Sốt virus có nên đánh cảm không

Từ lâu, cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả được dùng rất phổ biến để chữa các chứng cảm.

Tuy nhiên, BS. Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam khuyến cáo, người bị sốt phong nhiệt cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong.

BS. Hướng giải thích: Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.

Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…

Không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.

Sốt virus có nên đánh cảm không

1. Cách cạo gió

Chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

2. Vị trí cạo gió

Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống). Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

3. Kỹ thuật cạo gió

Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ.

Sốt virus có nên đánh cảm không

Hiệu quả bước đầu của dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại huyện Hương Sơn

Sốt virus có nên đánh cảm không

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngoài công lập

Sốt virus có nên đánh cảm không

Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện

Sốt virus có nên đánh cảm không

Cần quyết liệt hơn trong dập dịch sốt xuất huyết ở Kỳ Lợi

Sốt virus có nên đánh cảm không

Virus gây COVID-19 liên tục biến đổi với các biến chủng mới

Sốt virus có nên đánh cảm không

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Sốt virus có nên đánh cảm không

Các biện pháp phòng ngừa muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt virus có nên đánh cảm không

7 biện pháp phòng ngừa viêm phổi

Sốt virus có nên đánh cảm không

Cán bộ y tế cơ sở ở Hà Tĩnh được hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhiều dịch bệnh nguy hiểm

Sốt virus có nên đánh cảm không

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người

Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa hè, với người lớn, sốt virus có diễn biến thường nhẹ có thể tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp sốt cao, diễn biến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Nhiều loại virus gây sốt

Sốt virus do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận, khu vực nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan trong hệ hô hấp… Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt là do một số loại virus như: Rhinovirus, virus cúm, Coronavirus, Adenovirus… Mỗi loại virus khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện sốt với nhiều triệu chứng khác nhau ở người bệnh.

Đối với những người lớn trong độ tuổi trưởng thành, nếu hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị virus gây sốt tấn công vào cơ thể. Nhất là khi thời tiết thay đổi theo mùa, người lớn dễ bị sốt virus khá giống với trẻ em.

Thường ở người lớn, với những người có sức khỏe tốt, khi bị sốt virus nếu tiến hành điều trị triệu chứng ngay thì vài ngày sẽ đỡ và khỏi bệnh. Khi đó, virus gây sốt cũng được tiêu diệt nhanh chóng, hiệu quả. Còn nếu chăm sóc không đúng cách, theo dõi diễn biến không phát hiện sớm những bất thường sẽ có nguy cơ cao gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Đường lây truyền sốt virus

Nguyên nhân chính của sốt virus chính là bị lây nhiễm virus qua các đường khác nhau. Trong đó chủ yếu qua đường hô hấp , vì virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.

Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Một số loại virus thường thấy chính là enterovirus và norovirus.

Virus còn do muỗi truyền bệnh đây là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt virus, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika.

3. Biểu hiện sốt virus ở người lớn

Hầu hết các trường hợp sốt virus đều có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng và nổi bật nhất của sốt virus đó là sốt rất cao (có thể trên 39°C, tùy chủng virus). Các cơn sốt có thể liên tục tăng và giảm trong thời gian nhiễm bệnh, có thể sốt lên đến 40-41 độ C.

Sốt virus có nên đánh cảm không

Sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên

Ngoài biểu hiện sốt cao thì người bệnh còn có các biểu hiện như:

- Đau đầu: Đây là biểu hiện thường gặp của sốt virus, bệnh nhân thường có dấu hiện nhức đầu dữ hội.

- Viêm đường hô hấp : Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi... Người bệnh có biểu hiện đỏ mắt, chảy nước mắt.

- Da nổi mẩn: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt virus, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

- Đau nhức mình mẩy: Người bệnh đau nhức khắp người, đặc biệt là đau nhức ở cơ bắp. Những cơn đau này thường khiến bệnh nhân mệt mỏi không làm được việc.

- Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện này thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt virus do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể buồn nôn , nôn, xuất hiện hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy...

4. Chẩn đoán sốt virus

Sốt do virus và do vi khuẩn có rất nhiều điểm giống nhau nên việc chẩn đoán các bác sĩ dựa vào tiền căn, bệnh sử, tính chất các triệu chứng và cả lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, chủ yếu là để phân biệt với tình trạng nhiễm trùng.

Xét nghiệm là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán khi sốt virus. Ngoài việc giúp xác định nguyên nhân của sốt virus hay không, xét nghiệm khi sốt siêu vi còn có thể giúp xác định loại trừ các nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn, có thiếu máu, mất nước và các bệnh lý về máu cơ bản khác…để xác định được chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân của sốt. Từ đó giúp cho việc điều trị chuẩn xác đúng phác đồ.

5. Cần chăm sóc đúng cách khi sốt virus

Trên thực tế hầu hết các trường hợp sốt virus đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu chăm sóc tại nhà đúng cách.

Khi bị sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên nếu sốt cao cần sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol 500mg khi sốt ở nhiệt độ 38,5 độ C .

Người bệnh cần bù nước vì khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên uống nhiều nước lọc và bù điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày).

Người bệnh sốt virus cần ở trong phòng ấm, không nên mặc quần áo quá dày, ở trong phòng quá kín. Dù sốt nên người bệnh thường xuyên cảm thấy ớn lạnh nhưng nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn đang rất cao. Do đó cần mặc các loại quần áo nhẹ, thoáng, có thể sử dụng quạt gió chế độ thấp để giữ không khí lưu thông. Cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Trong khi sốt người bệnh cần ăn uống đủ chất, đồ ăn dễ tiêu như: ăn cháo, phở bún,… tăng cường bổ sung vitaimin C, ăn thức ăn lỏng đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục tình trạng sức khỏe.

Đa số trường hợp, sốt virus thường không đáng ngại, nhưng nếu sốt cao 39°C hoặc cao hơn hoặc sốt không hạ sau khi uống thuốc, sốt kèm thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Những triệu chứng sốt virus ở người lớn cần chú ý là :

Đau đầu dữ dộiKhó thởĐau ngựcNôn thường xuyênPhát ban trầm trọngCổ cứng và đauCo giật, mất tỉnh táo….

Cần phải được nhập viện và điều trị.

6. Biến chứng có thể gặp

‎Khi sốt virus người bệnh có thể bị rát họng, có mủ, viêm ở phế quản. Nặng hơn có khả năng sẽ bị sốc nhiễm trùng (mạch đập nhanh, khó thở, tay chân lạnh, huyết áp tụt). Lúc ở trong trạng thái nguy kịch này người bệnh dễ dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ở người lớn mắc sốt virus là viêm phổi, đặc biệt là các chủng virus mới có khả năng gây bệnh nguy hiểm hơn, dễ lây nhiễm và khó kiểm soát bệnh hơn.

Khi virus gây bệnh cũng có thể xâm nhập gây viêm cơ tim, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn co thắt tim nguy hiểm như: tim đập loạn nhịp, ngừng tim từng đợt. Đặc biệt những người bệnh khi đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, đuối sức và các triệu chứng đau ngực, hồi hộp hoặc các triệu chứng tim mạch khác thì nguy cơ biến chứng đến tim cao hơn.

Sốt virus không biến chứng chỉ cần điều trị ở nhà. Điều trị triệu chứng như hạ sốt giảm đau bằng thuốc thông thường, giảm ho, uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước có chất điện giải) và không cần truyền dịch. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị, không dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc tự chữa bệnh như thế dễ dẫn đến các biến chứng do thuốc hay sử dụng không đúng chỉ định. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh trong sốt virus. Sử dụng thuốc kháng viêm nhiều, điều trị không đúng bệnh gây đau dạ dày và có thể tử vong.

‎7. Lời khuyên thầy thuốc

Để giảm lây nhiễm, người bệnh cần thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian sốt virus, nhất là trong thời điểm có sốt.

Không đến cơ quan, trường học và nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Đeo khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên. Rửa tay bằng các dung dịch rửa tay thông thường.

Trở lại sinh hoạt bình thường khi người bệnh hết sốt trên 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt.

Khi ho, hắt hơi, sổ mũi cần che bằng khăn giấy hay tay áo. Rửa tay sau khi ho hắt hơi giúp giảm lây nhiễm cho những người xung quanh. Khi phải chăm sóc người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và theo dõi các dấu hiệu của sốt virus.

Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung kẽm và vitamin C, uống đủ nước, tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường xung quanh sống mát mẻ, sạch sẽ.