So sánh màu rgb và cmtk

RGB và CMYK là hai hệ màu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong in ấn. Mỗi một hệ màu sẽ có mục đích sử dụng khác nhau, có những ưu điểm khác nhau. Để tìm hiểu kỹ về hai hệ màu để sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả tốt nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có sự so sánh, phân biệt 2 hệ màu, từ đó ứng dụng trong từng trường hợp đúng chuẩn.

1. Khái niệm về hệ màu RGB và CMYK

CMYK

Hệ màu CMYK là viết tắt của 4 màu trong mô hình màu loại trừ bao gồm: Cyan [xanh lơ], Magenta [hồng cánh sen], Yellow [màu vàng], Key [màu đen]. Mặc dù trong tiếng anh màu đen là Black nhưng để tránh trùng nên người ta chuyển thành key - màu chủ chốt quan trọng.

Nguyên lý hoạt động của hệ màu này là hấp thụ ánh sáng. Ba màu cơ bản của hệ màu là những màu mắt thường nhìn thấy do ánh sáng không bị hấp thụ, vì vậy khi 3 màu này chồng lên nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu đen.

RGB

Ngược lại với CMYK, hệ màu RGB là tổng hợp 3 màu cơ bản trong mô hình màu bổ sung bao gồm: Red [đỏ], Green [xanh lá], Blue [xanh dương]. Màu RGB đã được sử dụng làm hệ màu tiêu chuẩn cho tivi, camera từ những năm 1953.

Ba màu của hệ màu RGB được tách ra nhờ lăng kính, nên khi tụ lại sẽ tạo thành một dải màu rất rực rỡ, phong phú và nếu được chồng lên nhau với tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo thành màu trắng.

2. Sự khác nhau giữa CMYK và RGB

Đọc qua về khái niệm thì có thể thấy được sự khác biệt, thậm chí là đối lập giữa hai hệ màu này. Ngoài khái niệm, hai hệ màu này có một số điểm khác biệt rõ rệt trong mục đích sử dụng.

Điểm khác biệt đầu tiên có thể kể đến là mục đích sử dụng của hai hệ màu này. Hệ màu CMYK thường được dùng chủ yếu trong in ấn. Đây là màu của các loại mực in, khi trộn theo các tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu khác nhau, phục vụ nhu cầu in ấn các ấn phẩm như name card, catalogue, tờ rơi, tờ gấp

Hệ màu RGB thì không thể dùng trong in ấn mà chủ yếu dùng để quan sát, nhìn những hình ảnh, video,... thông qua màn hình điện tử, tivi, máy tính, máy ảnh, những thiết bị sử dụng ánh sáng. Hệ màu RGB chủ yếu được dùng để thiết kế, làm các ấn phẩm truyền thông như banner website, fanpage, ảnh chạy quảng cáo,...

3. Cách chuyển đổi hai hệ màu trong các phần mềm thiết kế

Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai hệ màu để đạt hiệu quả tốt nhất cho người xem. Dưới đây là hướng dẫn chuyển đổi hệ màu trong 2 phần mềm thiết kế cơ bản, sử dụng rất nhiều trong thiết kế và in ấn:

  • Trong Illustrator : Vào menu File -> Document Color Mode -> CMYK Color [hoặc RGB Color]
  • Trong Photoshop : Vào menu Image -> Mode -> chọn mode muốn chuyển.

Trên đây là tổng hợp sự khác nhau của hai hệ màu cũng như những ứng dụng trong cuộc sống. Trước khi bắt tay vào thiết kế, các bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của mình là sử dụng trên internet hay để in ấn để lựa chọn được hệ màu phù hợp nhé.

Những ai từng làm hoặc có kiến thức về đồ họa nói chung hay ngành in nói riêng cũng đều biết được những bức ảnh, file in có thể tách thành những kênh màu. Các kênh màu đó được phân loại thành những hệ màu. Trong đó, có 2 hệ màu rất quen thuộc và phổ biến nhất là hệ màu CMYK và RGB. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về 2 hệ màu CMYK và RGB nhé.

Những màu sắc cơ bản tạo nên hệ màu CMYK và RGB

Trong quá trình học phổ thông, chúng ta đã được nghe nhiều về màu đơn sắc và pha màu. Màu cơ bản trong các hệ màu là màu sắc mà khi chúng ta kết hợp chúng với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra 1 màu khác cũng nằm trong dãi ánh sáng nhìn thấy.

RGB và CMYK là 2 hệ màu có những màu sắc cơ bản cấu thành khác nhau. Với RGB là những màu cơ bản của ánh sáng thông thường hay còn gọi là ánh sáng trắng, còn CMYK là hệ thống các màu cơ bản chuyên phục vụ cho ngành in ấn.

Hình ảnh chúng ta thấy mỗi ngày đều có thể tách thành những kênh màu [hệ màu CMYK và RGB]

Hệ màu RGB

RGB là viết tắt tên tiếng anh của 3 màu cơ bản là Red/Green/Blue [Đỏ/Xanh lá/ Xanh dương]. Sỡ dĩ 3 màu này là màu chính của ánh sáng trắng là vì đây là các màu được tách bằng lăng kính của ánh sáng trắng.

Những màu này khi được kết hợp theo tỉ lệ sẽ tạo ra 1 màu mới nằm trong dải 16 triệu màu được thể hiện trên màn hình máy tính hiện nay. Khi kết hợp 3 màu với tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu trắng. Vì thế, các thiết bị điện tử có màn hình đều sử dụng hệ màu RGB. Đó cũng là lý do ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính cũng sử dụng hệ màu này.

Hệ màu CMYK [Cyan – Magenta – Yellow – Keyline]

Đây là những cái tên thường gặp trên hộp mực của máy in vì hầu hết các máy in đều sử dụng hệ màu này.

  • Cyan: màu xanh lơ
  • Magenta: màu hồng cánh sen
  • Yellow: màu vàng

CMY là 3 màu cơ bản của máy in. Khác với hệ màu RGB, khi kết hợp 3 màu C-M-Y với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu đen. Bởi vậy, nhiều hộp mực hệ màu CMYK chỉ sử dụng 3 hộp mực màu CMY vẫn cho ra được đủ màu sắc trên sản phẩm in.

Khuyết điểm của hộp mực 3 màu CMY là nếu một ảnh cần in có nhiều vùng tối hoặc nhiều màu đen, lượng mực tiêu tốn của 3 màu đó sẽ rất nhiều mới in được xong bức ảnh đó. Vì vậy, các nhà sản xuất đã thiết kế thêm một hộp mực chứa màu đen [Black] hay còn gọi là Keyline với mục đích tiết kiệm cho 3 màu mực cơ bản.

Hệ màu CMYK và RGB có mục đích sử dụng riêng biệt

Sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB

Sự khác nhau của hệ màu CMYK và RGB chủ yếu là mục đích sử dụng. Với những thiết kế digital dùng để post lên web bạn chỉ nên chọn hệ màu RGB [24 bit – 8 bit cho mỗi màu] vì dung lượng khi xuất file nhỏ hơn. Còn CMYK [32 bit] sẽ dùng để xuất file in ấn.

Hãy sử dụng CMYK cho mục đích in ấn vì hệ màu này không bao gồm màu trắng, nó mặc định rằng những sản phẩm bạn in đều là màu trắng. Tùy thuộc vào tỉ lệ của mỗi màu sắc trong hệ màu CMYK, màu trắng được sử dụng để lấp vào các khoảng trống còn lại trong file thiết kế. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu trắng mà bạn nhìn thấy trong các sản phẩm in ấn thực chất là màu trắng của vật liệu, những vị trí đó sẽ không được phun mực ở bề mặt.

Ngược lại, hệ màu RGB sẽ được sử dụng trong các hình ảnh thiết kế cần hiển thị lên màn hình để đồng bộ với màn hình. Nguyên lý tạo thành mỗi pixel là tổ hợp hiển thị theo tỉ lệ của 3 màu Xanh/Lục/Lam

So sánh những màu cơ bản của 2 hệ màu CMYK và RGB

Lời kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về hệ màu CMYK và RGB. Công ty THN Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp máy in và mực in kỹ thuật số sử dụng hệ màu chuẩn CMYK.

Nếu bạn đang có nhu cầu sắm sửa cho xưởng in của mình nhưng chưa chọn lựa được thương hiệu uy tín, hãy liên hệ THN Việt Nam với sđt: 0908 612 460 ngay để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất nhé.

Khi nào dùng màu CMYK và RGB?

Sử dụng hệ màu CMYK cho thiết kế nếu bạn dùng cho in ấn: poster, brochure, catalogue, tạp chí, billboard ... Sử dụng hệ màu RGB cho thiết kế nếu bạn dùng để hiển thị trên các thiết bị điện tử.

He màu CMYK khác gì RGB?

RGB và CMYK là 2 hệ màu có các hệ thống màu cơ bản khác nhau: RGB là 3 màu cơ bản của ánh sáng thông thường còn CMYK là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn.

Hệ màu RGB và CMYK gồm những màu gì?

RGB là gì? RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green, Blue. ... .

CMYK là gì? Khác với RGB, CMYK được viết tắt của 4 màu cơ bản sử dụng cho các công cụ in là Cyan, Magenta, Yellow, Key [Black]. ... .

Sự khác biệt giữa RGB và CMYK trong thiết kế và in ấn..

CMYK có bao nhiêu màu?

CMYK trong In ấn là gì? Từ viết tắt CMYK là viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key: đó là những màu được sử dụng trong quá trình in. Máy in sử dụng các chấm mực để tạo nên hình ảnh từ bốn màu này.

Chủ Đề