tùy theo nhu cầu cụ thể; đảm bảo tiêu chuẩn.

- Tiếp tục khai thác, nâng cấp các tuyến xe bus hiện có. Nghiên cứu phát triển các tuyến bus mới, tăng cường kết nối thị trấn với các khu vực trọng điểm trong tỉnh như Tp. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Nga Sơn, Thạch Thành.

  1. Giao thông đường sắt

- Giữ nguyên tuyến đường sắt Bắc Nam hiện tại. Định hướng nâng cấp, hiện đại hóa tuyến; dần xóa bỏ các đường ngang dân sinh. Cầu đường sắt qua sông Lèn có thông số kỹ thuật đảm bảo cấp 3 ĐTNĐ sông Lèn.

- Tuyến đường sắt tốc độ cao: Căn cứ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam do Bộ Giao thông Vận tải lập, phương án hướng tuyến qua đô thị chạy phía Tây Quốc lộ 1. Dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ lớn nhất là 320km/h.

Quản lý đảm bảo phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông 2 tuyến đường sắt qua thị trấn Hà Trung căn cứ theo Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

  1. Giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ định hướng tại Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [phê duyệt tại Quyết định số 4804/QĐ-UBND ngày 03/12/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa]:

- Nâng cấp tuyến ĐTNĐ sông Lèn đoạn qua khu vực lập quy hoạch từ quy mô cấp 4 ĐTNĐ lên cấp 3 ĐTNĐ, đảm bảo tàu thuyền có trọng tải đến 300 tấn đi lại.

- Xây dựng mới cụm cảng Đò Lèn trên sông Lèn: cảng tổng hợp, tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm, tàu trọng tải tối đa 1000 tấn có thể lưu thông.

5.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật

5.2.1. Định hướng san nền xây dựng

- Trên cơ sở cao độ khống chế mặt đường của các tuyến đường, cao độ hiện trạng khu dân cư hiện có của khu vực nghiên cứu quy hoạch, căn cứ vào tài liệu điều tra thực trạng khu vực quy hoạch xây dựng.

- Kết hợp hài hoà cao độ nền khu dân cư hiện trạng và cao độ nền của khu đất quy hoạch xây dựng mới.

  1. Khu vực trong đê sông Lèn

- Cao độ khống chế nền xây dựng toàn khu vực nghiên cứu trong đê: H = 3,0m.

- Đối với các khu vực đã xây dựng ổn định như các cơ quan hành chính, các khu dân cư dọc các tuyến đường chính, giữ nguyên cao độ nền hiện trạng. Các khu vực xây dựng mới cần tôn nền đến cao độ khống chế và đảm bảo hài hoà với nền khu vực xung quanh, không làm ảnh hưởng đến thoát nước chung của toàn khu vực.

- Đối với khu vực xây dựng mới hoàn toàn, khi mở rộng ranh giới thị trấn: do khu vực này có nền thấp trũng có cao độ biến thiên từ 1,5m đến 1,9m cần tôn nền đến cao độ H = 3,0m để tránh ngập nội đồng và gắn kết với nền hiện trạng đã xây dựng.

  1. Khu vực ngoại đê sông Lèn

- Cao độ khống chế nền xây dựng khu vực ngoài đê: H = 6,0m. các khu vực xây dựng mới cần tôn nền đến cao độ H = 6,0m để tránh ngập lụt do sông Lèn gây ra vào mùa lũ với mức nước ngập H=5,5m.

5.2.2. Định hướng hệ thống thoát nước mưa

  1. Giải pháp thiết kế thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa của khu vực được được lập trên cơ sở địa hình và hiện trạng các công trình đầu mối tiêu thoát, tưới tiêu kết hợp của ghành thủy lợi, quy hoạch san nền cũng như căn cứ vào chức năng của khu đô thị, các tuyến đường.

- Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống thoát nước riêng tự chảy. Hệ thống thoát nước mưa đảm bảo phù hợp với tình hình các khu dân cư đã có, công trình công cộng hiện trạng, quy hoạch các khu chức năng và các dự án liên quan.

- Lưu vực và hướng thoát nước mưa: Căn cứ địa hình tự nhiên và hiện trạng xây dựng chia làm 2 lưu vực

+ Lưu vực 1: phía Tây Quốc lộ 1A. Có 2 hướng thoát chính

Hướng 1: Thoát sang phía Đông

Nước mưa theo hệ thống mương dọc các tuyến đường, thoát ra kênh tiêu chảy qua các cống Ba Khe [kênh Ba Khe], cống Lấp [kênh tiêu phía Bắc trạm 110KV Hà Trung], Đồng Con [kênh tiêu Hà Đông] chảy qua Quốc lộ 1A đổ xuống sông Chiếu Bạch, chảy đến cống Phủ, cống Tây, cống Chuế Cầu, thoát ra sông Lèn.

Hướng 2: Thoát xuống phía Nam

Nước mưa theo hệ thống mương dọc các tuyến đường, thoát ra kênh tiêu Đông Ngọc [Ngòn Na] ở phía Nam chảy qua các cống Na, cống trạm bơm Hà Ngọc, thoát ra sông Lèn.

+ Lưu vực 2: phía Đông Quốc lộ 1A. Có 2 hướng thoát chính

Hướng 1: Thoát xuống phía Nam

Nước mưa theo hệ thống mương dọc các tuyến đường, thoát ra kênh tiêu nội đồng phần lớn đã được cải dịch, chảy ra cống Phủ, cống trạm bơm cống Phủ, cống Tây, thoát ra sông Lèn.

Hướng 2: Thoát xuống phía Đông Nam

Nước mưa theo hệ thống mương dọc các tuyến đường, thoát ra kênh tiêu nội đồng phần lớn đã được cải dịch, chảy ra cống Chuế Cầu, thoát ra sông Lèn.

  1. Tính toán hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa cho khu vực được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn như được quy định trong Tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài và công trình TCVN 51-1984:

  1. Giải pháp cấu tạo hệ thống thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa dự kiến là hệ thống thoát nước tự chảy kết hợp với các công trình đầu mối của hệ thống tiêu thoát thủy lợi hiện có, độc lập với hệ thống thoát nước thải.

- Hệ thống cống thoát nước được thiết kế với độ dốc i ≥ imin. Vận tốc thiết kế đối với cống bê tông cốt thép Vmax = 7m/s.

- Do đô thị nằm trong vùng chiêm trũng, gần cửa biển, là phân lưu lớn của sông Mã, cho nên mạng lưới thoát nước được dự kiến là mương nắp đan. Tất cả các trục đường bố trí hai tuyến mương nắp đan thoát nước mưa chạy sát hai bên lề đường, nhằm đảm bảo không phải đào cắt ngang đường khi sửa chữa, nạo vét.

5.3. Quy hoạch cấp nước

5.3.1. Nguồn nước cấp cho khu vực

Căn cứ Quyết định số 4495/2016/QĐ-UB, ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Nguồn nước cấp cho thị trấn là sông Lèn.

Căn cứ Quyết định số 5132/QĐ-BNN-XD, ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt TKKT-dự toán Tiểu dự án thủy lợi sông Lèn thuộc dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu[KEXIM1]. Nội dung đắp đập sông Lèn.

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-UBND, ngày 26/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045. Nguồn nước cấp cho thị trấn là sông Lèn.

Theo quy hoạch vùng huyện Hà Trung giai đoạn đến năm 2030 công suất nhà máy nước thị trấn Hà Trung q=20.000m3/ng.đ, giai đoạn đến năm 2045 công suất nhà máy nước thị trấn Hà Trung q=34.000m3/ng.đ. Nguồn nước cấp cho thị trấn là sông Lèn. Nhưng do nước sông Lèn có những năm bị cạn kiệt cho nên để đảm cấp nước an toàn cho nhà máy nước đề nghị lấy nước tại sông Mã. Vị trí lấy nước trên dòng sông Mã tại ngã ba Bông có khoảng cách theo đường chim bay đến nhà máy nước khoảng 10km.

5.3.2. Hệ thống cấp nước

a - Nhà máy nước:

Dự án nhà máy nước: Hiện nay dự án Nhà máy nước thị trấn Hà Trung đang triển khai thiết kế tại phía Đông chợ Đò Lèn diện tích 2ha, công suất 6.000m3/ng.đ [giai đoạn 1 là Q = 4.000m3/ng.đ], nguồn nước lấy tại sông Lèn. Dựa án có diện tích mặt bằng nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu XD hiện tại và giai đoạn tiếp theo của thị trấn.

Quy hoạch mở rộng nâng công xuất dự án nhà máy nước giai đoạn 1 công suất Q = 20.000m3/ng.đ. Giai đoạn sau công suất Q = 34.000 m3/ngđ [theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung] cấp cho thị trấn Hà Trung và vùng phụ cận.

5.4. Quy hoạch cấp điện

  1. Nguồn điện, trạm biến áp:

- Tuân thủ cập nhật theo quy hoạch ngành điện lực tỉnh Thanh Hóa [đã được phê duyệt theo QĐ 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 và Quy hoạch chi tiết điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại QĐ số 2185/QĐ-BCT ngày 11/6/2018].

Hiện tại, huyện Hà Trung được cấp điện từ trạm 110KV Hà Trung [25+40MVA]. Đến năm 2025 Nâng cấp công suất trạm 110KVA lên [2x40]MVA110/35/22kV

- Cấp điện áp của các trạm biến áp phân phối được lựa chọn theo xu hướng phát triển lưới điện đô thị là 22/0,4kV và xen lẫn 35/0,4kV. Đối với khu vực cụm công nghiệp định hướng phát triển các trạm 35/0,4kV để đảm bảo truyền tải công suất lớn.

- Các trạm trong biến áp phụ tải của từng nhà máy tham gia vào cụm công nghiệp do bản thân nhà máy lựa chọn công suất.

  1. Mạng l­ưới điện cao áp, trung áp:

- Nắn chỉnh 1 phần hướng tuyến đường dây 110kV để không bị giao cắt với đường sắt cao tốc.

- Tiếp tục vận hành và phát triển lưới điện 35kV cấp điện cho các trạm biến áp phân phối, cụm công nghiệp. Tập trung phát triển lưới điện 22kV tại khu vực đô thị. Tuyến điện trung áp xây dựng mới có kết cấu tuyến như sau:

+ Đối với khu vực nội thị, khu đô thị mới đã quy hoạch ổn định đường trục chính dây dẫn tiết diện ≥ 185 mm2, đường nhánh dây dẫn tiết diện ≥ 95 mm2;

+ Đối với khu vực ngoại thị và nông thôn đường trục chính dây dẫn tiết diện ≥ 150 mm2, đường nhánh dây dẫn tiết diện ≥ 95 mm2;

+ Đối với khu vực nông thôn, miền núi đường trục chính dây dẫn tiết diện ≥ 120 mm2, đường nhánh dây dẫn tiết diện ≥70 mm2;

+ Tuyến điện thiết kế chủ yếu dọc theo cac đường giao thông.

- Nắn chỉnh, cải tạo hướng tuyến của đường dây 35kV lộ 373E9.4 cho phù hợp với quy hoạch mới để phục vụ cấp điện cho cụm công nghiệp mới và liên hệ mạch vòng với đường dây 35kV Nga Sơn.

- Nắn chỉnh, cải tạo hướng tuyến của đường dây 35kV lộ 371E9.4 cho phù hợp với quy hoạch mới để phục vụ cấp điện cho cụm công nghiệp mới và liên hệ mạch vòng với lộ 373E9.4.

- Nắn chỉnh, cải tạo hướng tuyến của đường dây 35kV lộ 376E9.4 cho phù hợp với quy hoạch mới để phục vụ cấp điện cho cụm công nghiệp phía Tây và cấp điện cho trạm TG Vĩnh Minh [huyện Vĩnh Lộc].

- Nắn chỉnh, cải tạo hướng tuyến của đường dây 22kV lộ 474E9.4, lộ 472E9.4 cho phù hợp với quy hoạch mới. Lưới điện 22kV tập trung phát triển phía Đông Quốc lộ 1 phục vụ cấp điện sinh hoạt và kinh doanh. Mạng điện trung áp 22kV được thiết kế thành mạng kín vận hành hở.

  1. Mạng lưới điện hạ áp, chiếu sáng:

- Phát triển lưới điện hạ thế gắn với các tuyến trung thế và trạm biến áp xây mới để cấp điện cho các khu dân cư, để đảm bảo chỉ tiêu đã đạt được là 100% hộ dân được sử dụng điện. Đối với công tác cải tạo lưới hạ thế, cần tiến hành từng bước thay thế các đường dây hạ thế đã cũ tuổi thọ lớn, dây dẫn có tiết diện quá nhỏ hoặc sử dụng các loại cột không đúng quy cách.

- Xây dựng lại các tuyến đường dây hạ thế hiện hữu không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Việc tính toán, lựa chọn thiết bị trên lưới trung thế và hạ thế, dựa trên cơ sở đảm bảo cung cấp điện cho từng phụ tải trong và sau quy hoạch ít nhất là 20 năm.

- Đường dây hỗn hợp trung thế và hạ thế được sử dụng dọc theo các tuyến đường có dân cư sinh sống nhằm giảm hành lang tuyến và vốn đầu tư.

- Cáp ngầm được thiết kế tại các khu vực trung tâm và các đường phố chính có quy hoạch ổn định để đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Tiết diện dây dẫn được lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp nhỏ hơn 5%.

- Bán kính cấp điện hạ thế của 1 trạm biến áp được chọn từ 100 - 300m [khu vực trung tâm] và 500 - 800m [khu vực nông thôn] tuỳ theo mật độ phụ tải cao hay thấp.

- Định hướng chiếu sáng đô thị: Áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 333: 2005 đối với các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị; Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN: 259: 2001 đối với đường, đường phố, quảng trường đô thị.

+ Hệ thống chiếu sáng được thiết kế phù hợp với cảnh quan môi trường, cảnh quan kiến trúc, tạo ra được các điểm nhấn. Thiết kế hệ thống điện cho quảng cáo, lễ hội không ảnh hưởng đến mạng lưới chiếu sáng chung của đô thị.

+ Các tuyến đường được chiếu sáng bằng đèn cao áp hiệu suất cao công suất [150-250]W- 220V hoặc đèn led hiệu suất cao. Cột đèn chiếu sáng dùng cột thép hoặc kết hợp với cột BTLT của đường dây cấp điện sinh hoạt tuỳ theo quy mô tính chất của từng tuyến đường. Đảm bảo độ chói trung bình đạt 0,8 - 1 Cd/m2.

5.5. Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động

Hạ tầng viễn thông là hạ tầng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, là hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; từng bước chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông [ICT] phục vụ chuyển đổi số theo kế hoạch số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

  1. Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thông

- Xu hướng hội tụ công nghệ hạ tầng mạng, các dịch vụ cung cấp và thiết bị đầu cuối là hướng phát triển tất yếu của nền công nghiệp viễn thông trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Mô hình mạng hội tụ cố định - di động FMC [Fixed-Mobile Convergence] với nguyên lý tích hợp, chia sẻ hạ tầng mạng [gồm mạng hữu tuyến và vô tuyến] để cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định và di động, trở thành mục tiêu phát triển chung của hầu hết các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Với mục tiêu nhằm cung cấp đa dịch vụ với nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao cho người sử dụng, mặt khác làm giảm chi phí vận hành, khai thác mạng. Để hướng tới mạng hội tụ FMC, một mạng lõi toàn IP [All IP] sẽ được phát triển dựa trên Phân hệ đa phương tiện IP IMS [IP Multimedia Subsystem] - đây là tiêu chuẩn quốc tế được xác định bởi dự án 3GPP/3GPP2 [Third Generation Partnership Project] của Liên minh viễn thông quốc tế [ITU]. Tiêu chuẩn này hỗ trợ khả năng truy nhập cho tất cả các công nghệ hiện nay bao gồm truy nhập di động [3G, 4G, 5G; Wifi] và cố định [cáp quang, cáp đồng]. Vì vậy, tiêu chuẩn IMS trở thành xu hướng then chốt để phát triển hạ tầng mạng viễn thông để tiến tới hội tụ giữa cố định và di động trong tương lai.

- Xu hướng Internet of Things [IoT]: Là một hệ thống các thiết bị đồ dùng được kết nối với nhau qua mạng Internet. Chúng có khả năng trao đổi và truyền tải thông tin, dữ liệu một cách hiệu quả, tiện lợi thông qua mạng Internet mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với thiết bị hay giữa người với người. Ở Việt Nam, IoT được coi là một xu thế công nghệ đầy tiềm năng có thể đem lại lợi ích to lớn. Việc khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước và nhiều lợi ích khác sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, IoT có tiềm năng được ứng dụng trong hàng loạt các lĩnh vực đang được xã hội quan tâm như: Giao thông, y tế, nông nghiệp, giáo dục…

- Xu hướng phát triển mạng viễn thông phát triển theo xu hướng hiện đại, rộng khắp làm cơ sở phát triển đô thị thông minh, kết nối các hệ thống xử lý, điều khiển thông minh; các hệ thống cảm biến, thu thập thông tin; hệ thống tương tác; các hệ thống phần mềm giúp quản lý hiệu quả đô thị, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan chính quyền. Ứng dụng công nghệ mới là nền tảng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bao gồm các hệ thống không thực - ảo [cyber-physical system], Internet vạn vật [IoT] và điện toán đám mây.

Trong giai đoạn tới, công nghệ viễn thông di động và cố định ở Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng chung của viễn thông toàn cầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng và phát triển nội tại của viễn thông trong nước. Trong đó, việc ứng dụng các công nghệ thông tin di động mới cung cấp tốc độ truy cập lớn, băng thông rộng như công nghệ 4G, 5G, các công nghệ tiếp theo sẽ được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Hạ tầng viễn thông cố định sẽ phát triển tiến tới mạng hội tụ thế hệ tiếp theo NGN/IMS; công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang sẽ triển khai hướng tới hạ tầng mạng truyền dẫn toàn quang; phát triển công nghệ FTTx rộng khắp cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định chất lượng cao, băng rộng đến từng cơ quan, tổ chức và các hộ gia đình.

  1. Xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông:

- Các dịch vụ cơ bản [Internet, thoại, phát thanh, truyền hình] sẽ phát triển dựa trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau [cố định, di động, công nghệ truy nhập vô tuyến]. Mạng Viễn thông truyền thống cung cấp hai loại hình dịch vụ: dịch vụ cơ bản [như thoại và tin nhắn] và dịch vụ truyền tải [như thuê kênh và truy cập Internet]. Các dịch vụ được cung cấp trên mạng Internet đa dạng, có tính kết nối cao được phổ cập rộng rãi bao gồm các ứng dụng OTT [Over-the-top app], dịch vụ nội dung thông tin và dịch vụ công nghiệp [như thương mại điện tử].

- Trong tương lai, thiết bị đầu cuối di động sẽ tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành “máy thông tin số”, được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc… Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ Viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.

  1. Mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông:

Trong thời gian tới, hệ thống cáp viễn thông tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư, phát triển theo hướng cáp quang hóa nhằm triển khai các dịch vụ viễn thông chất lượng cao như: Truyền hình IPTV, Internet băng rộng, truyền số liệu, điện thoại cố định,… Để đảm bảo an toàn mạng lưới và mỹ quan, yêu cầu phải ngầm hóa mạng cáp viễn thông nhằm phù hợp, đồng bộ và tuân thủ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Việc triển khai ứng dụng các công nghệ thông tin di động thế hệ thứ tư 4G, 5G và thế hệ mới sau 5G sẽ trở nên phổ biến và rộng rãi trên toàn quốc; sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử - viễn thông ngày càng mang lại nhiều sản phẩm thiết bị hạ tầng mạng có kích thước nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng tiên tiến. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng đô thị, phát triển công nghệ đòi hỏi việc đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông phải đảm bảo đồng bộ, an toàn, mỹ quan đô thị. Vì vậy, hạ tầng thông tin di động sẽ có những chuyển biến để phù hợp với các xu hướng phát triển trên. Các trạm BTS sẽ được xây dựng theo xu hướng các trạm không cồng kềnh, ngụy trang, thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo yêu cầu về mỹ quan.

  1. Mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông thụ động:

- Nâng cấp dung lượng các tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng trong tương lai.

- Tổ chức kết nối thành các Ring hợp lý, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng mạng băng rộng cáp quang trên địa bàn phủ đến 100% hộ gia đình.

- Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet băng thông rộng di động 4G/5G đến mọi người dân; phát triển viễn thông đi đôi với đảm bảo An ninh - Quốc phòng, an ninh thông tin, an toàn mạng lưới, đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị.

  1. Tính toán nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông với chỉ tiêu sau:

- Thuê bao cố định, Internet, truyền hình qua mạng viễn thông băng thông rộng: đạt 01 đường dây thuê bao/01 hộ dân.

Vậy trung bình 25 dây truyền các loại thuê bao/100 dân.

Dự báo dung lượng thuê bao đến năm 2035 tới các hộ dân:

40.000*25/100 dân = 10.000 đường dây thuê bao.

Dự báo dung lượng thuê bao đến năm 2035 tới các doanh nghiệp, dịch vụ thương mại 30% dung lượng tới các hộ: 10.000*30% = 3.000 đường dây thuê bao.

Vậy tổng dung lượng đường dây thuê bao của toàn khu vực là: 13.000 đường dây thuê bao các loại.

  1. Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động:

* Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng:

Tiếp tục duy trì nâng cấp khang trang các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các bưu cục cấp II, Cấp IIII, các điểm BĐ-VH xã, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng phục vụ cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân trên địa bàn.

* Hạ tầng viễn thông:

- Mạng điện thoại cố định, Internet cố định: Với nhu cầu dự báo nhu cầu thuê bao điện thoại cố định, Internet băng thông rộng cố định, truyền hình qua mạng viễn thông trong khu vực nghiên cứu cần đầu tư nâng cáp trạm truy nhập quang [AON, PON]; xây dựng các tuyến cáp quang ngầm dọc các tuyến giao thông từ trạm trung tâm thị trấn về trạm truy nhập quang trong khu vực nghiên cứu.

- Mạng thông tin di động: Trong thời gian tới, việc triển khai ứng dụng các công nghệ thông tin di động thế hệ thứ tư 4G/5 G và thế hệ mới sau 5G sẽ trở nên phổ biến và rộng rãi trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng đô thị, phát triển công nghệ đòi hỏi việc đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác mạng lưới viễn thông phải đảm bảo đồng bộ, an toàn, mỹ quan đô thị. Vì vậy cần phải đầu tư xây dựng các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động thân thiện với môi trường, dùng chung cho các doanh nghiệp viễn thông trong khu vực nghiên cứu. Phạm vi bán kính phủ sóng của 01 trạm từ 300 đến 500 m, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ thông tin di động băng thông rộng tốc độ cao, xây dựng cột ăng ten thân thiện với môi trường.

- Mạng truyền dẫn:

+ Sử dụng cáp quang Singlemode [SM] có đường kính core khá nhỏ [khoảng 9µm], sử dụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá lớn. SM thường hoạt động ở 2 bước sóng [wavelength] 1310nm, 1550nm. Cáp quang Singlemode truyền được dữ liệu với khoảng cách rất xa, được các đơn vị viễn thông sử dụng để truyền dữ liệu trong các hệ thống thông tin.

+ Đối với các tuyến cáp từ tổng đài vệ tinh đến các tủ cáp [cáp chính], sử dụng các sợi cáp quang dung lượng từ 24 – 48 core

+ Đối với từ các tuyến cáp từ tủ cáp đến hộp cáp, từ hộp cáp đến các thiết bị đầu cuối trước đây thường sử dụng cáp đồng nên rất hạn chế việc cung cấp các dịch vụ thông minh. Tuy nhiên, ngay nay công nghệ truyền dẫn quang phát triển đáp ứng tích hợp nhiều dịch vụ thông minh nên đối với khu công nghiệp này sẽ sử dụng đường truyền cáp quang lắp đặt đến thuê bao. Dung l­ượng lắp đặt cáp thuê bao khu vực thiết kế sử dụng các loại cáp quang sau: 4 core, 12core, 24 core.

+ Mạng cáp được xây dựng ngầm hóa toàn bộ các tuyến cáp dọc các tuyến đường chính, đường nội bộ trong khu vực nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn thông tin và mỹ quan đô thị.

+ Xây dựng hệ thống cống bể theo nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi và có khả năng sử dụng chung cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác sử dụng cống bể để phát triển dịch vụ.

+ Tất cả các loại cáp chính đều được đi trong hệ thống cống bể, trên đường nội bộ có mặt cắt nhỏ, có thể chôn trực tiếp ống nhựa dưới mặt đường, để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác nhằm tiết kiệm chi phí khi thi công.

+ Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hoá về kích thước cũng như kiểu dáng - theo quy chuẩn của ngành. Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại từ 1- 3 nắp đan bê tông dưới hè, vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 80 - 100m. Tất cả các tuyến cống trên đường trục chính trong khu vực có dung lượng là 1-3 ống PVC F 110 x 0,5mm được đi trên hệ đường. Đặc biệt có những đoạn qua đường nên dùng ống thép hoặc ống nhựa chịu lực F110 x 0,68mm.

- Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh trang đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người dân theo lộ trình:

+ Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng;

+ Thực hiện buộc gọn, gia cố hệ thống dây cáp;

+ Hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp;

+ Loại bỏ hoặc hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông.

+ Các tuyến cáp phải bố trí dọc theo các trục giao thông, do đó cần phải dành quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng viễn thông.

  1. Tính toán nhu cầu sử dụng đất cho các công trình viễn thông thu động:

- Theo xu hướng trong thời gian tới phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet băng thông rộng di động 4G/5G vì vậy để đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng di động các trạm BTS phải bổ sung thêm vị trí xây dựng các trạm BTS nhu cầu đất để xây dựng nhà trạm, cột ăng ten.

+ Diện tích 01 trạm viễn thông xây dựng mới là: 150 m2;

+ Diện tích xây dựng cột ăng ten là 80 m2.

- Bố trí lại hệ thống các trạm phát sóng [BTS] hiện có nhằm đảm bảo quy cách và an toàn theo quyết định 3705/QĐ-UBND ngày 24/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

5.6. Quy hoạch thoát nước thải

Thiết kế hệ thống thoát nước thải độc lập với hệ thống thoát nước mưa.

Công suất nhà máy XLNT sinh hoạt Q = 4.000 m3/ng.đ.

Công suất nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp phía Tây Q = 2.200 m3/ng.đ.

Công suất nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp phía Đông Q = 1.320 m3/ng.đ.

5.6.1. Giải pháp thoát nước thải

  1. Nước thải sinh hoạt

- Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng biệt;

- Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, công trình công cộng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó chảy theo mạng lưới cống thoát nước thải khu dân cư đến trạm bơm nước thải, bơm về nhà máy xử lý nước thải để làm sạch;

- Nước thải sinh hoạt đã được xử lý trong nhà máy xử lý nước thải, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải phải đạt các chỉ số tại cột B trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT.

  1. Nước thải công nghiệp

Trước khi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải của các cơ sở sản xuất phải tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.

- Nước thải từ các cơ sở sản xuất được xử lý cục bộ qua khu xử lý trong khu sản xuất sau đó chảy theo mạng lưới cống thoát nước thải khu công nghiệp về nhà máy xử lý nước thải công nghiệp để làm sạch.

- Nước thải công nghiệp từ nhà máy xử lý nước thải, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải phải đạt các chỉ số tại cột B trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.

  1. Nguồn tiếp nhận nước thải

Các nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất Q=7.520 m3/ng.đ. Nước thải đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định, có giấy phép của Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ được xả ra sông Lèn. Sông Lèn là dòng sông cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của của nhân dân 3 huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn cho nên chúng tôi đề nghị sau tất cả các nhà máy xử lý nước thải phải có hồ sinh học để phòng tránh các sự cố, trục trặc của nhà máy xử lý nước thải.

5.6.2. Hệ thống thoát nước thải

  1. Mạng lưới cống thoát nước thải trong khu vực

- Hướng thoát nước thải của khu công nghiệp:

Hướng thoát chính của toàn cụm công nghiệp là từ Bắc xuống Nam, thoát về nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp ở phía Nam khu vực.

- Hướng thoát nước thải sinh hoạt:

+ Hướng thoát nước chính: Từ Tây sang Đông.

+ Hướng thoát nước cục bộ:

Hướng thoát nước thải cục bộ trong tiểu khu theo độ dốc địa hình san nền. Độ dốc dọc đáy cống dự kiến theo đường kính và theo vận tốc nước chảy trong cống, chảy về trạm bơm nước thải, trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

- Tuyến cống thoát nước thải chính trong khu vực: Dự kiến xây dựng trong khu dân cư, tự chảy hoặc bơm đến nhà máy xử lý nước thải, sau đó được bơm dẫn bằng cống có áp xả ra sông Lèn.

- Cống XD ngầm dưới vỉa hè, lòng đường. Độ sâu ban đầu của cống h ³ 0,5m.

- Cấu tạo mạng lưới thoát nước:

+ Dùng cống tròn HDPE D = 30 - 50cm đối với các tiểu khu.

+ Sử dụng cống tròn nhựa có kích thước D =30cm cho cống bơm từ trạm bơm đến trạm xử lý, từ trạm xử lý ra sông [D =30cm; D=50cm].

  1. Nhà máy xử lý nước thải của khu vực

- Do đặc điểm địa hình, điều kiện của địa phương dự kiến xây dựng 02 nhà máy xử lý nước thải như sau:

+ Nhà máy xử lý nước thải [NMXLNT] 1, xử lý nước thải cho cụm công nghiệp phía Tây dự kiến đặt tại phía Nam cụm công nghiệp phía Tây, xả nước thải đã xử lý xuống sông Lèn.

+ Nhà máy xử lý nước thải 2, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp đặt tại phía Nam cụm công nghiệp phía Đông, xả nước thải đã xử lý xuống sông Lèn.

5.7. Chất thải rắn và vệ sinh môi trường

5.7.1. Chất thải rắn

Các chất thải rắn của đô thị do tổ Môi trường và Công trình Đô thị của thị trấn thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác thải của Khu xử lý CTR tổng hợp tại xã Hà Đông đến năm 2025.

Giai đoạn sau năm 2025 sử dụng khu sử lý chất thải rắn tại thị xã Bỉm Sơn.

5.7.2. Vệ sinh môi trường

- Cây xanh: Là một khu vực có Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 508 đi qua, được thiên nhiên ưu đãi có sông Lèn tiếp giáp ở phía Nam, gần biển Đông có khoảng cách đến đô thị khoảng 20 km về phía Đông, có hệ thống mương tưới, tiêu đi qua khu vực, cho nên khí hậu, môi trường ở đây hiện tại tương đối ổn định chưa bị ô nhiễm nhiều, cần được gìn giữ thật tốt để trở thành một vùng có khí hậu, môi trường luôn luôn ổn định và cân bằng sinh thái. Muốn được như vậy ngoài việc trồng nhiều cây xanh 2 bên đường, ngoài ra cần trồng nhiều cây xanh trong các khu dân cư, khu công trình công cộng, nhà nghỉ để tạo thêm nhiều bóng mát, giảm bụi do gió, đất, cát và tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra.

- Khi có các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư, các ngành chức năng cần kiểm tra, xem xét để các dự án đầu tư tuân thủ luật môi trường hiện hành.

- Vệ sinh môi trường:

+ Do là khu vực có tuyến QL 1A đi qua, sẽ có các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, cần kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng nước của hệ thống cấp nước, thoát nước thải để giữ gìn môi trường, khống chế không cho ô nhiễm tăng lên, nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực và hành khách đi qua.

+ Đề nghị chính quyền địa phương rà soát, có kế hoạch để các hộ dân cư đầu tư xây dựng các bể tự hoại đạt quy chuẩn nhằm không gây thêm ô nhiễm môi trường của khu vực.

4.5.7.3. Nghĩa trang

- Xây dựng mới nghĩa trang nhân dân tại núi Biểu Hiệu xã Hà Đông, diện tích 15ha. Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

- Từng bước đóng cửa và di dời các khu nghĩa địa tự phát, các khu mộ nằm rải rác trong khu vực dân cư, các khu vườn, các cánh đồng về nghĩa trang nhân dân mới của đô thị.

5.8. Một số giải pháp phòng chống thiên tai:

Khu vực lập quy hoạch là đô thị nằm trong vùng đồng bằng sông Mã chịu nhiều tác động của bão và áp thấp nhiệt đới, làm cho khu vực bị lũ lụt và xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô.

Do vị trí địa lý khu vực nằm cách biển theo đường chim bay khoảng 15 km nên cũng bị ảnh của thủy triều. Là vùng chiêm trũng nằm trong đê sông Lèn việc thoát nước phụ thuộc vào mực nước sông Lèn. Nếu mực nước sông Lèn ở mức báo động 3 tức là ở cao độ 6,0 m tại trạm thủy văn Lèn, thì không thể bơm nước ngập trong khu vực ra ngoài sông Lèn [Căn cứ quyết định 05/2020/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước].

- Các tác động của bão và áp thấp nhiệt đới trong vùng, vùng bị ảnh hưởng: Bão và áp thấp nhiệt đới thường gây ra gió mạnh, mưa to, nước dâng cao.

- Ngành chịu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới:

+ Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp bị đình trệ do người lao động phải nghỉ việc, các công trình hạ tầng liên quan phục vụ cho công nghiệp bị hỏng, sửa chữa.

+ Giao thông vận tải: Sạt lở, sập cầu đường, đổ cây 2 bên đường

+ Xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị: Công trình xây dựng, hạ tầng bị hỏng do bão, ngập lụt[Đổ đường dây điện,]

+ Môi trường/tài nguyên nước: Nước dâng cao nhanh, không kịp sơ tán vật nuôi, làm cho vật nuôi bị chết làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ...

+ Y tế, sức khỏe cộng đồng/các vấn đề xã hội khác: Nước dâng cao làm cho môi trường bị ô nhiễm, phát sinh các ổ dịch bệnh trong khu vực.

+ Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch: Trong và sau thời gian ngắn có bão và áp thấp nhiệt đới trong vùng các nghành này hầu như không thể hoạt động.

+ Nông nghiệp và an ninh lương thực: Ngập nước sẽ làm thiệt hại có khi nặng nề cho nông nghiệp[Chết cây trồng, giảm năng suất cây trồng, nhất là các loại cây trồng lương thực ...]

+ Thủy sản: Nước dâng cao làm tràn bờ các hồ, ao nuôi cá, thủy sản. Thiệt hại đến năng suất thủy sản. Cần xây dựng các hồ ao có bờ cao hơn mực nước ngập 0.5m.

+ Năng lượng: Cần tiêu tốn điện năng để bơm nước lụt trong thời gian dài, có khi hàng tuần.

+ Giáo dục: Học sinh có thể phải nghỉ học do gió to, ngập đường đi, trường học.

- Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới:

+ Phân vùng san nền: Ưu tiên các vùng chức năng để san nền cao hơn các khu khác

* Ưu tiên 1: Xây dựng khu đô thị mới cao tầng, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mai dịch vụ, trung tâm hành chính, chính trị.

* Ưu tiên 2: Khu công nghiệp.

+ Thiết kế đô thị nhạy cảm về nước [WSUD]: Phương pháp thiết kế này dựa vào bối cảnh thiên nhiên, tận dụng nước để tạo ra các môi trường đô thị lành mạnh và đáng sống hơn. WSUD cung cấp những giải pháp đa dạng bao gồm đầm thủy sinh, kênh dẫn nước sinh thái, thảm lọc nước sinh thái hoặc các hồ điều tiết.

+ Có kế hoạch di dời dân cư ngoài đê sông Lèn tại các khu vực nguy hiểm vào các khu tái định cư trong khu vực. Xây dựng chương trình nhà vượt lũ, các chòi phòng tránh lũ, lụt cho các khu vực ngoài đê sông Lèn còn lại.

+ Sửa chữa, nâng cấp, nạo vét các đoạn kênh tiêu, sông Lèn và các sông khác trong và ngoài khu vực, bảo đảm an toàn các công trình hồ, đập đê điều, đầu tư chống sạt lở bờ sông, nâng cấp cống xả lũ dưới đê. Sửa chữa, nâng cấp máy bơm, thiết bị điện, bảo đảm an toàn vận hành các trạm bơm tiêu.

+ Rà soát, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền bảo đảm tránh bão, lũ an toàn.

+ Riêng với tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa phận của huyện Hà Trung, các cống thoát nước ngang phần lớn được xây dựng từ thời Pháp[Trước năm 1954], kích thước các cống nhỏ, vị trí xây dựng còn ít[Đường sắt xây dựng 08 cống, đường bộ xây dựng 12 cống]. Do từ trước năm 1954, người dân sống trong khu vực còn ít, nước mưa có thể chảy từ khu vực này sang khu vực khác, đến nay dân cư ở đông đúc đã chặn dòng chảy sang các hướng khác làm úng ngập cục bộ phía Tây đường sắt], đề nghị các nghành chức năng cho khảo sát, xây dựng bổ sung các cống ngang đường sắt tại các vị trí cần thiết để bảo đảm thoát nước mưa tốt, tránh ngập úng cục bộ.

+ Đối với khu vực sông Lèn, vùng dân cư khu vực phía Nam ngoài việc chống ngập lụt phải có các biện pháp chống bão như:

- Không xây dựng nhà cấp 4 ven sông.

- Nghiên cứu và phổ biến trong cộng đồng mô hình nhà ở có khả năng chống bão.

- Mỗi cụm dân cư có ít nhất một công trình công cộng được xây dựng kiên cố để làm nơi tránh trú bão khẩn cấp cho những hộ dân chưa có khả năng xây dựng nhà kiên cố.

- Nạo vét, khơi thông các dòng chảy của kênh mương, sông Lèn để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước ...

+ Về đê điều:

- Căn cứ QĐ 606/QĐ-BNN-TCTL, ngày 26/03/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đê tả sông Lèn từ Km0 - Km20+610 là đê sông cấp II. Như vậy đoạn đê trên sông Lèn thuộc khu vực lập quy hoạch là đê cấp II.

- Đoạn đê tả sông Lèn trong khu vực lập quy hoạch đã được xây dựng hoàn chỉnh với bề rộng mặt đê B>5m.

- Từ việc khảo sát thực địa và quy hoạch chi tiết Thủy lợi vùng Bắc sông Mã đã nêu đoạn đê tả sông Lèn trong khu vực lập quy hoạch đã được xây dựng hoàn chỉnh là đê cấp II với bề rộng bề mặt B>5m.

- Cao trình đỉnh đê toàn tuyến trong khu vực lập quy hoạch về cơ bản đáp ứng yêu cầu chống lũ [chống tràn], riêng có 1 đoạn cần quan tâm: Đoạn đê bao xung quanh chợ Lèn từ K8,306-K8,500 dài 194m, trước đây do quy hoạch mặt bằng khu dân cư mới nên Thị Trấn Hà Trung đã cho san bằng, chiều dài san: 94m, san thấp xuống 0,7m, nên đợt lũ lớn năm 2007 đoạn đê này phải chống tràn; còn lại 100m đủ cao trình. Hiện nay toàn bộ đoạn đê này nằm trong khu dân cư sống đông đúc, nhà ở san sát.

Chủ Đề