Tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Miễn phí thành lập doanh nghiệp trọn gói & 3 tháng kê khai thuế!

Tìm hiểu thêm

  • Trần Chung
  • Tháng Năm 13, 2021
  • No Comments

//hoangnam.com.vn/wp-content/uploads/2021/05/trai-phieu-doanh-nghiep-la-gi.mp3

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Gồm những loại trái phiếu nào? Tại sao lại phát hành trái phiếu? Đặc điểm cùng điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là gì ?Đây là một dạng trái phiếu có hình thức phát hành khá giống với các loại trái phiếu chính phủ quen thuộc mà bạn đã từng nghe qua. Với chức năng công nhận nghĩa vụ nợ của một người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể. Đây được coi là một hình thức huy động vốn thường được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Có sự ràng buộc về mặt pháp lý rất cao.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì

TTO - Được xem là kênh huy động vốn mới bên cạnh vay ngân hàng, nhưng việc phát hành ồ ạt trái phiếu doanh nghiệp [TPDN] "ba không" nếu không được chấn chỉnh có thể dẫn đến mất khả năng chi trả.

  • Thủ tướng: Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp
  • Giá nhà đất sẽ giảm từ việc siết ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp?

Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã phạt doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu [ảnh] do có nhiều sai phạm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Vì vậy cần phải giám sát chặt để không có... "bom nổ chậm"?

TS Lê Đạt Chí - Trường đại học Kinh tế TP.HCM - phân tích cách vận hành của trái phiếu, những "con sâu" trong ruột trái phiếu và giải pháp để có trái phiếu thân thiện với người dân. Ông Chí nói:

- Từ xưa, người này cho người kia mượn tiền, một người đi mượn nhiều người là bình thường, các bên đều dựa trên niềm tin. Khi hệ thống ngân hàng [NH] phát triển với nhiều quy định chặt chẽ, bà con gửi tiền thấy khả năng trả lại sẽ cao hơn nhà hàng xóm nên yên tâm gửi vào.

Rồi cao hơn nữa là thị trường nợ - với trái phiếu, các khoản vay được chia nhỏ thành tờ trái phiếu [giấy ghi nợ] với mệnh giá từ vài trăm ngàn trở lên, nếu cần tiền có thể chuyển nhượng, dù giữ vài ngày cũng được tính lãi. Về bản chất, TPDN không chỉ có lợi cho người nắm giữ mà còn trở thành kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp [DN] phát triển kinh doanh, giúp nền kinh tế vận hành tối ưu. Nhưng nếu có sự lợi dụng, không chặt chẽ thì tiềm ẩn nguy cơ lớn.

Hiện nhiều TPDN có rủi ro lớn, nên nhiều tổ chức lớn như công ty bảo hiểm thường không mặn mà, chỉ mua số ít TPDN khi thực sự kiểm soát được thông tin tài chính, còn lại họ chủ yếu mua trái phiếu chính phủ dù lãi suất thấp.
TS LÊ ĐẠT CHÍ

Tiền lớn và rủi rokhông nhỏ

* Cho nhà hàng xóm mượn tiền vì quen biết nhiều năm vẫn có khả năng mất, mua TPDN cũng có khả năng bị "bùng" tiền?

- Ở thị trường sơ đẳng, cho mượn tiền vì biết nhà hàng xóm uy tín cỡ nào, nhìn thấy tài sản tận mắt, ngày ngày đi ra đi vô giám sát được. Thị trường trái phiếu cao cấp hơn, nhưng thời gian qua chưa được kiểm soát chặt. Nhiều DN phát hành trái phiếu [bên vay] mà nhà đầu tư [bên cho vay] không biết chủ DN là ai, tình hình làm ăn ra sao, chỉ tin tưởng người đi bán [NH, công ty chứng khoán].

Phát hành mà không có tài sản bảo đảm thì nguy cơ thành trái phiếu "rác" khi DN lợi dụng lòng tin bán giấy lấy tiền. Bán trái phiếu kiểu này cực kỳ rủi ro, kém chất lượng hơn cả bà hàng xóm cho người cùng làng mượn tiền.

DN huy động cả trăm, ngàn tỉ đồng qua trái phiếu nhưng không ai giám sát tiền này đi về đâu, đầu tư thế nào, có sử dụng sai mục đích không. Trong hồ sơ phát hành nói huy động tiền từ trái phiếu để đầu tư dự án A, nhưng có thật vậy hay đem tiền đổ vào dự án B hoặc thậm chí có khả năng tất cả dự án đều là ảo. Chưa kể, nhiều khi khoản tiền đi vay từ trái phiếu còn lớn hơn nhiều so với tài sản công ty.

Người mua cần cân nhắc trước các loại trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao bất thường - Ảnh: N. PHƯỢNG

* Rủi ro vậy nhưng tại sao nhiều NH vẫn dồn dập mua TPDN, đặc biệt là của DN bất động sản? 9 tháng năm 2021, gần 60% TPDN do NH và công ty chứng khoán nắm giữ, trong đó các NH mua vào tới 124.400 tỉ đồng?

- Một nghi vấn đặt ra là tại sao khi cho ai vay dù món lớn hay nhỏ NH cũng yêu cầu thế chấp tài sản nhưng lại dễ dàng mua tờ giấy TPDN rủi ro cao? Liệu có phải khi nhận thấy DN nào đó không đáp ứng đủ điều kiện để cho vay tín dụng, NH đã "lách" bằng cách đi làm giúp hồ sơ phát hành và mua lại trái phiếu của DN, đi một vòng tiền vẫn đổ về túi DN? Vậy DN "may mắn" hay có phải là "sân sau", "bà con" của NH? Các ông chủ NH là ai và có quan hệ gì mà dễ dàng xuống tiền với DN "may mắn" trên?

Trong chiến lược gia tăng tài sản, nhiều ông chủ nhà băng huy động tiền gửi của người dân rồi cho "người nhà" vay để mở rộng đất đai, gia tăng tài sản cho bản thân. Những nghi vấn này cần phải làm rõ qua thanh tra, giám sát.

* NH, công ty chứng khoán bán trái phiếu cho người dân, vậy khi DN phát hành làm ăn thua lỗ thì có đòi lại được tiền từ bên bán không?

- Nhằm mang đến sự tin cậy cho nhà đầu tư, thông thường các DN sẽ thuê NH hoặc công ty chứng khoán đứng ra phát hành. Nhà đầu tư có thể chưa từng biết tên DN phát hành trái phiếu nhưng biết tới NH, hoặc thấy công ty chứng khoán là "con" của NH nên cũng tin tưởng mua.

Trên thực tế, các tổ chức trên chỉ là bên cung cấp dịch vụ, hưởng phí, hoa hồng, chứ không chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng trả nợ. Do đó, toàn bộ trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn đều thuộc về DN phát hành. Nếu DN phá sản thì người dân cắn răng chịu, không thể đòi tiền từ NH, công ty chứng khoán.

Khi tiếp cận tình hình tài chính của DN phát hành trái phiếu, nếu là trái phiếu "ngon", công ty chứng khoán và NH đã mua ngay. Nếu cảm thấy đó là hàng chất lượng không cao, các tổ chức này sẽ không cam kết bảo lãnh phát hành [mua hết số trái phiếu bán không hết] mà chỉ đứng ra làm hồ sơ phát hành để ăn phí. Ai mua người đó chấp nhận rủi ro.

Phải siết quy định

* Vậy làm sao để trái phiếu "ngọt" và thân thiện với người dân, thưa ông?

- Trên thị trường nợ ở các nước phát triển, DN muốn phát hành trái phiếu [vay nợ] phải có tài sản đảm bảo, xếp hạng mức độ uy tín, có quy trình để kiểm soát, giám sát việc đi vay. Tránh việc phát hành quá dễ dàng, trái phiếu "3 không" [không tài sản đảm bảo, không định mức tín nhiệm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành] mọc lên nhan nhản.

Chính phủ cần "trừ sâu" trên thị trường trái phiếu, thanh tra kiểm tra, giám sát để thị trường minh bạch, tránh việc NH thương mại bắt tay DN "sân sau" để rồi phát sinh "cục máu đông" nợ xấu khó xử lý. Những trái phiếu do công ty chứng khoán đứng ra phát hành cũng phải có báo cáo rõ ràng để người mua an tâm.

Nếu thị trường TPDN ở Việt Nam được kiểm soát tốt, theo cách làm của nhiều nước phát triển, thì người cao tuổi, hưu trí sẽ chọn và an tâm mua những trái phiếu có tài sản đảm bảo để hưởng lãi suất.

Người mua thường xuyên được "con nợ" báo cáo tình hình tài chính, họ cho vay tiền mà không cần biết mặt mũi "con nợ" vì có cơ quan nhà nước giám sát DN sử dụng tiền có đúng mục đích không. Vì vậy phải hành động để đưa TPDN trở nên thân thiện, an toàn hơn để người dân có thêm kênh đầu tư, bên cạnh gửi tiết kiệm. Điều này cũng giúp doanh nghiệp huy động thêm vốn, bên cạnh vay NH.

Rủi ro ngân hàng "lách" mua trái phiếu của "họ hàng"

Theo dữ liệu từ Chứng khoán SSI, lũy kế 9 tháng năm 2021, tổng lượng TPDN phát hành là 443.100 tỉ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước.

"Chỉ một số ít trái phiếu được các ngân hàng bảo lãnh thanh toán [phần lớn số trái phiếu phát hành chỉ được bảo lãnh phát hành], tức ngân hàng và các công ty chứng khoán sẽ cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại trong trường hợp không phát hành hết", SSI cho biết.

Theo TS Lê Đạt Chí, dù Ngân hàng Nhà nước phần nào sửa luật tín dụng, ngân hàng thương mại không được cho những người ruột thịt của nhà quản trị ngân hàng vay vốn, chẳng hạn ông chủ tịch ngân hàng không được cho doanh nghiệp của con ông đứng tên vay tiền, nhưng không cấm mua trái phiếu của con ông, lách được luật nên họ mua vô tội vạ. Hoặc ông chủ ngân hàng nhờ người đứng ra mua giùm trái phiếu của doanh nghiệp con mình phát hành.

Phạt quá nhẹ, không khó để lách?

Vài ngày đầu tháng 12, Ủy ban Chứng khoán nhà nước [SSC] đã liên tiếp công bố xử phạt hành chính doanh nghiệp vì vi phạm các quy định liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp [TPDN].

Nhưng thị trường đang rất phức tạp, có đủ kiểu lách quy định.

"Lách" mua trái phiếu qua "hợp đồng đầu tư"

Trong vai khách hàng, chúng tôi tiếp cận nhiều môi giới TPDN bất động sản [BĐS]. Ngoài TPDN, các môi giới còn giới thiệu "trái phiếu đầu tư" - linh động rút tiền, lãi suất từ 11 - 18%/năm, được ưu tiên đặt mua trước và được tặng voucher 3% giá trị BĐS khi dự án mở bán.

"Trái phiếu này có lãi suất cao vì không mất phí phát hành, phí kiểm toán, đưa tiền cho bên tư vấn…", nhân viên xưng tên Q. nói.

Theo nghị định 153/2020 của Chính phủ, đối tượng mua TPDN phát hành riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp [có chứng chỉ hành nghề, nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 2 tỉ đồng, có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỉ đồng].

Dù vậy, nhân viên Q. vẫn cho biết khách hàng chỉ cần "lót" 2,8 triệu đồng là được công ty chứng khoán "xử lý hết", có chứng chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Trong thông báo mới đây, Vụ Tài chính ngân hàng [Bộ Tài chính] cảnh báo nếu "lách" quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng mua trái phiếu qua hợp đồng đầu tư với công ty chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ không phải là chủ sở hữu trái phiếu và không được bảo đảm các quyền lợi theo cam kết của DN phát hành.

Cần nhiều giải pháp kiểm soát phát hành TPDN để tránh rủi ro cho nền kinh tế - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Phạt không đủ nặng?

Ba công ty vừa bị SSC xử phạt là Công ty Chứng khoán quốc tế Việt Nam [VISecurities], Công ty CP Tập đoàn VsetGroup và Công ty CP Apec Group.

VsetGroup và Apec Group mỗi bên bị phạt 600 triệu đồng do chào bán TPDN thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho nhà đầu tư không xác định nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Riêng Apec Group là DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực BĐS, có "dây mơ rễ má" với nhiều DN đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Chứng khoán Apec [APS], Apec Investment [API], IDJ Investment [IDJ]. Trong phần lớn quá trình huy động vốn, Chứng khoán Apec chính là đơn vị đứng ra phát hành trái phiếu cho Apec Group.

Sau khi bị phạt, Apec Group giải thích do quy định pháp luật về phát hành trái phiếu thay đổi khiến DN chưa kịp thời nắm bắt!?

Từ đầu năm 2021, DN này liên tục giới thiệu các gói trái phiếu riêng lẻ ABond không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, lãi suất 13%/năm... Dù huy động số tiền lớn nhưng bảng công bố thông tin cho thấy nguồn thu nhập chính của DN này chủ yếu từ hoạt động tài chính. Apec Group cũng kèm theo câu: "Bảng công bố thông tin này và các nội dung trong đó, hoặc bất kỳ thông tin nào được cung cấp theo yêu cầu phải được giữ bí mật hoàn toàn…".

Một chuyên gia tài chính nhận định số tiền DN bị phạt quá nhỏ, DN bị phạt vẫn có thể "lách" sang dạng "hợp đồng hợp tác đầu tư" để tiền không chạy ra khỏi DN.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, giám đốc môi giới hội sở - Chứng khoán Mirae Asset, cho rằng việc thanh tra và thanh lọc những DN vi phạm là cấp thiết để phát triển bền vững thị trường TPDN. Cũng cần xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán [chiếm 3/4 tỉ trọng nhà đầu tư TPDN].

Trong ngắn hạn, lượng TPDN phát hành mới trên thị trường sẽ giảm nhẹ do bị siết nhưng sẽ đảm bảo giao dịch các TPDN chất lượng, tránh trường hợp như quả "bom nợ" của Tập đoàn Evergrande tại Trung Quốc.

Về dài hạn, cần hướng đến việc xếp hạng các nhà phát hành TPDN, từ đó quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng.

Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam Nguyễn Hoàng Hải: Đừng mờ mắt trước lãi suất cao

Hiện nay có tình trạng "sếp lớn" của các công ty BĐS lại chuyển qua làm chủ tịch các ngân hàng. Cần siết chặt các mối quan hệ thân quen, dây mơ rễ má không lành mạnh, khiến ngân hàng mua trái phiếu bất chấp dù biết rủi ro nợ xấu.

Để thị trường minh bạch, ngoài kiểm soát việc ngân hàng mua trái phiếu, cũng cần có các công ty xếp hạng tín nhiệm, nhưng tránh công ty xếp hạng tín nhiệm DN khác nhưng bản thân mình lại kém chất lượng.

Thường nếu DN kinh doanh hiệu quả thì việc vay vốn không quá khó khăn, chưa kể lãi suất 7-8%, thấp hơn so với mức 11 - 18% trả cho người mua TPDN. Do đó, khi thấy lãi cao bất thường, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng. Việc siết chặt thị trường TPDN cũng tránh trường hợp bơm quá nhiều tiền vào DN BĐS yếu kém, nên dành tiền đó cho DN sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính ghi nhận 2 doanh nghiệp và 1 công ty chứng khoán vi phạm về phát hành trái phiếu

TTO - Bộ Tài chính bước đầu ghi nhận và triển khai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp phát hành, 1 công ty chứng khoán về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Vì sao đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp

Trà My - Thứ hai, 20/09/2021 15:50 [GMT+7]

Bộ Tài chính mới khuyến cáo trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tài chính chỉ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Vậy thế nào là nhà đầu tư chuyên nghiệp?

“Với tính chất rủi ro cao hơn nên trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng nhà đầu tư có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro, có năng lực tài chính và dám chấp nhận rủi ro khi quyết định mua trái phiếu", đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?

Luật Chứng khoán năm 2019 [Điều 11] quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 2 tỉ đồng; cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỉ đồng là được coi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nhà đầu tư tổ chức bao gồm Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỉ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.

Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao thường đi kèm với rủi ro cao. Ảnh TL

Quyền lợi của Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Trái phiếu Doanh nghiệp có 2 loại: Trái phiếu Doanh nghiệp phát hành riêng lẻ và Trái phiếu Doanh nghiệp phát hành ra công chúng.

Theo Quy định mới của Luật chứng khoán năm 2019 về nhà đầu tư chuyên nghiệp, có hiệu lực từ 1.1.2021, Trái phiếu Doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được bán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, Trái phiếu Doanh nghiệp phát hành ra công chúng được chào bán rộng rãi cho mọi loại hình nhà đầu tư và được UBCKNN cấp phép chào bán; yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải có lãi.

Ai có quyền xác thực tư cách Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?

Theo tìm hiểu của phóng viên, đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch của Sở GDCK, Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua chứng khoán có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ chưa được giao dịch tập trung, tổ chức đăng ký, lưu ký có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu.

Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu; không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ [công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại] khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Trái phiếu cần được đánh giá, phân tích trên các khía cạnh về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp phát hành, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Ngân hàng Trái phiếu doanh nghiệp Chứng khoán

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt kém xa các nước ASEAN

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chất lượng chưa cao

Bộ Tài chính: Không mua trái phiếu doanh nghiệp từ ngân hàng khi chưa hiểu

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn rủi ro

[ĐCSVN] - Qua công tác quản lý giám sát, Bộ Tài chính nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp [TPDN] vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để thị trường phát triển lành mạnh.

Ảnh minh họa [Ảnh: thoibaotaichinh.vn]

TPDN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp

Từ ngày 01/01/2021, việc phát hành TPDN được quy định đồng bộ tại Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Sau 11 tháng triển khai các quy định mới về phát hành TPDN, thị trường TPDN tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều hành thận trọng với khối lượng phát hành đạt trên 495.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ chiếm 94,5%, còn lại là TPDN phát hành ra công chúng chiếm 5,5% tổng khối lượng phát hành.

Theo Bộ Tài chính, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là các nhà phát hành lớn nhất trên thị trường chiếm lần lượt 34% và 27,7% tổng khối lượng phát hành, còn lại là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, sản xuất và công ty chứng khoán. Về cơ cấu nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại là các nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp, tỷ trọng mua TPDN riêng lẻ của nhà đầu tư cá nhân giảm so với năm 2020.

Bộ Tài chính cho biết từ đầu năm đến nay đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] triển khai các đoàn kiểm tra về tình hình phát hành, cung cấp các dịch vụ liên quan đến TPDN tại một số doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại 09 công ty chứng khoán và 02 doanh nghiệp phát hành, bước đầu đã ghi nhận và triển khai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 doanh nghiệp phát hành, 01 công ty chứng khoán. UBCKNN đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup do có hành vi chào bán TPDN thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho đối tượng nhà đầu tư không xác định mà không đăng ký với UBCKNN theo quy định của pháp luật chứng khoán; số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 600 triệu đồng và đã yêu cầu doanh nghiệp phải thu hồi toàn bộ trái phiếu đã phát hành.

Hiện nay, UBCKNN đang tiếp tục thực hiện thủ tục để xử phạt Công ty Tập đoàn Cổ phần Tập đoàn Apec Group đối với hành vi tương tự. Trong thời gian tới UBCKNN sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với quy mô lớn so với vốn tự có, phát hành không có tài sản đảm bảo và phát hành nhiều đợt.

Ngày 10/11/2021, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng [TCTD] chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN [có hiệu lực từ 15/01/2022] bao gồm các quy định nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư TPDN của các TCTD.

Vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

Qua công tác quản lý giám sát, Bộ Tài chính nhận định thị trường TPDN vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để thị trường phát triển lành mạnh.

Trong số các TPDN phát hành riêng lẻ các tháng đầu năm 2021, TPDN có tài sản đảm bảo chiếm 50,9%; trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm 49,1% [trong đó trái phiếu do các TCTD và công ty chứng khoán phát hành chiếm 76%]. Trong số 300 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ trong các tháng đầu năm 2021, 207 doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của trái phiếu chủ yếu là bất động sản, chứng khoán, chương trình, dự án.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, mặc dù tỷ lệ trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng thực tế chất lượng tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị của các tài sản này thường không định giá được chính xác hoặc có biến động mạnh theo diễn biến thị trường; theo đó, trường hợp thị trường bất động sản hoặc thị trường chứng khoán có biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu có thể dùng để bảo đảm cho các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu khác của doanh nghiệp do đó nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các rủi ro này.

Đáng chú ý, đối với doanh nghiệp phát hành trên thị trường vẫn có trường hợp doanh nghiệp phát hành TPDN với khối lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ qua các năm. Đặc biệt đối với nhóm bất động sản, trong số hơn 100 doanh nghiệp bất động sản phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021 có 26 doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm 2021; tại thời điểm 30/6/2021, hệ số nợ vay trên vốn chủ hữu bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết là 2,5 lần, trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết là 8,1 lần.

Số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp có xu hướng giảm mua trên thị trường sơ cấp TPDN riêng lẻ, tuy nhiên, trên thị trường thứ cấp, tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư cá nhân vẫn rất cao.

Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư TPDN

Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định về phát hành TPDN đã quy định rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ. Vì vậy, trước khi cân nhắc mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư cần nghiên cứu các quy định về điều kiện, tài liệu chứng minh và các quy định về xử phạt vi phạm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính khuyến cáo các nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu [số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành] và các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp [hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn/dài hạn, hệ số luân chuyển hàng tồn kho…].

Bên cạnh đó lưu ý mục đích phát hành trái phiếu cũng như tài sản đảm bảo của trái phiếu [trường hợp tài sản đảm bảo của trái phiếu chưa được đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo thì nhà đầu tư phải rất thận trong nếu doanh nghiệp phát hành sử dụng cùng 1 tài sản để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ nợ trái pháp luật, theo đó quá trình xử lý tài sản đảm bảo có thể kéo dài và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có thể không được thanh toán].

Bộ Tài chính cũng lưu ý các nhà đầu tư cần năm bắt được đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. Ngoài ra, sau khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành và việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu có phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu hay không.

Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, đánh giá đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư mới nên quyết định mua trái phiếu. Nhà đầu tư cá nhân không nên mua TPDN riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, theo sát tiến độ giải ngân, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sau khi đầu tư mua trái phiếu. Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý nguyên tắc đầu tư cơ bản là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao; do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu; không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành./.

M.P

Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm nhiều rủi ro

[ĐCSVN] – Dòng tiền vẫn đang chảy về kênh trái phiếu doanh nghiệp, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giải được bài toán vốn mà còn góp phần giảm gánh nặng đang dồn trên vai hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh luôn đi kèm với rủi ro, đặc biệt rủi ro dành cho đối tượng yếu thế như nhà đầu tư cá nhân.

Buổi Toạ đàm được tổ chức bằng hình thức trực tuyến [Ảnh: M.P]

Ngày 30/8, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Nhận diện và ứng xử rủi ro”.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, trong các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, đầu tiên phải nhắc tới là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tiếp đó là các quỹ đầu tư, cuối cùng là các nhà đầu tư cá nhân.Nhà đầu tư cá nhân ngày càng tham gia tích cưc vào các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra vấn đề sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có quá nóng, việc tham gia thị trường của nhà đầu tư cá nhân có tiềm ẩn rủi ro cho chính bản thân nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, hiện có nhiều nhà đầu tư cá nhân bị cuốn hút khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bởi mức lãi suất cao, trong khiđặt ra vấn đề nền tảng pháp pháp lý hiện tại đã đủ để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân khi họ tham gia thị trường này. Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành là các doanh nghiệp hay tổ chức trung gian tài chính như công ty chứng khoán đã thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý nhằm đảm bảo, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân. Bản thân các nhà đầu tư cá nhân đã đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực đánh giá rủi ro khi tham gia thị trường. Đây là yếu những tố mà thời gian qua Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, Bộ Tài chính và nhiều đơn vị trên thị trường đã liên tục thảo luận, đưa ra giải pháp từng bước giúp nâng cao năng lực đánh giá, kiểm soát rủi ro của nhà đầu tư cá nhân. Qua đó giúp các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lành mạnh, hiệu quả.

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài Chính cho biết, thời gian qua Bộ Tài chính đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển thị trường trái phiếudoanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về lộ trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp nhằm phù hợp với từng thời kỳ và kèm theo đó là các giải pháp về quản lý, phát triển thị trường. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ,Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã thiết lập Cổng thông tin về trái phiếu doanh nghiệp. Qua cổng thông tin này, các nhà đầu tư có thể khai thác các thông tin liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng, trong vài năm qua ở Việt Nam thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển khá mạnh, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp quá hấp dẫn. Ở đây cần hiểu trái phiếu không phải là công cụ đầu tư mà chính là công cụ nợ. Người trái chủ có quyền yêu cầu người phát hành trả lại số tiền mua trái phiếu sau thời hạn 3 năm, 5 năm, trong khoảng thời hạn nhất định nhà phát hành cần có nghĩa vụ trả nợ.

Đưa ra khuyến nghị với các nhà đầu tư cá nhân khiđầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Trong giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế, đây không phải là lúc nhà đầu tư bùng nổ và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, mà đây là thời điểm của sự cẩn trọng và chọn lọc”.

Số liệu thống kê từ Bộ Tài chính cho biết, nửa đầu năm 2021, số lượng trái phiếu phát hành ra công chúng tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ. Đồng thời, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trên thị trường sơ cấp đã giảm một nửa so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,7% tổng khối lượng đã phát hành [cùng kỳ 12,68%].

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc cơ quan quản lý bảo vệ nhà đầu tư là rất cần thiết, tất cả những đối tượng yếu thế, những đối tượng nhỏ lẻ đều cần được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, ông Đức cũng nhấn mạnh, mặc dù đã được bảo vệ tốt hơn quãng thời gian trước nhưng rủi ro vẫn bủa vây nhà đầu tư cá nhân. Bởi lẽ, trái phiếu doanh nghiệp không phải lãi suất tiết kiệm, người dân muốn an toàn thì gửi ngân hàng, muốn lãi cao thì mua trái phiếu doanh nghiệp, đương nhiên lãi suất cao thì rủi ro cao.

Ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, trong thời gian qua, việchoàn thiện khung pháp lý trái phiếu doanh nghiệp luôn gắn với sự phát triển của thị trường. Khi thị trường trái phiếu doanh nghiêp phát triển nhanh, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, về phía cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động đánh giá những rủi ro. Đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân ít có khả năng nhận định, lường trước các rủi ro khi tham gia thị trường. Theo quy định mới hiện nay việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ chỉ dành cho những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, những người có khả năng nhận biết, đánh giá khả năng rủi ro khi đầu tư, việc phát hành trái phiếu ra công chúng dành cho mọi đối tượng nhà đầu tư.

Cụ thể, đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng được cơ quan quản lý là Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép chào bán; yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải có lãi; đối tượng mua là mọi nhà đầu tư; từ ngày 01/01/2023 khi chào bán trái phiếu phải bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với những đợt phát hành có có giá trị lớn; trái phiếu sau khi phát hành được được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: cơ quan quản lý Nhà nước không cấp phép phát hành trái phiếu như đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, ngoại trừ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng tại thị trường trong nước; không yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải có lãi. Đồng thời, quy định trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các đợt chào bán phải được tư vấn bởi công ty chứng khoán; quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, tổ chức lưu ký và các tổ chức cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm khi các tổ chức này không tuân thủ quy định của pháp luật; quy định cơ chế công bố thông tin đầy đủ của doanh nghiệp phát hành, đặc biệt là công bố thông tin về mục đích huy động vốn trái phiếu;

“Việc quy định như trên nhằm phù hợp với khẩu vị nhà đầu tư, giữa nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và các nhà đầu tư nói chung” - Vụ phó Vụ Tài chính ngân hàng nhấn mạnh.

M.P

Lãi cao hơn nhiều so với tiết kiệm

Thời gian qua, nhiều nhân viên kinh doanh Công ty cổ phần [CP] Tập đoàn Sunshine liên tục gọi điện đến khách hàng, các nhà đầu tư chào mời mua trái phiếu do công ty này phát hành, với lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên cố định 11%/năm. Nhân viên công ty này cho biết số tiền huy động được sẽ dùng để mua quỹ đất, phát triển các dự án bất động sản [BĐS] và tài sản đảm bảo cho khách hàng bằng chính các căn hộ, nền đất tại các dự án mà công ty đang triển khai.

Mới đây, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc thông báo đã hoàn tất phát hành 1.500 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cố định 10,8%/năm. Mục đích huy động vốn là tăng quy mô vốn hoạt động cho công ty con. Hồi đầu năm 2021, Kinh Bắc đã huy động thành công 400 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ để cho các công ty con vay, bao gồm Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng và Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang.

Khi quỹ đất phình to, sẽ tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu tăng theo, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao, DN chia thưởng, phát hành tăng vốn. Cứ như thế, nhiều ông chủ DN liên tục in giấy bán lấy tiền thật

Lãnh đạo một công ty bất động sản

Một cái tên quen thuộc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp [TPDN] là Công ty phát triển BĐS Phát Đạt. Từ đầu năm tới nay, công ty này đã thông báo phát hành 5 đợt TPDN, với tổng giá trị khoảng 1.240 tỉ đồng. Mục đích phát hành là tài trợ vốn cho các dự án BĐS của công ty này và công ty con ở các dự án như: khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội [Bình Định], dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương [tỉnh Bình Dương], dự án hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu I [TP.HCM]... Hàng loạt doanh nghiệp [DN] khác như Công ty CP Glexhomes phát hành 500 tỉ đồng TPDN, Tập đoàn Đất Xanh phát hành 370 tỉ đồng, kỳ hạn 2 năm bao gồm quyền mua lại trước hạn và bảo lãnh thanh toán. Các công ty như Sovico, BCG Land, Helios, Vinaconex, Tân Hoàng Minh... cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, nhiều công ty huy động được nguồn vốn lớn qua TPDN như: Công ty CP đầu tư Golden Hill với 5.760 tỉ đồng [kỳ hạn 3 năm với lãi suất 9,7%], Công ty CP BCG Land huy động 2.500 tỉ đồng [kỳ hạn 3 năm lãi suất thả nổi 11% với biên độ 4%], Công ty CP BĐS BIM cũng phát hành 200 triệu USD, tức khoảng hơn 4.600 tỉ đồng...

Báo cáo thị trường TPDN của Công ty chứng khoán SSI cho thấy trong quý 2/2021, thị trường sơ cấp rất sôi động với hơn 164.000 tỉ đồng TPDN được phát hành, gấp 3,7 lần lượng phát hành của quý đầu năm và tăng gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung nửa đầu năm nay, tổng lượng TPDN phát hành là hơn 208.000 tỉ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các DN BĐS dẫn đầu với lượng phát hành trái phiếu lên tới 92.300 tỉ đồng, chiếm 44,2% tổng lượng phát hành trên thị trường.

Với lãi suất dao động trong khoảng 9,5 - 11%/năm, cao hơn khá nhiều so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng hiện nay nên trái phiếu của các DN BĐS thu hút được nhiều người tham gia.

Video liên quan

Chủ Đề