Tại sao trẻ em hay bị nấc

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc và làm thế nào khắc phục hiệu quả?

Thứ Tư ngày 06/04/2022

  • Tỉ lệ ung thư ở trẻ em ngày càng gia tăng nghiêm trọng
  • Lợi ích của việc tăng cường đề kháng cho trẻ
  • Cảnh giác trước xu hướng bệnh “người già” ngày càng tăng cao ở trẻ em

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc, tình trạng này khiến khá nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sức khỏe của bé. Liệu đây có phải là bệnh không? Bé cần được chăm sóc thế nào để khắc phục tình trạng này?

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc là một trong những thắc mắc, cũng như nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trớ sữa sau khi ăn xong. Phải làm thế nào để giúp bé khắc phục điều này? Cùng xem ngay một số biện pháp hiệu quả thông quabài viết sau đây nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc như vậy?

Một số nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Nấc là tình trạng co thắt diễn ra tại cơ hoành, thông thường chúng chỉ lặp đi lặp lại, nắp âm thanh đóng đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và có thể tự nhiên biến mất. Thế nhưng với trẻ sơ sinh, các phản xạ này diễn ra thường xuyên, nhất là trong thời điểm trẻ đang hoặc vừa mới bú sữa xong có thể khiến trẻ bị trớ sữa, hoặc sữa lọt vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ. Hiện tượng này thường liên quan đến một số lý do như sau:

Trẻ không được mẹ cho bú đúng cách

Những lỗi sai khi cho bé bú sữa mà cha mẹ [hay người chăm sóc] rất dễ mắc phải thường là:

  • Sai tư thế: Mẹ để bé đầu thấp hơn hoặc bằng với thân mình, tay mẹ không ôm hết thân bé, cảm giác khó chịu, gò bó,... khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, dễ gây nấc, cắn ngực mẹ, hoặc có có thể quấy khóc khi phải bú mẹ,...
  • Sai cách nắm bắt vú: Mẹ có thể dựa vào cảm nhận và quan sát để biết trẻ chưa nắm bắt vú tốt để điều chỉnh, ví dụ như miệng trẻ không ngậm sâu vào núm vú, hai má không phồng, mẹ bị đau vì bé ngậm sai tư thế,...
  • Sai cách cầm bình sữa: Bình bú chừa quá nhiều khoảng trống phía dưới, khiến trẻ bị nuốt phải một lượng không khí lớn.

Tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc có thể liên quan đến cách trẻ được cho bú

Trẻ bú sữa quá nhanh, quá no

Lượng sữa quá nhiều, hoặc bị nuốt quá nhanh sẽ vô tình kích thích niêm mạc vùng họng, đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị nôn trớ, ói sữa, sợ ti mẹ,...

Cho bú khi trẻ quấy khóc, buồn ngủ

Nếu đang quấy khóc hoặc buồn ngủ, trẻ sẽ không hứng thú hay tập trung vào việc bú sữa. Trong khi đó, phản xạ nuốt vẫn chưa hoàn toàn thuần thục nên đây cũng là một trong lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt.

Ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường

Thời tiết lạnh, nhiều gió, bé nằm phòng kín có sử dụng thiết bị làm lạnh trong thời gian dài, bé không đượcủ ấm kỹ càng,... không khí lạnh đi vào phổi nhiều sẽ làm khô họng, dễ dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ.

Yếu tố bệnh lý/ bẩm sinh

Một số trẻ khi sinh ra gặp phải tình trạng hở van dạ dày, khiến lượng sữa sau khi được bú bị trào ngược và ói ra ngoài. Đồng thời, khi mắc phải tình trạng này, trẻ cũng có thể thường xuyên bị ợ hơi, nấc cụt, quấy khóc, suy dinh dưỡng,...

Nhiều phụ huynh lo lắng lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể liên quan đến bệnh lý

Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng nấc của trẻ

Sau khi xác định được lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc bằng cách đối chiếu với những thông tin trên. Bạn có thể giúp trẻ khắc phục cơn nấc với một số phương pháp sau đây:

Chú ý tư thế của trẻ

Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý một vài điểm như sau:

  • Mẹ ôm giữ toàn thân trẻ, giữ đầu cao hơn thân trẻ một chút, không để phần giữa người trẻ tự do thõng xuống.
  • Chạm núm vú vào môi trẻ.
  • Sau khi trẻ há miệng đủ rộng thì nhanh chóng đưa vú vào.
  • Quan sát trẻ đã ngậm vú đúng chưa: Cằm chạm vào vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, quầng vú ít bị lộ hoặcphía trên miệng trẻ hở nhiều hơn phía dưới. Trẻ mút sâu, chậm, thỉnh thoảng dừng lại để nuốt sữa.

Với trẻ được cho bú sữa bình, quá trình cho ăn cần ghi nhớ một số điều cần tránh sau đây:

Tránh để trẻ nuốt nhiều khí dư: Dốc bình cúi xuống sao cho lượng sữa lấp đầy khoảng trống miệng bình.

  • Chú ý lượng sữa chảy ra và tốc độ nuốt của trẻ, không nên cho trẻ bú quá nhanh.
  • Khi bế ôm lấy toàn thân trẻ, hướng đầu hơi cao so với thân, giữ cho trẻ nằm sát thân người bế một cách thoải mái.

Trẻ được cho bú đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng nấc cụt

Phân tán sự chú ý của trẻ

Mẹ có thể dùng những món đồ chơi, làm các hành động khiến trẻ ngạc nhiên, hứng thú, hoặc xoa lưng, dỗ dành,.... Từ đó khiến trẻ phân tán sự chú ý và quên luôn cơn nấc, nhờ vậy có thể khiến nó nhanh chóng biến mất.

Đưa trẻ đi thăm khám

Nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài, hay thường xuyên lặp lại, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu các phụ huynh thường xuyên chú ý, quan tâm và chăm sóc trẻ cẩn thận, cơn nấc sẽ không còn là mối lo ngại đối với trẻ nữa.

Hằng Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trẻ sơ sinh
  • chăm sóc bé

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải hiện tượng hiếm, thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu không có cách chữa đúng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khó lường. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh nấc cụt trong bài viết dưới đây.

Nấc cụt xuất hiện khi cơ hoành co thắt bất ngờ không thể tự chủ, các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ sơ sinh bị nấc thường do các nguyên nhân sau:

  • Không giữ ấm đúng cách cho cơ thể trẻ, bị trào ngược khí gây nấc cụt.
  • Cho trẻ uống sữa sai cách. Nếu uống quá nhiều làm sữa bị ngưng tụ lại trong dạ dày, không tiêu hóa được. Nếu trẻ bú bình uống sữa bị nguội, làm khí ngưng trệ không thể lưu thông. Từ đó làm chức năng dạ dày của bé bị yếu đi, khí cơ tăng giảm thất thường dẫn đến trào ngược khí, gây ra nấc cụt.
  • Mẹ cho bé bú sữa quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa mới khóc xong nhưng mẹ đã cho bú ngay, gây nghẹt thở và khiến bé nấc cụt.

Cho bú sai cách làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt

2/ Chữa nấc cụt cho trẻ

Nấc cụt thường chỉ kéo dài dưới 10 phút sau khi cơ thể tự cân bằng được sẽ hết nấc. Tuy nhiên nếu không muốn bé nấc nhiều lần mẹ có thể tham khảo những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Bạn dùng hai ngón trỏ đưa vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời nâng cằm cho miệng bé khép lại khoảng 2-3 giây. Cứ làm lại chuỗi động tác trên khoảng 15-20 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 giây. Đây là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả.

Sai tư thế bú có thể làm trẻ sơ sinh bị nấc. Nếu bạn thấy bé hay bị nấc sau khi ăn xong thì hãy đổi tay hoặc đổi cách bế để giảm lượng không khí vô tình vào miệng và dạ dày bé trong quá trình bú. Sau khi bé bú xong, bạn vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Không khí được đưa ra ngoài bằng cách ợ hơi thì bé sẽ hết nấc.

Vỗ nhẹ lưng bé sau khi cho bú để chữa nấc cụt

Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, chỉ cần khoảng 2,5ml là đủ. Lưu ý nên dùng thìa [muỗng] bón từ từ cho bé đến khi bé hết nấc.

Với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm, bạn có thể cho bé ngậm một ít đường. Vị ngọt từ đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành của bé.

Nếu nếu bé ngậm ti giả của bình sữa, không nên chọn kích cỡ quá lớn vì bé dễ nuốt không khí vào bụng trong khi bú.

3/ Những cách phòng nấc cho trẻ sơ sinh

Việc trẻ sơ sinh bị nấc làm gián đoạn ăn uống trẻ. Để nấc cụt không xảy ra nữa, mẹ cần nhớ những cách phòng nấc cụt cho trẻ sau đây:

Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng hạn chế cho bé bú quá no. Sau mỗi lần ăn xong, mẹ hãy bế trẻ và giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.

Duy trì nhiệt độ trong không khí phòng bé được ổn định, không nên để trẻ bị lạnh. Vào những lúc tiết trời có gió mùa, hanh khô mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô mỏng vào cổ để tránh gió cho trẻ. Ngoài ra cần khép lại cửa sổ để ngăn gió lùa thổi trực tiếp vào trẻ. Việc này cũng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Nếu bé có thể ăn kẹo thuần thục, mẹ có thể cho bé ngậm kẹo gừng, hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.

NGƯỜI LỚN BỊ SỐT ĂN GÌ CHO NHANH KHỎI?

Bạn có thể không thèm ăn khi đang lên cơn sốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải ăn một thứ gì đó để cơ thể được cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Có một số loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị sốt…

Nhiệt độ nước tắm không được chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài phòng tắm. Vào mùa lạnh thì có thể dùng máy sưởi để phòng ấm hơn. Không được sử dụng lò than để trong phòng thiếu gió.

Trẻ sơ sinh bị nấc thường chỉ là biểu hiện sinh lý không đáng lo ngại. Nhưng nếu xảy ra quá nhiều lần có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó liên quan đến dạ dày hoặc đường ruột. Do đó bố mẹ cũng không nên chủ quan khi con mình có biểu hiện bất thường nào nhé! Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả và bổ ích!

Nguồn tham khảo: //hongngochospital.vn/cach-chua-tre-so-sinh-bi-nac-cut/

Video liên quan

Chủ Đề