Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Tại hoang mạc Kalahari ở miền Nam châu Phi có 1 kẻ chuyên ăn thịt tất cả các loài rắn độc, chúng chẳng ngán tấn công rắn hổ mang, rắn hổ lục... để làm bữa ăn thịnh soạn cho mình.

Đó chính là: Lửng mật ong (Honey Badger).

Lửng mật ong nổi tiếng là "gã điên" của tự nhiên, "cậy" mình có cơ thể được tạo hóa ưu ái (da dày, có khả năng chống độc và hàm răng cắn nát mọi thứ), chúng có thể săn rắn, thậm chí "chiến" cả sư tử nếu bị khiêu khích.

Xem video 1: Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng

Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng. Video: NatGeo.

Con người và nhiều loài động vật khác trên Trái Đất sợ hãi và bị rắn độc ám ảnh là vì chúng là loài bò sát ăn thịt sở hữu những độc tố chết người được bơm qua cặp răng nanh sắc nhọn.

Gieo rắc cái chết cùng nỗi kinh hoàng khắp thế giới, ở mọi địa hình chúng sinh sống từ trên cạn, dưới nước đến trên cây, rắn độc thể hiện mình là kẻ săn mồi bậc thầy của tự nhiên, đồng thời cũng là kẻ ăn thịt lạnh lùng, tàn nhẫn.

Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, tự nhiên luôn có sự tồn tại công bằng. Nếu rắn độc đã mạnh thì vẫn có những kẻ mạnh hơn. Biến chúng từ kẻ ăn thịt trở thành kẻ bị ăn thịt.

Sát thủ của rắn độc, những "thiên địch" mang sự công bằng cho của giới tự nhiên đó chính là cầy Mangut, đại bàng, lửng mật ong...

Sở dĩ, lửng mật ong là kẻ thù đáng sợ của các loài rắn độc là vì, không chỉ có hàm răng sắc nhọn, lửng mật ong còn có khả năng kháng mọi loại độc tố của rắn độc.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Rắn độc chẳng khác nào là "khúc xúc xích" tươi ngon, bổ dưỡng của lửng mật ong.

Khi vũ khí tối thượng của loài rắn bị vô hiệu hóa, rắn độc chẳng khác nào là "khúc xúc xích" tươi ngon, bổ dưỡng của lửng mật ong.

Khi cơn đói lên cùng cực, lửng mật ong trèo hẳn lên cây để truy sát hổ mang. Nó dễ dàng bắt con rắn độc bằng cặp hàm sắc nhọn rồi lôi con mồi xuống đất và thưởng thức nó ngon lành như đang ăn... khoai.

Xem video 2: Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong

Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong. Video: AnimalLifes.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Lửng mật ong (Honey badger) là loài động vật ăn thịt và thích ăn mật ong. Chúng phân bố ở châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh: Internet.

Giết rắn hổ mang, làm thịt bọ cạp, thậm chí tranh ăn với sư tử, báo đốm...vvv - không có gì mà loài lửng mật ong này không dám làm.

Trong thế giới động vật hoang dã, các loài động vật phải sinh tồn dựa theo bản năng để tồn tại. Ta cứ tưởng hổ, báo, sư tử, sói ... là những động vật háu chiến nhất. Trong khi đó lửng mật mới là những kẻ điên dại nhất, chúng có thể tấn công những kẻ thù trên cơ mình, hay đơn giản gây chiến cho vui.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Lửng mật là động vật ăn thịt có họ với chồn. Nhưng khác với những người anh em với "mùi hương" đặc trưng, chúng nổi tiếng với bản tính bất cần, liều lĩnh và có phần "manh động". Vì có khả năng thích nghi cao với nhiều loại môi trường sống khác nhau nên lửng mật ong phân bố rộng khắp thế giới.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Lửng mật sau trận chiến với nhím

Sự liều lĩnh của lửng mật nếu đứng thứ 2 có lẽ hiếm động vật nào khác dám nhận mình là vô địch. Chúng sẵn sàng lao vào tấn công, tranh cướp thức ăn với sư tử mà chẳng mảy may sợ hãi, người ta từng ghi lại được cảnh 6 con sư tử trưởng thành từng phải lùi bước trước 2 chú lửng mật. 

Lửng mật có thân hình khá dài khoảng từ 55-77cm, chiều cao vai khoảng từ 23-28cm và cái đuôi dài từ 12-30cm. Lửng mật cái thường nhỏ hơn con đực một chút. Con đực nặng từ 9-16kg trong khi lửng cái chỉ nặng từ 5-10kg. Nhưng lửng mật rất nhanh nhẹn và... liều mạng. Đến sư tử chúng cũng không ngán thì chuyện cướp thức ăn của cáo, linh cẩu, báo là điều quá bình thường.

Lửng mật được xem là loài ít  quan ngại nhất, vì phạm vi phân bố rộng rãi và sự thích nghi cao với nhiều môi trường. Nó chủ yếu ăn thịt những loài động vật khác chứ ít có loài nào ngoài tự nhiên đủ khả năng hạ gục lửng mật vì khả năng phòng thủ vô cùng tàn bạo.

Không dừng lại ở đó, món ăn khoái khẩu của chúng là những con rắn độc. Sở hữu bộ da dày, đặc biệt, có khả năng kháng độc cao, việc giết chết và xơi tái 1-2 con rắn không phải vấn đề quá lớn của loài lửng này.

Ngoài ra da của lửng mật khá dày, riêng vùng da xung quanh cổ dày đến tận 6mm. Cộng thêm lớp lông dày phủ kín toàn bộ cơ thể . Đầu nhỏ, phẳng thêm vào một cái mõm ngắn, mắt nhỏ ti hí, tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày. Tất cả những điều này giúp lửng mật tự do tung hoành trước các loài ong mật.

Hơn thế lửng mật còn có một đôi chân ngắn và cứng, với 5 móng vuốt sắt nhọn siêu khoẻ ở mỗi chân, những móng vuốt này ngắn ở phía chân sau và dài hơn ở chân trước. Riêng bộ răng của chúng cũng có dấu hiệu không bình thường, với một số răng đặc biệt nhỏ.

Chúng có thể chịu đựng được vết cắn của loài rắn cực độc như rắn hổ lục, khi bị cắn nó ngất xỉu nhưng chỉ sau khoảng 2 giờ nó tỉnh lại và cơ thể hoạt động trở lại bình thường như chưa từng có chuyện gì.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Bên cạnh đó, loài động vật đáng sợ này còn sẵn sàng trèo cây hoặc vách cao, chịu hàng chục phát đốt của ong chỉ để thỏa mãn cơn thèm mật. Có người từng nói, chúng chính là những kẻ điên nhất thế giới tự nhiên. Và có vẻ họ không nói sai!

Hầu hết lửng mật thường sống một mình trong các hang tự đào. Chúng là những kẻ đào đất chuyên nghiệp, chỉ trong 10 phút ngắn ngủi đã có thể tạo nên một cái hang trong lòng đất. Những cái hang này thường chỉ dài khoảng từ 1-3m. Lửng mật kiếm ăn đơn độc, tuy nhiên chúng cũng có thể phối hợp kiếm ăn cùng nhau trong mùa sinh sản.

Lửng mật nổi tiếng bởi sức mạnh mãnh liệt và dẻo dai, khi tấn công con mồi nó tấn công một cách tàn nhẫn và không sợ hãi, hầu hết các loài động vật khi đã bị nó tấn công đều có rất ít cơ hội trốn thoát. Thậm chí đôi khi còn đẩy lùi những kẻ săn mồi lớn mạnh như sư tử. Lửng mật  gần như là không biết mệt mỏi trong các cuộc chiến.

Bộ lông của lững mật cũng có phần ngược ngạo hơn so với các loài vật khác, thông thường màu đậm sẽ ở phía trên còn màu nhạt sẽ ở phía dưới cơ thể. Tuy nhiên bộ lông của lững mật hoàn toàn khác, màu trắng trên lưng còn màu đen ở dưới bụng, bộ lông đặc biệt này có thể được dùng để cảnh báo cho những kẻ săn mồi.

Đặc biệt nó rất thích ăn mật ong, nó thường hợp tác với loài chim honey guide, để tìm đến các tổ ong, khi một con chim honeyguide chỉ đường cho lửng mật thành công, lửng mật sẽ dành một phần nhỏ tổ ong cho chim, nhưng một số lửng mật khá tham ăn nên thường bị loài chim honey guide dẫn đến các loài thú săn mồi như sư tử để trừng phạt.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Tong phim Đến thượng đế cũng phải cười ai còn nhớ con này lúc cắn ông tiến sĩ, cắn không nhả đôi giày ra, ổng phải tháo đôi giày ra để cho nó cắn, đi trên sa mạc nóng quá ổng phải lấy đôi giày lại, vừa đi vừa lê theo con này đủ hiểu nó lì đòn cỡ nào, rượt tới cùng

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Phát hiện con mồi

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Vào tư thế và tấn công liên tục

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Cuộc chiến kết thúc

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Lần này, mục tiêu của con lửng mật chính là một chú linh dương to lớn bên cạnh - kẻ mà có kích thước lớn gấp 10 lần.

Đáng tiếc cho kẻ tấn công, mục tiêu của nó cũng không phải dạng vừa. Con linh dương Nam Phi không ngần ngại mà thủ thế rồi phản kích lại kẻ thù "bé nhỏ". Nó dùng cặp sừng của mình hất văng con lửng mật lên cao 5-6m.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Đương nhiên, cuộc chiến chưa chấm dứt, thế nhưng trong lần đối đầu tiếp theo, lửng mật cũng không thay đổi được quá nhiều khi con linh dương quá khoẻ mạnh và kiên cường.

Tại sao lửng mật ong bị rắn cắn không chết

Nó còn tấn công một lúc nhiều sư tử

Từ bộ lông tới tính cách của con vật này cũng đủ thấy nó lì lợm và lì đòn như thế nào. Nó được mệnh danh như "Chí Phèo" trong thế giới hoang dã vì sự bất cần đời của nó.

Tham khảo nhiều nguồn