Soạn văn 11 đặc điểm loại hình của tiếng việt năm 2024

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ [chú ý những từ ngữ in đậm] để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân [1]

Nụ tầm xuân [2] nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay

[Ca dao]

  • nụ tầm xuân [1]: bổ ngữ của động từ hái
  • nụ tầm xuân [2]: chủ ngữ của động từ nở

Thuyền ơi có nhớ bến [1] chăng

Bến [2] thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền

[Ca dao]

  • bến [1]: bổ ngữ cho động từ nhớ
  • bến [2]: chủ ngữ của động từ đợi

Yêu trẻ [1], trẻ [2] đến nhà; kính già [1], già [2] để tuổi cho.

[Tục ngữ]

  • trẻ [1]: bổ ngữ động từ yêu
  • trẻ [2]: chủ ngữ của động từ đến
  • già [1]: bổ ngữ động từ kính
  • già [2]: chủ ngữ của động từ để

Con đem con cá bống [1] ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống [2] ...

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống [3] xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống [4]. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống [5] lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống [6] ngày càng lớn lên trông thấy.

[Tấm Cám]

  • bống [1]: định ngữ [phụ ngữ] cho danh từ con cá
  • bống [2]: bổ ngữ
  • bống [3]: bổ ngữ
  • bống [4]: bổ ngữ
  • bống [5]: chủ ngữ
  • bống [6]: chủ ngữ

→ Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt các từ trong câu là khác nhau.

→Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Bài 2 [trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Tìm một câu tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga…] đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,…] thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Anh ấy vừa đi rồi. - He has gone already.

Anh ấy đi sáng nay. -He went on the morning.

Bài 3 [trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ, tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết có thể là từ

+ Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu

- Từ không biến đổi hình thái

- Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ

Luyện tập

Câu 1 [trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2]:

- Nụ tầm xuân[1]: Bổ ngữ

- Nụ tầm xuân [2]: Chủ ngữ.

- Bến[1]: Bổ ngữ.

- Bến [2]: Chủ ngữ

- Trẻ[1]: Bổ ngữ /Trẻ [2]: Chủ ngữ

- Già[1]: Bổ ngữ/Già[2]: Chủ ngữ.

- Bống [1]: Định ngữ.

- Bống [2][3][4]: Bổ ngữ.

- Bống[5]+[6]: Chủ ngữ.

Câu 2 [trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2]:

VD:

Tiếng Anh: I go to shopping with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi mua sắm cùng với bạn của tôi.

- Tiếng Anh: I [chủ ngữ], my [ Bổ ngữ].

→ Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

- Tiếng Việt: Tôi1 [chủ ngữ], Tôi2 [ bổ ngữ].

→ Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

- Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau ⇒Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.⇒Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 [trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2]:

- Các hư từ:

+ Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm được nói đến.

+ Các: chỉ số nhiều của sự vật [các xiềng xích là các thế lực bị áp bức].

+ Để: chỉ mục đích.

+ Lại: chỉ hoạt động tái diễn [vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến].

+ Mà: chỉ mục đích [lập nân Dân chủ Cộng Hòa].

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Soạn bài Tôi yêu em [Pu-Skin]
  • Soạn bài Bài thơ số 28 [Ta-go]
  • Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
  • Soạn bài Người trong bao [Sê-khốp]
  • Soạn bài Thao tác lập luận bình luận
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề