So sánh phí giữa các ngân hàng

Chuyển tiền là tiện ích được sử dụng nhiều nhất trên các ứng dụng ngân hàng. Tại mỗi ngân hàng lại có một mức phí chuyển tiền khác nhau, chuyển khoản nội bộ khác với chuyển khoản liên ngân hàng; hay mức phí của ngân hàng A cũng khác ngân hàng B. Hôm nay hãy cùng TNEX so sánh các mức phí chuyển khoản của các ngân hàng nhé!

1. CHUYỂN KHOẢN NỘI BỘ.

Đây là giao dịch ngân hàng của người dùng chuyển tiền từ tài khoản người này sang tài khoản người kia, trong đó 2 tài khoản này được mở tại cùng một ngân hàng.

Bảng tham khảo phí chuyển tiền cùng hệ thống [Nguồn: Internet]

2. CHUYỂN KHOẢN LIÊN NGÂN HÀNG.

Khi bạn muốn chuyển tiền từ ngân hàng A sang ngân hàng B, mức biểu phí áp dụng cũng khác nhau. Dưới đây là bảng biểu phí mới nhất năm 2021:

Bảng tham khảo phí chuyển tiền khác hệ thống [Nguồn: Internet]

3. CHUYỂN KHOẢN MIỄN PHÍ VỚI TNEX.

Với TNEX, dù chuyển khoản nội bộ hay chuyển khoản liên ngân hàng, tất cả đều được MIỄN PHÍ.
Không những thế, TNEX còn:

  • Không phí rút tiền
  • Không phí thường niên
  • Không phí quản lý tài khoản
  • Không phí duy trì tài khoản

Chần chừ chi mà không đăng ký TNEX ngay chứ các bạn ơi!!!!

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO GEN Z

NHỮNG CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO GEN Z

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần biết khi muốn làm chủ cuộc sống của mình. Đối với những bạn sinh viên, kể từ khi bước chân vào giảng đường đại học, thì đây chính là lúc thích hợp nhất để học cách kiểm soát tài chính, giúp bạn bước đầu tự lập thành công.

Dưới đây TNEX sẽ gợi ý cho các bạn trẻ Gen Z một số cách quản lý tài chính hiệu quả nhé!

Xem bài viết →

5 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TIỀN ĐIỆN TỬ TUYỆT VỜI SẼ XẢY RA VÀO NĂM 2022

Năm 2021 là một năm rực rỡ đối với đầu tư tiền điện tử. Tất cả là nhờ các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ.  

Tiền điện tử từng chỉ được hiểu trong một cộng đồng tương đối nhỏ các nhà đầu tư, giờ đây đã trở thành một cái tên quen thuộc. Các nhà phân tích đánh giá rằng các khoản đầu tư vào tiền điện tử toàn cầu sẽ tăng hơn gấp ba lần vào năm 2030. Các nhà đầu tư không thể không tham gia vào các cơ hội mà thế giới tiền điện tử mang lại. 

Sau một năm thành công vào năm 2021, liệu xu hướng tiền điện tử có tiếp tục vào năm 2022? Dưới đây là một vài dự đoán về xu hướng tiền điện tử sẽ xảy ra trên thế giới vào năm 2022.

Xem bài viết →

"Zero fee" không mới nhưng sự vào cuộc của bốn ông lớn ngân hàng quốc doanh có thể khiến làn sóng miễn phí dịch vụ sôi động hơn.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng Công Thương - Vietinbank vừa ngừng thu phí chuyển tiền online và duy trì dịch vụ ngân hàng số từ đầu 2022.

Trước đó, giữa tháng 5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank] cũng đã miễn phí chuyển tiền trực tuyến cho tất cả khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số mà không yêu cầu điều kiện kèm theo.

Như vậy cả 4 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh đều ngừng thu phí chuyển tiền online áp dụng cho tất cả khách hàng cá nhân. Đây là điều bất ngờ với giới trong ngành, đặc biệt với trường hợp của Vietcombank - ngân hàng trung thành với chiến lược thu phí lâu nay.

Lý giải động thái trên của các "ông lớn" ngân hàng, một Phó giám đốc ngân hàng nói với VnExpress, điều này một phần xuất phát từ sức nóng của chiến lược "chuyển đổi số quốc gia" nói chung và chuyển đổi số ngành ngân hàng nói riêng, nhằm phục vụ mục đích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

"Chính sách này một phần chịu sức ép từ ủy ban chuyển đổi số. Ngân hàng Nhà nước cũng có động thái mạnh để ít nhất các ngân hàng có vốn nhà nước đưa ra hành động quyết liệt", ông này cho hay.

Màn hình nhập OTP chuyển tiền qua ứng dụng một ngân hàng. Ảnh: Quỳnh Trang

Trên thực tế, câu lạc bộ "zero fee" - miễn phí giao dịch - đã có từ nhiều năm trước. Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] được xem là nhà băng dẫn dắt xu hướng này, bắt đầu từ năm 2016. Một vài nhà băng tư nhân khác gia nhập câu lạc bộ "zero fee" này gồm MB, TPBank, VPBank, VietCapitalBank, MSB...

Phần lớn nhà băng còn lại trên thị trường cũng có chính sách miễn phí chuyển tiền, nhưng vẫn yêu cầu đăng ký gói tài khoản với điều kiện về số dư và giao dịch kèm theo.

Và sự nhập cuộc của nhóm các ông lớn quốc doanh chiếm thị phần lớn nhất thị trường, theo đánh giá của giới ngân hàng, có thể khơi mào cho cuộc chiến "zero fee" với mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn.

Ngay sau động thái của nhóm quốc doanh, Ngân hàng Bản Việt [VietCapital Bank] cũng ra thông báo miễn phí toàn bộ 12 loại phí cho tất cả khách hàng cá nhân ngân hàng điện tử qua Internet Banking và Mobile Banking từ đầu năm sau.

"Cuộc chiến trước đây lẻ tẻ nhưng khi ‘nhóm Big 4’ nhảy vào, thị trường sẽ cạnh tranh gắt gao hơn", một giám đốc ngân hàng số chia sẻ. Trong cuộc đua này, người dùng sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank] cũng đánh giá, với động thái mạnh từ nhóm quốc doanh, các ngân hàng khác cũng sẽ thay đổi chứ không thể duy trì chính sách cũ.

Giao dịch tiền mặt tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: Giang Huy

Riêng với Agribank, bà Phượng khẳng định chính sách miễn phí chuyển tiền online là định hướng dài hạn của nhà băng để giảm thanh toán không dùng tiền mặt. Và theo bà, đây là bước đi "được nhiều hơn mất" với ngân hàng.

Sở hữu mạng lưới rộng phục vụ địa bàn nông thôn - nơi dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thấp hơn địa bàn đô thị - lưu lượng tiền mặt qua Agibank là lớn nhất trong tất cả ngân hàng thương mại.

Nhà băng này thường xuyên phải duy trì dự trữ tiền mặt ở mức 12.000-13.000 tỷ đồng, thậm chí lên mức 18.000 tỷ vào dịp cao điểm cuối năm, nhằm phục vụ hơn 2.000 chi nhánh và trên 3.000 ATM. "Đây là khoản tiền lớn, huy động được nhưng lại nằm trong kho, không thể sinh lời. Đó là sự lãng phí lớn", bà Phượng cho biết.

Do đó, chính sách "zero fee" đưa khách hàng lên kênh số, sẽ giúp Agribank tiết kiệm khoản lớn chi phí hoạt động, bao gồm chi phí dự trữ tiền mặt và chi phí liên quan vận hành lưu thông tiền như nhân sự, vận chuyển và bảo hiểm, hay chi phí đầu tư ATM...

Còn với Ngân hàng Quân đội [MB] - nhà băng đời đầu trong câu lạc bộ "zero fee"- chính sách "miễn phí trọn đời" này là một trong các yếu tố giúp MB ghi tên top 1 kênh ngân hàng số từ tháng 11 năm nay.

Nói với VnExpress, ông Vũ Thành Trung, Giám đốc ngân hàng số MB cho biết, từ tháng 11 này, nhà băng này có khoảng 9 triệu khách hàng active – có sử dụng ứng dụng hàng tháng, cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà băng này dự kiến đến hết năm nay, quy mô tiền gửi không kỳ hạn [CASA] – nguồn vốn rẻ của nhà băng này, có thể đạt 150.000 tỷ đồng, vượt qua ngôi đầu bảng của Vietcombank lâu nay.

Hay như Techcombank – nhà băng sáng tạo ra khái niệm "zero fee" - cũng đã nhiều năm hái "quả ngọt" nhờ chính sách này. "Zero fee" mang về cho Techcombank lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn, không ngừng tăng trưởng qua các năm. So với các hình thức huy động vốn khác, CASA là nguồn chi phí vốn giá rẻ mà các ngân hàng đều "khao khát". Tỷ lệ CASA của nhà băng này đạt mức kỷ lục và cao nhất hệ thống, vào khoảng 45% tới cuối tháng 9 năm nay.

Tuy nhiên, bài toán về chi phí và hy sinh nguồn thu cũng là cái giá để các ngân hàng mang khách lên kênh số bằng chính sách "zero fee".

Lãnh đạo MB cho biết, một năm ngân hàng chịu lỗ khoảng 600 tỷ từ phí chuyển tiền online cho khách, do phải trả phí cho Napas và phí SMS cho các nhà mạng. "Mỗi giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trung bình mất 1.200 đồng, gồm bình quân 500 đồng trả Napas và 700 đồng SMS cho các nhà mạng", ông Trung cho biết.

Với 18 triệu tài khoản mở tại Agribank, lãnh đạo nhà băng cũng cho biết đã hy sinh khoản doanh thu 900 tỷ đồng từ tiền phí chuyển tiền online, tính từ tháng 5 năm đến nay. Cả năm, ngân hàng mất khoảng 1.500 tỷ đồng tiền phí để khuyến khích khách hàng chuyển sang kênh ngân hàng số. Còn lãnh đạo một ngân hàng có vốn nhà nước khác cho biết, mất vài nghìn tỷ vì chính sách zero fee là "điều bình thường".

Để tìm cách bù đắp khoản hụt thu này, mỗi ngân hàng có một chiến lược riêng, thông thường bằng cách đẩy mạnh các dịch vụ trên kênh số [cho vay, dịch vụ chéo] và khuyến khích khách hàng sử dụng tính năng thông báo biến động số dư ưu tiên OTT Alert trên ứng dụng thay vì gửi qua tin nhắn. Như với Vietcombank, nhà băng này đang đẩy phí gửi tin nhắn lên cao để khuyến khích khách hàng chuyển qua sử dụng tính năng thông báo biến động số dư OTT Alert.

"Nhìn chung, nhiều ngân hàng vào cuộc với chính sách 'zero fee' là đóng góp văn minh mang lại lợi ích cho khách hàng, phù hợp với xu thế chuyển đổi số, và cũng giúp tiết giảm được chi phí in ấn lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế", một lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.

Quỳnh Trang

Video liên quan

Chủ Đề