So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

– Năm mới 2013 đang đến gần, người dân trên thế giới đang tưng bừng chờ đón thời khắc chuyển giao ý nghĩa này. Tại mỗi quốc gia đều có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin giới thiệu những phong tục diễn ra trong những ngày Tết ở một số nước trên thế giới.

Phong tục đón Tết tại một số nước Châu Âu

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Cây thông là thứ không thể thiếu trong dịp đón năm mới của người dân Nga

Nga :

Người Nga ở đâu cũng muốn được đón năm mới với cây thông Tết trong nhà. Trang hoàng cây thông Tết là công việc thích thú của người Nga. Nhiều gia đình cha mẹ cùng con cái tiến hành, cũng có nhà chỉ có người lớn trang hoàng thông khi trẻ ngủ, để sáng mùng một, chúng có một niềm vui sướng bất ngờ: nhìn thấy trong nhà một cây thông tuyệt đẹp. Một đặc trưng nữa trong lễ Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em.Anh: Ngày đầu năm mới, người dân nước Anh tổ chức các cuộc diễu hành dọc đường qua Whitehall, trung tâm mua sắm Pall và dừng chân tại quảng trường Berkley hát vang bài hát chúc mừng năm mới, được nghe tiếng chuông của đồng hồ Big Ben đổ báo hiệu năm mới đến. Để chào mừng năm mới, mọi nhà sẽ chuẩn bị thật nhiều rượu và thịt dự trữ vì theo quan điểm người Anh, thịt rượu dư dả là tín hiệu một năm mới no đủ, phát tài. Người Anh cũng có những phong tục lạ và độc đáo cho ngày đầu năm mới như Bước chân đầu tiên (The First Footing) tương tự như tục xông nhà của người Việt nhằm hàm ý mang lại điều may mắn cho gia đình trong năm mới, nhưng người đến xông nhà phải là người Scotand hoặc người Anh, lẳng lặng bước vào nhà từ cửa chính, rót một cốc rượu Whiskey hay rượu vang đổ lên đầu chủ nhà, sau đó mới được phép chúc mừng năm mới các thành viên và cũng lẳng lặng ra về bằng cửa sau, tránh gây tiếng ồn càng ít càng tốt. Người Anh còn có tục lệ không chọn người tóc vàng hay tóc đỏ để xông nhà vì như thế là không may mắn, tục lệ mừng tuổi bằng cành tầm gửi vì theo người bản xứ, tầm gửi biểu trưng cho thịnh vượng và may mắn. Người Anh cũng có phong tục không quét dọn nhà cửa trong những ngày đầu năm mới như vài quốc gia Đông Á khác.

Italia: Trong ngày đầu tiên của Năm Mới, người dân Italia thi nhau nhảy xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với đức tin hành động này mang lại may mắn và thành công cho mọi người trong năm tới. Đây là hành động truyền thống và không thể bỏ qua của người dân nước này mỗi dịp đón Năm Mới. Tục lệ này có nguồn gốc từ năm 1946.

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Người Anh đổ ra các đường phố để được nghe tiếng chuông đồng hồ Big Ben đổ báo hiệu năm mới đã đến

Pháp: Đối với người dân Pháp, rượu vang là thức uống không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Người Pháp đón năm mới bằng rượu từ đêm giao thừa đến hết ngày 3/1. Và vào ngày đầu năm, mọi người đều có phong tục xem hướng gió. Gió Nam mang lại điềm lành về một năm mưa thuận gió hoà, bình an; gió Tây tốt cho ngành ngư nghiệp và vắt sữa bò; gió Đông mang lại vụ mùa hoa quả tốt tươi; không may, gió Bắc sẽ là điềm xấu về một năm mất mùa. Người Pháp đón năm mới bắt đầu từ ngày 01/01, song ở mỗi miền của nước Pháp, phong tục đón giao thừa có chút khác biệt. Ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, nam thanh nữ tú dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong “Vua tầm gửi”, có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 01. Tại thủ đô Paris, nếu trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, ai gặp 01 hoặc 03 anh lính thuỷ thì may mắn theo suốt năm.

Đức: Người Đức đón mừng Năm Mới từ chiều 31/12 của năm trước, mọi người tụ tập ăn uống và vui chơi đến giao thừa. Trước giao thừa 15 phút, mọi người ngồi yên trên ghế, đến khi chuông đồng hồ điểm, họ nhảy ra khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt rủi ro, khó khăn ở năm cũ, bước qua năm mới. Trong thời khắc giao thừa, người Đức ôm nhau và trao nhau những nụ hôn thắm thiết, chúc nhau năm mới. Người Đức có thói quen nấu chì trong nước và dự đoán tương lai qua hình dạng miếng chì. Nếu hình miếng chì có dạng trái tim là trong năm sẽ có đám cưới, hình chiếc thuyền có nghĩa là chuyến du lịch. Người Đức rất quan trọng lễ đón năm mới và kéo dài trong một tuần. Người Đức có tập tục mặc quần áo mới đầu năm cầu mong mọi sự như ý trong năm mới, phong tục kẹp vảy cá trong tập tiền vì họ tin vảy cá là những thứ mang lại may mắn. Các bữa ăn trong dịp đón mừng năm mới của người Đức sẽ không thể thiếu cà rốt và bắp cải – hai thức ăn mang lại sự ổn định về tài chính theo quan điểm của người dân Đức, và các loại bánh mì tự làm hình tròn, bát giác, trái tim, hình chóp cầu mong những điều không tốt sẽ được loại bỏ, một năm mới với nhiều điều tốt lành sẽ đến.

Australia: Năm mới ở Australia bắt đầu vào ngày 1/1 dương lịch. Vì Tết ở Nam bán cầu thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi picnic hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván... rất được ưa thích trong dịp năm mới.

Cộng hòa Séc: Tết ở quốc gia này cũng như ở các nước châu Âu khác, thường diễn ra vào dịp Giáng sinh và được kéo dài đến ngày đầu năm mới dương lịch. Ngay đầu tháng 12, người dân Séc đã đi mua sắm cây thông về trang trí nhà đón năm mới. Theo phong tục của người Séc, chiều ngày 24/12 hầu hết mọi gia đình đều có món súp cá, cá rán tẩm bột ăn với xà lách. Từ 5-7h tối đêm Giáng sinh, các gia đình sum họp quây quần ngồi ăn tiệc xung quanh cây thông, đồng thời hát những bài dân ca bên ánh đèn nhiều màu sắc rực rỡ. Trong phút đầm ấm đó, những người thân trong gia đình tặng nhau món quà nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới. Đêm 31/12, gia đình lại đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng bữa ăn tất niên. Giao thừa, mọi người đi thăm chúc tụng hàng xóm láng giềng. Đặc biệt, ngày đầu năm mới, người dân Séc kiêng ăn thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì họ tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, biết chạy thì may mắn và hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ bị tan biến mất.

Hy Lạp: Ngày đón năm mới, mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Phong tục đón năm mới của người dân Ba Lan

Ba Lan: Ngày đầu năm còn là ngày hội hoá trang. Đàn ông ăn mặc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.

Hungary: Người dân sẽ đốt một hình nộm hay một vật tế thần được gọi là “Jack Straw”, đại diện cho những điều không may trong năm cũ. Việc làm này tượng trưng cho sự xua đuổi điều xui xẻo và đón chào năm mới may mắn, hạnh phúc.

Tây Ban Nha: Tất cả các hoạt động như biểu diễn sân khấu và phim ảnh đều dừng lại vào thời khắc giao thừa. Khi những chiếc đồng hồ điểm 12h đêm là lúc mọi người ăn lần lượt 12 quả nho, cầu mong sự may mắn trong 12 tháng tiếp theo của năm mới. Người dân Tây Ban Nha còn có tục lệ trước năm mới không được cười trong 5 ngày. Qua 5 ngày đó phải luôn cười to đón năm mới để cầu mong sự an khang, thịnh vượng.

Phong tục đón Tết tại một số nước Châu Phi

Gana: Người Gana không đón Tết với cây thông trong nhà mà làm những ngôi nhà nho nhỏ bằng lá dừa, dùng bóng đèn trang trí, rồi dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Vào lúc nửa đêm, những ai cãi cọ nhau trong năm cũ đều giải hòa với nhau, xóa đi mọi nỗi bực bội. Theo tục cũ, đúng vào lúc nửa đêm, vang lên một tiếng thét lớn. Người ta cho rằng: cần thét đuổi những gì của năm cũ. Nếu trong năm trước, gia đình gặp xui xẻo: phải la thét và khóc lóc, nếu có nhiều niềm vui - cần thét mừng. Vào 4 - 5 giờ sáng, người Gana đi thăm, chúc mừng những người ruột thịt và bạn bè thân quen. Khi tới chúc mừng, họ phải kể về những bất hạnh và niềm vui của bản thân trong năm ngoái. Ngoài đường phố, người ta ca hát…

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Người dân Nam Phi đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện trong những ngày đầu năm mới

Nam Phi: Tại Nam Phi, chuông nhà thờ báo hiệu năm mới trong đêm giao thừa và thường có lễ bắn súng chào mừng. Mọi người ăn mặc sặc sỡ và nhảy múa đón chào một năm mới sắp đến. Người ta cũng đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện.

Ai Cập: Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu). Đón năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.

Phong tục đón năm mới của các nước châu Mỹ: Là một châu lục rộng lớn với nhiều dân tộc quần cư sinh sống, phong tục chào đón năm mới của các quốc gia nơi đây cũng vô cùng đặc sắc.

Liên bang Mỹ: Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng phần đông là người nhập cư, nên năm mới ở Mỹ có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung nhất trong đêm giao thừa là người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy. Sau khi nhảy múa đón chào năm mới xong, họ bước vào bữa tiệc với các món mà người Mỹ tin rằng sẽ đem lại may mắn trong dịp cuối năm. Đó là bắp cải, cá mòi và mật ong. Bắp cải được chọn vì nó có màu xanh và hình dáng giống 1 đồng tiền kim loại tròn; cá mòi thì luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn tượng trưng cho sự sung túc và thẳng tiến; còn mật ong mang lại niềm vui cho cuộc sống, màu vàng của mật ong tượng trưng cho sự giàu sang về của cải.

Mexico: Vào đêm giao thừa 31/12, mọi người quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè và mở tivi lên để chờ hồi chuông báo hiệu 12 giờ, mỗi lần đồng hồ gõ 1 tiếng. Họ ăn một quả nho (một quả tượng trưng cho 1 trong 12 tháng của năm) và nói những điều ước cho năm mới. Phụ nữ thường mặc đồ lót màu đỏ để hi vọng tìm được tình yêu trong năm mới. Có người còn xách valy đi vòng trong khu phố với mơ ước năm sau sẽ được đi du lịch. Vào ngày 6/1, người Mexico có tục ăn một chiếc bánh được khoét một lỗ nhỏ và đặt vào một món đồ chơi ở trong. Người nào ăn phải phần bánh có món đồ chơi đó phải chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt vào ngày 5/2 để thết đãi mọi người. Ngoài ra, người Mexico coi đậu đen là món ăn dân tộc. Vì thế, trong bữa tiệc cuối năm của họ không thể thiếu đậu đen được. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen với thịt rồi rán. Đó là những món ăn được người Mexico ưa thích nhất.

Colombia: Đốt ''Ông năm cũ'' là một phong tục đón Năm Mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn. Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình. Vào đêm giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.

Argentina: Năm mới là một trong những ngày lễ lớn của người dân Argentina. Trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình Argentina thường quây quần bên nhau cùng thưởng thức bữa tiệc đặc biệt vào lúc 11h và chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới. Giao thừa điểm, mọi người đốt pháo hoa trong khoảng nửa tiếng hoặc ít hơn. Tiếp đó, thanh niên sẽ dự các bữa tiệc năm mới tại câu lạc bộ khiêu vũ đến sáng hôm sau. Vào ngày 1/1 của năm mới, hầu hết mọi người sẽ đi bơi ở sông, hồ hay bể bơi.

Venezuela: Cũng giống như một số nước ở châu Âu, người Venezuela có phong tục ăn 12 trái nho trong đêm giao thừa với mong muốn một năm mới đầy niềm vui, an lành. Trong thời khắc chuyển giao này, các gia đình của người Venezuela luôn quây quần bên nhau bên một bàn tiệc lớn với những món ăn truyền thống cùng chai rượu sâm banh. Một trong những phong tục nữa của đất nước thuộc khu vực Nam Mỹ này nhân ngày năm mới là mọi người thường mặc đồ lót vàng, ngoài ra một số người còn thường ghi những điều mình mong muốn trong năm tới vào một phong thư và đốt đi. Họ tin rằng nếu làm vậy thì năm sau những ước mơ đó sẽ thực hiện được.

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Người dân Argentinna chờ đón giây phút giao thừa vì thời điểm đó pháo hoa bắn rực trời

Paraquay: Người Paraguay quy định năm ngày cuối cùng của năm là "ngày hàn thực". Trong năm ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước. Đến ngày tết Dương lịch 1/1 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.

Cu ba: Vào đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy may. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.

Brazil: Vào đêm giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng. Đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khỏe.

Phong tục đón năm mới tại các nước châu Á

Nhật Bản: Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Người Nhật chuẩn bị Tết từ trước đó khá lâu. Họ có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau. Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng. Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới cũng vào ngày 1/1 Dương lịch lịch và kéo dài tới 2 tuần.

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Người dân Nhật thường đi đến chùa để lễ vào những ngày đầu năm mới

Hàn Quốc: Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, họ thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Năm Mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, mọi người thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.

Trung Quốc: Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 (Âm lịch), mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên Đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 (Âm lịch).

Lào: Tết đón năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào là Bun-pi-may hay Bun-hốt-nậm (Tết té nước). Tết Bun-pi-may được tổ chức từ ngày 13 đến 15/4 (Dương lịch). Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc vào cổ tay nhau những sợi chỉ màu vàng, trắng để chúc phúc. Trong suốt ba ngày Tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Campuchia: Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại. Trong dịp Tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo phật. Trước khi đón Năm Mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

Malaysia: Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng lộng lẫy, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều, trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thứ ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.

Philippin: Năm Mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 Dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "Ngày Anh hùng". Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7/ 1. Sau đó, ngày 9/1 người dân Philippin lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.

Myanmar: Năm mới của người dân Myanmar được tổ chức theo Phật lịch, tức vào giữa tháng 4 Dương lịch. Vào dịp này, người Myanmar sẽ tổ chức lễ hội thi nhảy ếch và bưng nước chạy. Những người tham dự trò chơi phải nhảy theo tư thế của ếch hết đọan đường quy định. Còn người thi bưng nước phải vừa chạy vừa bưng một bát nước đầy đến điểm quy định sao cho nước không bị sánh ra ngoài. Lời chúc mừng năm mới của người Myanmar là "hắt nước vào người nhau". Ở các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay, người ta để các thùng nước dọc các con phố. Luôn có người đứng chầu chực bên những thùng nước, "rình" người đi đường rồi hắt nước vào họ thay cho lời mừng tuổi. Lễ mừng năm mới luôn là một dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra. Các phong tục có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, xua tan những phiền muộn của năm cũ.

So sánh năm mới ở việt nam và anh năm 2024

Phong tục Tết Cổ truyền của người Việt Nam

Việt Nam: Đến ngày cuối cùng của năm (Âm lịch), người ta thường tổ chức nghi lễ cuối năm vào khoảng 12 giờ trưa để mời tổ tiên trở lại gia đình trong dịp Tết; chuẩn bị đồ cúng đêm giao thừa. Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài phố, trên khắp đất nước, thậm chí trên vô tuyến, trên đài, người ta nói những lời chúc tụng nhau nhân dịp năm mới đến.

Sau giao thừa, trong mỗi gia đình, người ta mong muốn người đi vào nhà đầu tiên phải là người khoẻ mạnh, vui vẻ và thành công trong cuộc sống để gia đình họ được may mắn trong cả năm. Tập quán này được gọi là “xông nhà”. Tiếp đến là tập tục “Mừng tuổi”. Người ta đưa cho con cháu những giấy bạc còn mới và coi đó như là quà Tết.

Vào dịp Tết ở Việt Nam, tất cả các gia đình dù giàu hay nghèo cũng đều có nghĩa vụ bày đồ cúng lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn của họ. Trên bàn thờ, người ta thắp hương liên tục trong suốt ba ngày Tết. Mùi hương toả ra hoà lẫn và không khí cho chúng ta cảm giác có sự hoà hợp âm dương giữa con người và thần linh, giữa người sống và người chết.