Sự tích hồ gươm của tác giả nào

Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” [hợp lòng trời] trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. Sức mạnh của gươm thần:

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

5. Ý nghĩa:

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm [Hoàn Kiếm] nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
  • Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương [thần cai trị biển], tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

2. Lời kể:

Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.

  • Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.
  • Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm [“Ha ha! Một lưỡi gươm”] có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.
  • Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi [“Đây là Trời có ý… báo đền Tổ quốc”]: cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.
  • Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần [Từ đó nhuệ khí… không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”]: kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.

3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.

4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm [hồ Hoàn Kiếm] vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết [phần giải thích tên gọi] sẽ không có điều kiện được nêu ra.

Trên thanh gươm thần Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn có khắc hai chữ “Thuận Thiên”. Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì?

A

Khẳng định tính chất chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

B

Khẳng định ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc.

C

Khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

D

Khẳng định Lê Lợi là một người anh hùng yêu nước.

Trong “Sự tích Hồ Gươm”, tác giả dân gian đã dùng những cách xưng hô nào để gọi Lê Lợi?

A

Minh công, bệ hạ, người làm việc lớn.

B

Minh công, tráng sĩ, chủ tướng

D

Minh công, bệ hạ, người làm việc lớn, thần.

Chọn đáp đúng nhất Đặc điểm truyện truyền thuyết được thể hiện qua văn bản “Sự tích Hồ Gươm” là:

A

Truyện có yếu tố kì ảo là gươm thần khẳng định Lê Lợi là người có phép lạ phi thường; truyện xoay quanh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

B

Truyện có yếu tố kì ảo là gươm thần cho thấy sự giúp đỡ của thần linh đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nhân vật Lê Lợi có có công đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi.

C

Truyện có yếu tố kì ảo là gươm thần cho thấy sự giúp đỡ của thần linh đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nhân vật Lê Lợi có công đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi được nhân dân ngưỡng mộ, tôn thờ.

Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc nào?

Tác giả dân gian dùng từ ngữ nào để gọi Gióng sau khi sứ giả mang vũ khí đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ ?

A

Tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng

B

Chú bé, đứa bé, đứa trẻ, Thánh Gióng

D

Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương

Vì sao nói Gióng hội tụ đầy đủ đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

A

Gióng ra đời và lớn lên kì lạ

B

Gióng lập được chiến công lớn lao là đánh tan giặc Ân cứu nước

C

Vua phong danh hiệu, lập đền thờ

Chi tiết nào sau đây không phải là chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A

Gióng cất tiếng nói đầu đời đòi đi đánh giặc

B

Gióng lớn nhanh như thổi

C

Bà con góp gạo nuôi Gióng

D

Gióng vươn vai thành tráng sĩ

Truyện Thánh Gióng có cốt lõi sự thật lịch sử nào?

A

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đổng

B

Bấy giờ, giặc Ân xâm lược nước ta

C

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng

Chi tiết bà con làng xóm vui mừng góp gạo nuôi Gióng trong văn bản “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì?

A

Thể hiện sự thương cảm với gia đình Thánh Gióng

B

Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

C

Thể hiện sự quan niệm “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”

D

Thể hiện mong muốn cậu bé lớn nhanh hơn nữa

Truyện Thánh Gióng không giải thích hiện tượng nào?

A

Tre đằng ngà có màu vàng óng

B

Ở huyện Gia Bình, có nhiều ao hồ liên tiếp

D

Có làng mang tên làng Cháy

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A

Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc cứu nước.

B

Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc ngoại xâm.

C

Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.

D

Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

A

Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

B

Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

C

Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

D

Truyện có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Trong truyện nhân vật Gióng có mấy lần được gọi là “tráng sĩ”

Tại sao tác giả dân gian lại kết thúc truyện “Thánh Gióng” bằng chi tiết: “Ngày nay, vẫn còn đền thờ ở làng Gióng, mở hội hàng năm, còn lưu lại nhiều dấu tích.” ?

Sự tích Hồ Gươm tác giả là ai?

Người Hà Nội được Nguyễn Đình Thi sáng tác nhằm ca ngợi Hà Nội và những dấu ấn lịch sử từ cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sự tích Hồ Gươm lớp 6 là truyện gì?

Sự tích Hồ Gươm là truyện truyền thuyết ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm ngày nay. Vào thời giặc Minh xâm lược nước ta, đi đến đâu chúng cũng tàn sát người dân vô tội, cướp bóc của cải của nhân dân. Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than.

Chủ đề của sự tích Hồ Gươm là gì?

  1. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. - Chủ đề toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện. - Sự việc tập trung cho chủ đề: câu nói của người nông dân với vua: Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi….

Ai là người nhặt được chuỗi gươm?

-Lê Lợi nhặt được chuôi gươm phát sáng trên ngọn cây lúc chạy trốn sự truy đuổi của giặc tạị vùng rừng núi hoang vắng. - Chuôi và lưỡi hợp lại tạo thành một thanh gươm có sức mạnh vô song nên nghĩa quân đánh đâu thắng đó.

Chủ Đề