Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh có tốt không

Ngoài ra, một số mẹ thường hỏi rằng: “Có nên dồn sữa mẹ để tủ lạnh?” Thực tế, bạn nên dùng sữa càng sớm càng tốt. Vài nghiên cứu khuyên rằng bạn bảo quản sữa càng lâu, dù trong tủ lạnh hay tủ đông, lượng vitamin C có trong sữa sẽ bị mất nhiều hơn. Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng để sữa trong tủ lạnh hơn 2 ngày có thể làm giảm tính năng tiêu diệt vi khuẩn của sữa mẹ và việc trữ đông lâu có thể khiến hàm lượng chất béo trong sữa giảm.

6. Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Làm thế nào để làm tan và làm ấm sữa?

Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng về bề ngoài của sữa. Sữa được bảo quản thường tách thành một lớp kem và một lớp sữa. Sữa mẹ có thể có các màu sắc từ vàng nhạt đến vàng cam, hồng, xanh lá cây, tùy thuộc vào việc bạn dùng thực phẩm, thức uống hoặc thuốc nào. Để làm tan sữa, bạn có thể cho bịch sữa/chai sữa vào trong bát nước ấm. Sau khi sữa ấm, nhẹ nhàng lắc đều bình sữa để các thành phần hòa quyện với nhau. Muốn kiểm tra nhiệt độ của sữa, bạn hãy đổ vài giọt vào cổ tay. Nếu sữa hơi nóng hoặc không nóng thì bé có thể dùng được.

7. Rã đông có giữ được dinh dưỡng trong sữa mẹ?

Khi nói về phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách, nhiều mẹ thắc mắc không biết nếu bảo quản sữa mẹ đông lạnh thì nên rã đông thế nào là đúng cách? Câu trả lời là bạn không nên làm tan sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi điều này có thể khiến vi khuẩn trong sữa sinh sôi mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, bạn cũng không nên hâm sữa trong lò vi sóng do sức nóng phân bố không đều có thể phá hủy những kháng thể của sữa và có nguy cơ gây bỏng miệng bé. Hãy cho bé dùng sữa đã được rã đông trong vòng 24 giờ.

Đến đây, một băn khoăn được đặt ra là, khi bạn đã rã đông sữa và cho trẻ uống, phần sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Lời khuyên dành cho bạn là không nên giữ lại phần sữa đó mà hãy vứt bỏ sữa dư. Tuyệt đối tránh việc làm đông lại số sữa đã được rã đông hoặc đã làm rã đông một phần.

Sữa được rã đông có thể có mùi hơi khác so với sữa mới vắt ra hoặc có mùi xà phòng do sự phân hủy chất béo trong sữa nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ dùng.

8. Sau khi rã đông, sữa sử dụng an toàn trong bao lâu?

Nếu đã tan hết, sữa có thể để trong ngăn mát đến 24 giờ và không nên đông lạnh lại. Một nghiên cứu cho thấy rằng vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa đã sử dụng trước đó từ 1 – 2 giờ sau khi được chuẩn bị.

9. Bảo quản sữa mẹ đúng cách thì sữa mẹ đông lạnh có bị đổi màu không?

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh có tốt không

Sữa mẹ đông lạnh có thể có màu hơi khác so với sữa tươi. Tuy nhiên, đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ thường có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, điều này hoàn toàn bình thường. Sau khi rã đông, bạn chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau.

10. Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Có thể đông lạnh lại sữa đã rã đông?

Khi sữa đã đông lạnh nếu muốn cho bé bú, bạn chỉ có thể làm tan nó trước. Sử dụng sữa ngay sau khi rã đông. Lưu ý rằng, một trong những phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách là không đông lạnh lại sữa sau khi đã rã đông.

Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhằm giúp bé yêu được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách.

Không chỉ băn khoăn sữa mẹ để ngoài được bao lâu, mà sữa mẹ để được bao lâu trong ngăn đông đá cũng là vấn đề được nhiều người chú ý. Nếu bảo quản sữa mẹ trong các loại tủ đông chuyên dụng, có nhiệt độ -18 độ C hoặc thấp hơn thì có thể để tối đa 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tối ưu nhất là trong 6 tháng.

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Sữa mẹ sau khi hâm để được bao lâu? Nếu ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn thì mẹ có thể để tối đa khoảng 1 – 2 giờ.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu? Với trường hợp này, thời gian mẹ có thể để tối đa là 1 ngày (24 giờ). Ngoài ra, với sữa mẹ đã rã đông, mẹ tuyệt đối đừng cho lại vào ngăn đá để bảo quản tiếp. Với sữa dùng không hết thì bạn nên đổ đi.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu: Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu?

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ, sữa mẹ bé bú không hết dù là sữa mớt vắt, sữa được làm ấm hay sữa rã đông từ ngăn đá tủ lạnh dù bảo quản trong môi trường nào như nhiệt độ phòng, ngăn mát hay ngăn mát tủ lạnh thì chỉ nên để tối đa 2 giờ. Sau thời gian này, nếu bé bú không hết thì bạn nên bỏ đi, tuyệt đối đừng cho bé bú tiếp hoặc cấp đông trong tủ lạnh.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ bạn cần biết

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh có tốt không

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu và lưu ý gì khi bảo quản sữa mẹ? Vi khuẩn có mặt khắp mọi nơi, từ tay, vùng da quanh núm vú cho đến các bộ phận của máy hút sữa. Khi bạn vắt hoặc hút sữa, một lượng nhỏ vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa, nếu bảo quản đúng cách, lượng vi khuẩn nhỏ này sẽ không gây hại cho bé.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng có chứa các đặc tính kháng khuẩn, có thể ngăn vi khuẩn phát triển trong nhiều giờ. Tuy nhiên, càng để lâu, vi khuẩn càng có thời gian sinh sôi. Nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng, nhiệt độ phòng càng cao, vi khuẩn càng phát triển nhanh. Do đó, bạn nên tránh để sữa lâu hơn khoảng thời gian khuyến nghị kể trên.

Bên cạnh vấn đề sữa mẹ để ngoài được bao lâu, khi vắt và bảo quản sữa mẹ, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi vắt sữa cho bé. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay có chứa cồn.
  • Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy. Nếu vắt sữa bằng máy, hãy kiểm tra và vệ sinh kỹ các thiết bị của máy trước khi dùng.
  • Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Bạn có thể bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa có nắp đậy kín. Nếu dùng bình nhựa, nên tránh những sản phẩm nhựa có chứa BPA.
  • Ghi chú kỹ lưỡng về thời gian vắt sữa. Khi lấy sữa cho bé uống, luôn luôn rã đông sữa mẹ đã vắt trước nhất.
  • Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và có thể khiến sữa nóng không đều, khiến bé bị bỏng.

Những hướng dẫn về thời gian bảo quản sữa mẹ kể trên chỉ phù hợp, an toàn cho trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh. Với trẻ sinh non hoặc trẻ không có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sự phát triển của vi khuẩn trong sữa khi để ở nhiệt độ phòng có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, trong trường hợp này, chỉ nên để sữa ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Trong trường hợp mẹ vắt và trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là từ 1 - 3 ngày.

Sữa mẹ có thể để ngoài được bao lâu?

Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ. Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần.

Sữa mẹ ra đồng ở nhiệt độ bao nhiêu?

Tóm lại, nhiệt độ rã đông sữa mẹ lý tưởng nhất rơi vào khoảng 37 độ C. Nếu có điều kiện, mẹ nên dùng thiết bị hâm sữa tự động để đảm bảo tính chuẩn xác và độ dinh dưỡng trong sữa. Sữa chỉ nên trữ đông một lần, sau khi rã đông thì phải dùng ngay, không thể trữ lại được.

Tại sao phải trữ sữa mẹ?

Sữa trữ giúp bảo quản nguồn dinh dưỡng quý giá có mẹ không bị bỏ đi. Nhất là trong giai đoàn đầu khi bé không bú hết. Việc vắt sữa giúp tuyến sữa hoạt động bình thường. Việc trữ sữa mẹ giúp các bé luôn có được nguồn sữa an toàn để bú.