Ta là chú chuột nhỏ nay đã hóa mèo to

Chuột thường được chọn làm nhân vật phản diện trong các câu chuyện cổ tích hoạt hình, ngụ ngôn, luôn luôn đối diện với đối thủ truyền thống: Mèo. Nhưng chuột nhanh nhẹn, lém lỉnh, luôn là con chuột chiến thắng cái ác.

Ta là chú chuột nhỏ nay đã hóa mèo to
Minh họa truyện Hai chú chuột xấu xí.

Những tranh vẽ mang tính hoạt hình dưới đây là minh họa cho những câu chuyện nổi tiếng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng lời nói. Đây có thể là những câu chuyện ngụ ngôn mang tính đạo đức, như truyện ngụ ngôn Aesop, truyện cổ Ấn Độ hoặc chúng có thể là những câu chuyện trẻ con thời hiện đại về chuột của Beatrix Potter - The Tale of two bad rats (Câu chuyện về hai con chuột xấu xí) và The Tale of Samuel Whiskers (Câu chuyện về Samuel Whiskers).

Trong thời Phục hưng, câu chuyện ngụ ngôn Sư tử và chuột của Aesop lên án tham vọng xã hội. Truyện này có các phiên bản ở nhiều nước.

Trong các phiên bản cũ nhất, một con sư tử đe dọa một con chuột đã đánh thức nó khỏi giấc ngủ. Con chuột cầu xin sự tha thứ và đưa ra quan điểm rằng, chuột chỉ là con mồi nhỏ bé, không xứng đáng với sự oai phong của sư tử. Con sư tử đồng ý và thả chuột. Sau đó, sư tử bị sa lưới của những người thợ săn. Nghe tiếng gầm rú của sư tử bị nạn, con chuột nhớ lại sự khoan hồng của sư tử đối với mình trước đây, nó vội chạy đến, dùng răng gặm đứt lưới để cứu sư tử. Đạo đức của câu chuyện là sự thương xót và tha thứ sẽ mang lại phần thưởng cho chính mình. Các phiên bản tiếng Anh sau này củng cố điều này bằng cách hứa hẹn chuột sẽ trả lại sự ưu ái cho sư tử, để giải trí.

Trong những thế kỷ sau, truyện ngụ ngôn của La Fontaine bao gồm một phiên bản Sư tử và chuột ngắn gọn hơn.

Trong phiên bản của Ivan Krylov (1833), con chuột - thay vì làm phiền con sư tử, xin phép làm nhà trên lãnh thổ của mình, nói rằng một ngày nào đó nó có thể trở nên hữu ích. Bực bội với ý tưởng rằng một sinh vật quá đáng thương có thể cung cấp cho anh ta một bữa ăn, con sư tử tức giận bảo con chuột nên chạy trốn trước khi bị ăn thịt. Nhưng đến khi sư tử bị săn bắt, chỉ trong chuồng, sư tử mới nhận ra rằng niềm tự hào của chính mình bị sụp đổ.

Panchatantra, tên bộ sưu tập truyện ngụ ngôn thơ và văn xuôi về động vật cổ xưa của Ấn Độ. Tác phẩm gốc tiếng Phạn, mà một số học giả tin rằng được sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, của Vishnu Sharma. Chuyện cổ tích này kể về một đàn voi đến một khu rừng và muốn lấy nơi này để sinh sống. Nhưng đây là không gian của loài chuột. Chuột đầu đàn thay mặt cư dân nhà chuột tại đây tìm đến gặp các chú voi để trình bày hoàn cảnh, đời sống của chuột bao đời qua nơi đây. Thương tình, bầy voi không nỡ giành đất ở. Một hôm, đàn voi bị sa lưới thợ săn, tất cả chuột từ khu rừng xông xáo chạy đến cứu. Sự cảm thông của voi đã được đền đáp.

Một bậc thầy khác về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn Hans Christian Andersen (1805-1875). Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết dân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời. Những câu chuyện cổ tích của Andersen đã được dịch sang hơn 125 ngôn ngữ, trở thành văn hóa gắn liền với ý thức tập thể của phương Tây, dễ dàng tiếp cận với trẻ em, nhưng cũng đưa ra những bài học về đức hạnh và khả năng phục hồi trước nghịch cảnh cho những độc giả trưởng thành. Câu chuyện “Nồi súp bằng xúc-xích” của Andersen, trong đó 4 con chuột khám phá cách nấu súp từ phần thừa bỏ hai đầu của cây xúc xích. Nghĩa là phải xoay sở, sáng tạo để có thức ăn. Đó là một bài học về sức mạnh của sự tích cực, xây dựng cộng đồng và làm thế nào để tạo ra thứ gì đó từ chỗ không có gì trong tay!

Nhà văn cho trẻ em và là họa sĩ chuyên vẽ minh họa các tác phẩm về động vật Helen Beatrix Potter (1866-1946), sinh và mất tại Kensington, phía tây London. Trong số những câu chuyện của Beatrix Potter, có truyện Two Bad Mice - Hai con chuột xấu xí, kể về sự tinh nghịch của hai nàng chuột và câu chuyện lôi cuốn bằng những tranh minh họa do chính tác giả vẽ.

rong nhà, trừ người, chó và mèo làm chúa tể. Chó giữ về mặt bộ, mặt thuỷ. Hắn có phận sự chạy nhông khắp chốn để đánh hơi, để hỏi han và để mắng những người lạ đi tơ mơ vào trong ngõ. Có khi cao hứng hắn lội xuống ao, tắm; hoặc nếu có ai cầm hòn gạch ném vào nước và huýt mấy tiếng còn, hắn cũng động cỡn nhảy tùm xuống. Một đôi bận, sự đùa cợt của hắn cũng được việc. ấy là khi hắn bơi ở trong ao để dồn vịt về chuồng. Chó hay lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen. Nhưng tính tình hắn lại phổi bò, dễ dãi và thường chóng quên.

Còn mèo rất khác. Mèo lờ mờ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nào hắn cũng ra vẻ nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc ghê gớm lắm. Có phải thế chăng, hỡi cái gã lừ đừ và nghiêm nghị kia? Gã lại càng làm ra vẻ khó hiểu tợn. Nhưng ngoài cái vỏ ngoài chưa thể đủ để nói rõ được bề trong. Biết đâu, mèo ta không khó chịu như mình tưởng. Mà vốn hắn lại hiền lành cũng nên?

Hôm nay, tôi kể chuyện một gã mèo, một gã mèo trẻ tuổi. Y sống lặng lẽ trong một nếp nhà ngói cổ kính, giữa một vườn cây rộng, ở làng Nghĩa Ðô, cùng một sân với bọn chó, bọn gà ri, bọn ngỗng...

Y là một chàng mèo mướp. Giống đó, nhà quê nười ta nuôi nhiều. Cái bộ lông mèo mướp thực là dị kỳ. Nó vừa trắng màu lụa, vừa trắng màu tro lại vừa đen xỉn. Khắp mình, ba màu ấy trộn lẫn với nhau, mà trộn rất nhỏ, hoà hợp lại thành một màu đặc biệt như màu cái chăn dạ của các chú lính tập. Chỉ ở dưới bụng mới có một mảng lông trắng mềm mềm. Màu mướp ấy trông bẩn, vì đen ngòm ngòm, nhưng chính ra sạch lắm. Nó sạm như đất, mà không phải là có đất bám. Nó lại mờ mịt như có tro là chỗ ngủ tốt nhất của loài mèo - mà thực ra cái bờm lông xấu xí đó chẳng vẩn một chút bụi tro. Ngắm thì không đẹp mắt, nhưng nếu sờ tay vào, nó muốt như sờ tay trên tấm nhung tơ.

Hai mắt mèo tròn và quắc như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Hắn không có môi, song hắn có cái mũi đo đỏ, đẹp như môi son hồng của các cô con gái mười tám đương thì. Ðàn bà không ưa cái mũi đỏ ấy. Người ta bảo mèo mũi đỏ là mèo hay ăn vụng. Hai bên mép hắn có hai hàng ria cứng nhắc như ria làm bằng thép nước. Lũ trẻ con, có lúc nghịch, đè ngửa hắn xuống, lấy kéo cắt truôi cả đôi hàng ria xuôm đuột. Nhưng chỉ qua ít ngày, nó lại trổ ra như thường.

Gã mèo mướp ăn ở thì giờ như một người đúng mực. Ban ngày hắn ngủ hoài, cái dáng mèo nằm, dáng êm, dáng thanh, dáng lâng, đẹp biết bao! Lúc bấy giờ, cái thân hắn nhẹ muốt, chỉ như một chút gợn gió phẩy bay một nắm bông gạo nõn.

Mà giá ban ngày hắn có thức cũng không làm gì; hắn chỉ nằm gù gù. Ðể đến đem, trong cái bóng tối mung lung, hắn mới ra tay hoạt động. Hắn đi rà rà thâu canh như người trương tuần.

Gã mèo có cái vẻ đạo mạo như một ông đứng tuối, đưng bắt đầu để râu. Hắn hiền hiền mà lại ang ác. Nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì. Mà chừng hắn chẳng tư tưởng chi ráo! Hắn chỉ là một người rong chơi lông bông. Chẳng có những bác trông mặt thì ra dáng đăm chiêu tư lự mà thực ra trong đầu không chứa đựng một ý nhỏ nào.

***

Gã ngồi ở đấy, ở trên dại bể. Hai chân trước đứng thẳng, đôi chân sau gấp lại, y như lối ngồi xổm. Ðôi mắt nhìn xa xôi... Thỉnh thoảng, theo thói quen, hắn đưa cẳng chân lên gãi mép, cũng như người ta đưa tay lên vuốt râu cho nó oai vậy.

Trời đã xế chiều rồi. Một chiều thu êm ả. Vài gợn nắng vàng nhạt đọng trên những tàu cau rách rưới màu xanh om. Bên nhà ngang, tiếng guồng tơ quay đều đều. Trên đường cái, lũ trẻ con đi học về, vừa chạy thi nhau vừa la, nghe vang động xa vời vợi. Ngoài giếng khơi, người ta kéo nước rào rào. Cái gáo mo lạt sạt đụng vào thành giếng đá.

Trong bếp lặng tờ. Bây giờ là sau bữa cơm chiều người ta không dùng đến bếp nữa. Gã mèo mướp ngồi ngắm trời, ngắm đất mãi thì cũng chán. Gã bèn đứng lên, uốn cong cái lưng và nhuôi bốn chân ra để vươn vai, rồi đi về căn nhà hiu quạnh. Hắn bước từ tốn và uyển chuyển như một con hổ nhỏ. Khi qua gốc cau, chăng biết ý định sao, hắn leo tót ngay lên, quào quào mấy móng sắc vào cái vỏ cây cau điệp trắng, rồi lại tụt xuống, rồi đi lểu đểu, đạo mạo như trước. Hắn thường có những cử chỉ đột nhiên. Hắn làm bất ngờ như trong lòng đang khoan khoái một điều mà hắn thường nghĩ đến . Luôn luôn gã mèo mang một nét tư lự.

Y ngồi vào thì lì bên bếp tro. Y nghiêng mang tai để rũ vào một ông đồ rau, to bằng hòn gạch vồ lớn. Lúc nào y cũng ngứa và cần gãi.

Bỗng y đứng im. Y nghếch đầu lên. Hai cái tai mỏng vểnh ra để nghe ngóng. Hình như có tiếng lịch kịch ở sau đống củi. Nhưng khi bước lại thì không thấy động gì nữa. Gã quay đầu ra, ngước mắt nhìn lên đám mạng nhện có mắc bồ hóng đen sạm, bị gió đưa lúc lắc trên trần bếp.

Có tiếng động thực. Lần này gã mèo dúm bốn chân lại, bước từng bước rất nhẹ về phía đống củi. Ðống củi đó người ta để phiền quá, vừa chướng bếp, vừa làm cái rừng bùm tum, chỉ tiện cho quân gian núp náu.

Giống mèo là một giống, đứng ở chỗ nào, không thể chịu có được một tiếng động nhỏ. Ðã có khi gã mèo mướp nằm ngủ suốt đêm ở trên một đống củi. Ðấy là chỗ ra vào của lũ chuột ngày, cái lũ chuột con rất tinh ranh, hễ tha được một hột cơm nhỏ cũng chạy thọt ngay vào đó để nhấm nháp.

Mèo và chuột là đôi loài có thù không đội trời chung với nhau. Mèo ghét chuột quá, ghét kịch liệt. ý giả mèo ta tin rằng giống mình giỏi nhát thiên hạ; những tên chuột, tất cả lò nhà chuột, chỉ đáng đem thân làm nô lệ cho loài mèo thần thánh. Thế mà cái giống thấp hèn ấy không biết điều mà lại hay tắt mắt, táy máy, bặng nhặng làm nghịch mắt và rác tai bề trên. Hai cái tai mèo mướp hơi động đậy. ấy là khi anh hết sức lắng nghe. Tai mèo mỏng tanh, gần soi bóng qua được, dỏng lên như chiếc tai lừa tý hon. Cái vòng tai rộng mở và loe ra. Chả trách gã nghe rõ lắm.

Gã khum hai chân trước xuống nhìn vào gầm đống củi. Rõ ràng gã trông thấy một chiếc đuôi nhỏ và dài thò lò dưới một mẩu gỗ. Ðúng cái đuôi chuột. Gã nép về một bên, thon người lại.

Lúc này trông gã mèo quái ác dị thường, thoát hẳn cái dáng lừ đừ, hiền hậu hàng ngày. Y quời quời cái chân. Sau y biết làm thế hấp tấp quá. Phải chờ cho cái đuôi chuột lùi ra nữa mới được.

Lại có tiếng rúc rích ở trong. à có hai thằng chuột rửng mõ đang đùa nhau. Chúng nó hẳn đến ngày tận số. Ai đời chuột lại dám đánh đu ở miệng mèo! Tuy cáu nhưng mèo cũng đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội tốt đến. Trong kia, hai con chuột vô tình, vẫn đùa cợt vui vẻ. Nhiều lúc, có nhanh lại chạy ra tận ngoài. Thò cái mõm nhọn ngửi xung quanh. Lộn tiết, gã mèo đã toan chộp, nhưng chuột lại chạy ngay vào mất. Con mèo lại yên lặng, chịu khó ngồi rình.

Bóng tối trùm xuống mau nhẹ. Vừa mới nhọ mặt người, bây giờ đã đêm hẳn. Một mảnh sáng nhờn nhợt in trước sân bếp.

Trên nhà, người đã quẹt diêm để châm sáng đèn cho trẻ học. Tiếng những đứa trẻ ra ao rửa chân, vừa đi vừa khua guốc lóc cóc.

Hai chú chuột ở trong gần đống củi hẳn thấy trời tối rồi thì muốn ra ngoài chơi lắm. Cái thằng mèo mướp ốm bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay bữa nay chắc đi chơi đâu vắng; nếu nó có nhà tất đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đầu rau. Chúng mình ra ngoài kia đùa một tí hoặc kiếm chác một cái gì ăn thì hay quá. Hai cái đầu ló ra. Rồi hai gã chuột bước hẳn ra đống củi đi lần về phía bếp. Chúng vui vẻ cãi nhau choe choé.

Hai cái bóng bé nhỏ quá, chụm lại với nhau chưa bằng một ngón chân người lớn ta. Ðấy là hai con chuột nhắt bé hơn chuột chù. Nhưng nó nhanh và hoạt bát hơn nhiều. Anh chuột chù có cái mõm dài nghêu - cứ vác cái mõm đã đủ mệt - đi đến đâu cũng rụt rụt, rè rè. Hễ hơi có cái gì đáng sợ là vội hốt hoảng chạy cuống lên, vãi cả đái và kêu rối rít. Ðã thế còn chậm và không biết leo tường, leo cột, chỉ luẩn quẩn sát mặt đất. Thật là một thứ chuột cùng dân, thấp kém nhất trong xã hội chuột. Vậy mà thiên hạ lại ưa thứ chuột đó. Không phải là ưa cái thân hôi hám của nó - chẳng đã có câu mỉa "Hôi như chuột chù" - nhưng người ta chỉ ưa có tiếng kêu "chuúc... chuuuuc. ..". các cụ ta nói: ấy chuột chù bảo: túc, túc, ắt nhà ấy hẳn sắp có việc đại phát tài". Và đây chỉ là hai con chuột nhắt. Thân chúng nhỏ nhắn, mõm chúng xinh xinh vừa phải. Về sự nhanh nhẹn, phải biết rằng nhờ ở cái thân hình bé bỏng, chúng leo vun vút, chúng chạy nhoăn nhoắt như có phép biến hoá.

Thoạt thấy bóng đôi chuột lúi húi ra khỏi đống củi, gã mèo mướp mừng khấp khởi. Nhưng rồi chàng chán đớ ra ngay. Nó tưởng chuột chiếc to tát thế nào, chứ nếu biết chỉ là hai chuột nhắt tép ranh ấy thì nó đã bước từ nãy, không phải tốn công, tốn sức mà rình nấp vô ích. Mèo ta cũng khá đại lượng. Song thực cũng tại cái tính lười nhác cố hữu chả muốn cất đại công trình mà được chỉ có một tí ti kết quả đó thôi.

Nhưng đã thế này thì cứ bắt chơi. Hầy! Ðùa một mảy vậy. Nghĩ vậy, mèo ta co lưng lại để lấy thế rồi vươn hai chân ra chộp cả hai bóng đen ngọ nguậy ở trước mặt. Có tiếng kêu "chí... i...". Một con thoát được, còn một bị nắm lại. Mèo gầm gừ để thị uy và doạ dẫm. Chú chuột khốn nạn bị túm lại, nằm ngất trong hai bàn tay sắt đầy vuốt cong và sắc của ông mèo, y như cái cảnh rúm ró của chị cua nhà quê mà bị cụ ếch đại vương lấy một bàn tay mà vỗ vào mai.