So sánh hàn quốc và trung quốc năm 2024

Phim cổ trang Hàn Quốc "Joseon Exorcist" mới đây đã bị ngừng phát sóng vì sử dụng đạo cụ Trung Quốc [Ảnh: Đài SBS].

Trong một động thái chưa từng thấy, đài SBS tiếng tăm của Hàn Quốc đã quyết định hủy phát sóng bộ phim "Joseon Exorcist" - một bộ phim cổ trang Hàn Quốc rất được mong đợi với đề tài siêu nhiên - sau khi đã lên sóng được tập 2 vào ngày 23/3. Nguyên nhân của động thái này cũng thật sự gây bất ngờ: bộ phim bị phủ bóng bởi những tranh cãi là bóp méo lịch sử, văn hóa Hàn Quốc với việc sử dụng nghệ thuật "kiểu Trung Quốc" và sử dụng đạo cụ của Trung Quốc. Bộ phim trị giá 28 triệu USD cho đến nay đang rơi vào tình trạng "chết yểu".

Việc SBS vội vàng hủy chiếu loạt phim này cho thấy rõ tâm lý chống Trung Quốc đang sục sôi trong xã hội Hàn Quốc và đẩy giới tinh hoa chính trị đảng phái nước này vào tình thế khó nhằn.

Ba nguyên nhân

"Joseon Exorcist" không phải là bộ phim duy nhất có số phận chết yểu như vậy. Các bộ phim truyền hình Hàn Quốc đang được công chiếu như "True Beauty" và "Vincenzo" cũng lâm vào cảnh tương tự khi có những phân đoạn giới thiệu sản phẩm của các thương hiệu Trung Quốc như JD.com hoặc một thương hiệu bibimbap của Trung Quốc [trong khi bibimbap là món ăn truyền thống của Hàn Quốc].

Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc [Hallyu] phủ sóng khắp châu Á, có một thực tế là các công ty Trung Quốc đổ nhiều tiền vào các siêu phẩm phim ảnh của Hàn Quốc. Nhưng tâm lý chống Trung Quốc ngày càng gay gắt hơn trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew [Mỹ], tỷ lệ người Hàn Quốc có cái nhìn không thiện cảm đối với Trung Quốc lên mức cao nhất lịch sử, từ 31% vào năm 2002 lên 75% vào năm 2020, trong khi số người có tình cảm tích cực giảm từ 66% xuống còn 24%.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Thứ nhất là do người Hàn Quốc lo ngại cái mà họ gọi là "sự xâm lấn văn hóa" của Trung Quốc. Thứ hai là do đại dịch Covid-19, trong đó Trung Quốc cho đến nay vẫn bị cáo buộc là "nơi khởi nguồn và gây ra đại dịch". Và thứ ba là do chính sách "ngoại giao chiến lang" đang trỗi dậy của Bắc Kinh.

Người Hàn Quốc đã từng gánh chịu và nhớ rất rõ khoảng thời gian Bắc Kinh "siết gọng kìm" kinh tế nhằm trả đũa việc Seoul triển khai triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ vào năm 2016. Bắc Kinh áp đặt các lệnh trừng phạt không chính thức - nhưng không có nghĩa là không hiệu quả - đối với các sản phẩm của Hàn Quốc, từ du lịch đến giải trí. Đây cũng chính là lúc nhiều người Hàn Quốc "sực tỉnh" khi tận mắt chứng kiến những hệ lụy khi phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Quốc.

Trong khi Hàn Quốc bùng nổ tâm lý chống Trung Quốc, chính sách đối ngoại hiện tại của Seoul dường như đang đi theo chiều ngược lại.

Sau thất bại của THAAD, Seoul đã dè chừng hơn để không kích động Bắc Kinh lần nữa. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đặt mục tiêu tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh - một mặt nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ, một mặt để có thể giảm căng thẳng với Triều Tiên. Chính quyền ông Moon Jae-in thật sự rất thận trọng trong chính sách ngoại giao với Bắc Kinh, trong đó có việc không theo chân Mỹ trong việc cấm mua thiết bị mạng 5G của Huawei, bất chấp áp lực "khủng" từ Washington.

Chính sách ngoại giao trên với Trung Quốc và cả đồng minh thân cận Mỹ khiến Nhà Xanh rơi vào tình trạng phân cực sâu sắc. Ở trong nước, cử tri chỉ trích mạnh mẽ cách tiếp cận của chính quyền ông Moon Jae-in đối với Trung Quốc, trong đó cho rằng, Nhà Xanh đang "hạ mình" không cần thiết. Những tác động bên ngoài cũng khiến Seoul khó duy trì chính sách này. Nhà Trắng chỉ trích sự mơ hồ của Seoul và đang yêu cầu đồng minh châu Á rõ ràng hơn và tham gia tích cực hơn với nhóm "Bộ Tứ kim cương" tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Cử tri Hàn Quốc đang chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, trong bối cảnh chính quyền đương nhiệm đang mắc kẹt trong những khó khăn về kinh tế, bê bối tham nhũng và tỷ lệ ủng hộ giảm.

Trong cuộc đua đến Nhà Xanh năm 2022, chính sách về Trung Quốc chắc chắn sẽ phủ bóng các chiến dịch tranh cử của các đảng phái. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ thực sự rất quan trọng, nhưng một điều cũng quan trọng là cử tri cần chọn được nhà lãnh đạo có thể làm dịu làn sóng chống Trung Quốc đang bùng nổ trong xã hội Hàn Quốc. Nếu không, "mối đe dọa Trung Quốc" vẫn luôn là bài toán đau đầu đối với bất kỳ lãnh đạo nào lên nắm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 3/2022.

Tiếng Hàn hay tiếng Trung đều là những ngôn ngữ được giới trẻ yêu thích và theo học nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học thêm ngoại ngữ mang đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Vậy nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn? Để giải đáp được thắc mắc này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn

I. Thị trường việc làm của tiếng Trung và tiếng Hàn

Hàn Quốc hay Trung Quốc đều là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường việc làm tại Việt Nam. Tại thị trường lao động Việt Nam, nguồn nhân lực biết tiếng Hàn và tiếng Trung luôn được săn đón mạnh mẽ và có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Để biết được nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thị trường việc làm của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn

1. Tiếng Trung

Hiện nay, Trung Quốc được biết đến là một trong những cường quốc phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế ở quốc gia này phát triển chóng mặt trong những năm trở lại đây trên rất nhiều lĩnh vực như . Đặc biệt, Trung Quốc lại là nước láng giềng với Việt Nam và đã hợp tác với nước ta trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như may mặc, xuất nhập khẩu,…

Đặc biệt, Trung Quốc đứng thứ 5 trong năm quốc gia có số vốn FDI đổ vào Việt Nam. Học và sử dụng thành thạo tiếng Trung, bạn sẽ cơ hội phát triển sự nghiệp với các công việc như Giáo viên tiếng Trung, Biên phiên dịch tiếng Trung, hướng dẫn viên du lịch,… Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam rất nhiều nên việc biết tiếng Trung chính là lợi thế giúp bạn tìm được vị trí công việc tại công ty Trung Quốc với mức thu nhập hấp dẫn.

2. Tiếng Hàn

Số lượng việc làm nếu biết tiếng Hàn tại Việt Nam không phải là ít. Bạn dễ dàng tìm kiếm được các nhóm tuyển dụng sẽ thấy rất nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển nhân sự thành thạo tiếng Hàn. Tại Việt Nam, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất nên cơ hội việc làm rất nhiều.

Theo số liệu mới nhất, Hàn Quốc là quốc gia có số vốn FDI đổ vào Việt Nam dẫn đầu với tổng số vốn 7,92 tỷ, chiếm khoảng 20,8% tổng số vốn đầu tư. Cho tới nay, Hàn Quốc vẫn đang giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với nhiều tập đoàn lớn phủ khắp các tỉnh thành như LG, Samsung, Hyundai, Lotte, Keangnam,…

Cũng giống như tiếng Trung, nếu biết tiếng Hàn hoặc có chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn, bạn sẽ cơ cơ hội apply nhưng vị trí như: biên phiên dịch tiếng Hàn, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên,…

II. So sánh nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn?

Tiếng Trung hay tiếng Hàn đều là ngôn ngữ tượng hình. Vậy nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn trong 2 loại ngôn ngữ này?

Nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn tốt hơn?

So sánh

Tiếng Trung

Tiếng Hàn

Bảng chữ cái và chữ viết

Tiếng Trung sử dụng bảng chữ cái Pinyin gồm có thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu.

Tiếng Trung có tới hàng chục nghìn ký tự cho đến 80.000 ký tự khác nhau trong bảng chữ cái

Mỗi ký tự có thể là một từ hoặc cũng có nhiều từ được tạo thành từ 2 ký tự trở lên.

Tiếng Hàn sử dụng bảng chữ cái Hangeul gồm có 40 chữ cái, 21 nguyên âm và 19 phụ âm.

Các chữ cái trong tiếng Hàn được tạo bởi từ 3 nét ghép lại với nhau như “ㅇ”, “ㅡ” và “|”.

Cách phát âm

Cách phát âm tiếng Trung Quốc có nhiều từ tương đối giống với tiếng Việt nên khá dễ đối với người việt Nam.

Để phát âm tốt tiếng Hàn, bạn cần ghi nhớ và nắm vững được 9 quy tắc bao gồm: Nối âm, trọng âm hóa, nhũ âm hóa, biến âm, giản lược, âm bật hơi.

Cách viết chữ

Viết chữ Hán khá khó, đòi hỏi sự cẩn thận trong từng nét bao gồm cả dấu chấm, phẩy. Chỉ cần sai một nét khiến cho từ sai nghĩa hoàn toàn.

Bạn phải nắm vững được các nét cơ bản trong tiếng Trung và 7 quy tắc viết chữ Hán.

Trong đó, tiếng Trung phồn thể gồm nhiều nét hơn chữ Giản thể.

Một từ tiếng Hán được ghép lại bởi các chữ, nhiều từ sẽ ghép lại thành một câu. Cách viết các nét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và thực hiện giãn cách, ngắt nghỉ đúng cấu trúc câu.

Ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Trung có nét tương đồng với tiếng Việt.

Khi học ngữ pháp, bạn sẽ không cần phải để ý đến các thì tương lai, quá khứ, hiện tại.

Ngữ pháp tiếng Hàn phức tạp hơn, gồm có cách chia động từ, những mẫu câu thông dụng hay trang trọng cũng sẽ có sự khác biệt nhau.

Kỹ năng nghe

Trong tiếng Việt vay mượn rất nhiều chữ hán, bởi vậy, khi nghe tiếng Trung sẽ nhận thấy có vài từ ngữ khá giống với tiếng Việt và đây là lợi thế khi học tiếng Trung.

Nhớ mặt chữ Hán khó nhưng nghe dễ hơn, chỉ cần nắm vững bảng chữ cái Pinyin là bạn đã có thể nghe hiểu rồi.

Tiếng Hàn dễ nghe và khá thuận miệng đối với người Việt. Cách phát âm tiếng Hàn rõ ràng, các âm tiết đều tách riêng việt ít trùng nhau.

Thời gian học

Thời gian học và sử dụng tiếng Trung khá lâu, mất khoảng 4 tháng thì bạn mới nắm được khoảng 300 từ vựng, 30 chủ điểm ngữ pháp [tương đương HSK 2].

Thời gian học tiếng Hàn nhanh hơn tiếng Trung. Trong 3 tháng học tiếng Hàn, bạn đã có thể đạt đến trình độ TOPIK 2, giao tiếp cơ bản.

III. Nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn?

Mỗi ngôn ngữ đều có đặc trưng riêng cũng như ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy nên, rất khó để đưa ra lời khuyên cho các bạn là nên học Hàn hay tiếng Trung. Câu trả lời tùy vào mục đích, ý kiến cũng như cảm nhận chủ quan của mỗi người. Ví dụ:

  • * Có người học tiếng Hàn chỉ vì là fan Kpop, yêu thích văn hóa Hàn Quốc hoặc muốn xin visa du học tại Xứ sở Kim Chi.
    • Có người chọn học tiếng Trung bởi vì Trung Quốc là cường quốc lớn trên thế giới, có nền kinh tế phát triển mạnh nên sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp hoặc học tiếng Trung để xin visa du học, cày phim Hoa ngữ, yêu thích văn hóa & con người,…

Vậy nên, các bạn cần phải có sự so sánh, cân nhắc các yếu tố mà Prep đã nói ở trên. Thêm vào đó, bạn cần phải xem xét bạn thân nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn tốt hơn với mục đích là gì [yêu thích, du học,…]. Từ đó, các bạn sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. Dù bạn học ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì cần phải có sự kiên trì, sự quyết tâm cao độ thì dù ngôn ngữ đó khó đến đâu thì bạn cũng sẽ chinh phục được thôi.

Với những kiến thức mà Prep chia sẻ thì bạn đã xác định cho mình nên học tiếng Trung hay tiếng Hàn rồi phải không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan thì bạn hãy để lại comment dưới bài viết này để Prep giải đáp giúp bạn nhé!

Hàn Quốc và Trung Quốc ai giàu hơn?

1 tỉnh Trung Quốc giàu hơn cả 100 nước: GDP vượt Hàn Quốc, chễm chệ vị trí "nền kinh tế thứ 10" thế giới.

Dân số Trung Quốc hơn Việt Nam bao nhiêu lần?

Trung Quốc là một nước lớn, diện tích 9.597km2, đứng thứ 3 trên thế giới, sau Liên bang Nga [17.075 km2] và Canada [9.971 km2], rộng gấp 30 lần Việt Nam. Dân số đã vượt qua mốc 1,3 tỷ người, đông nhất thế giới và gấp 15 lần Việt Nam .

Trung Hoa và Trung Quốc khác nhau thế nào?

Không có từ nào dành riêng để chỉ Trung Quốc bản thổ, hay lãnh thổ có người Hán sinh sống. Trung Hoa thì lại là một từ mang tính chất văn chương hơn, có thể dùng thay thế cho Trung Quốc như trong tên gọi chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc.

Hàn Quốc đứng thứ mấy trên thế giới?

BNEWS Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] danh nghĩa của Hàn Quốc [áp dụng tỷ giá hối đoái thị trường] năm 2022 ước tính là 1,6733 nghìn tỷ USD, đứng thứ 13 trên thế giới, tụt 3 bậc so với hạng 10 năm 2021.

Chủ Đề