Bảng so sánh hệ hô hấp các loài năm 2024

So sánh hệ hô hấp ở người với hệ hô hấp ở thỏ?.

Câu 2:

  • Giống nhau :
    • Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
    • Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
    • Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
    • Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang [túi phổi] tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.
    • Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.
  • Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp ở thú

Theo dõi Vi phạm

Trả lời [1]

  • Giống nhau: - Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi - Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành - Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản - Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch. - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc Khác nhau: - Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm Like [0] Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

ZUNIA9

Các câu hỏi mới

  • 1. HỆ HÔ HẤP TRẺ EM ThS BS Trần Anh Tuấn 1. MỞ ĐẦU: Bệnh hô hấp là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu của nhập viện và tử vong ở trẻ em, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Hiện nay, tuy đã có nhiều tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dó chức năng [xâm lấn và không xâm lấn] nhưng hiểu biết về giải phẩu, phát triển bình thường, chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp vẫn là nền tảng quan trọng để hiểu rõ về sức khỏe và bệnh lý hô hấp. 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ HÔ HẤP Ở TRẺ: 2.1. Phế quản và phổi: Sự phát triển của hệ hô hấp trải qua ba giai đoạn: tạo hình, thích nghi sau sanh và tăng trưởng kích thước. Hai giai đoạn đầu xảy ra chủ yếu trước sanh hoặc một thời gian ngắn sau sanh, trong khi sự tăng trưởng vẫn tiếp tục sau sanh ở tốc độ thích hợp với nhu cầu chức năng và chuyển hóa của cơ thể. Do đó, ảnh hưởng của tổn thương lên hệ hô hấp không chỉ tùy thuộc vào độ năng và thời gian kéo dài mà còn vào thời điểm tác động ở giai đoạn phát triển nào của phổi. Nếu xảy ra trong giai đoạn tạo hình, cấu trúc hô hấp thường không phù hợp sự sống. Ngược lại, trong giai đoạn tăng trưởng, phổi thường hồi phục được. 2.1.1. Phát triển trước sanh. Tạo hình gồm 5 giai đoạn:
  • 2. tóm tắt các giai đoạn phát triển trước sinh Giai đoạn Tuổi phát triển Sự kiện chính Phôi 3-7 tuần Mầm phổi hình thành từ nội mạc ruột Hình thành KQ và PQ gốc Giả tuyến 7-16 tuần Hoàn tất phân chia đường dẫn khí Hình thành tiểu PQ, sụn, cơ trơn PQ từ trung mô Thành lập ống 16-24 tuần Hình thành hệ mao mạch & acinar [đơn vị hô hấp] Phân hóa TB BM typ 1 & 2 đầu tiên Thành lập túi 24-36 tuần TB biểu mô hô hấp mỏng dần, hình thành túi tận cùng, sản xuất surfactant Phế nang [sau sinh] Tuần 36 - suốt thời kỳ niên thiếu Hình thành phế nang thật sự, vách phế nang, khoang khí mở rộng
  • 3. phôi: bắt đầu lúc thai 4 tuần, đầu tiên xuất hiện một túi ở phần bụng của ruột trước, sau đó chia thành hai mầm phế quản gốc, mỗi mầm phân thành ba nhánh. Việc phân nhánh tiếp tục xảy ra nhờ vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa trung mô quanh phế quản và biểu mô mầm phế quản. Đám rối mạch máu bao quanh mầm phế quản, có nguồn gốc từ động mạch chủ, liên kết với động mạch và tĩnh mạch phổi để hoàn thành vòng tuần hoàn phổi vào tuần thứ 7. Giai đoạn giả tuyến: lúc thai được 6 tuần. Khí quản tách ra khỏi ruột trước nhờ sự hợp nhất các dãy biểu mô tăng trưởng từ đường hô hấp nguyên thủy. Dò khí thực quản là dị tật thường gặp do sự hợp nhất không hoàn toàn các dãy biểu mô này. Đường hô hấp tiếp tục phân chia đến tiểu phế quản tận và các tế bào lót đường hô hấp biệt hóa thành tế bào lông chuyển, tế bào tiết, tế bào cầu, tế bào thần kinh nội tiết. Tuyến nhày, sụn và cơ trơn được phân biệt rõ vào lúc thai 16 tuần. Trong giai đoạn này, cơ hoành hình thành ngăn cách hai khoang bụng và ngực. Nếu quá trình này bị cản trở thường ở bên trái, gây thoát vị hoành qua khe Bochdalek. Khuyết tật này khiến các cơ quan trong ổ bụng đi vào khoang màng phổi nguyên phát, xen vào đường hô hấp và mạch máu phổi, gây giảm sản phổi nặng nhất là bên thoát vị. Lúc đầu cơ hoành có dạng màng, sau đó được xâm nhập bởi các cơ vân.
  • 4. thành lập ống: giữa tuần 16 và 26-28 của thai kỳ, biểu mô tăng trưởng ưu thế hơn trung mô. Cây phế quản phát triển thành dạng ống hơn và tiếp tục phân chia nhỏ thêm để tạo cấu trúc phế nang. Các tế bào biểu mô ở trên có dạng khối, biểu lộ đặc trưng của tế bào phế nang týp 2. Một số trở nên phẳng hơn, là tế bào phế nang týp 1. Các mao mạch tạo thành mạng lưới dày hơn, sát bên phế nang, tạo sự trao đổi khí giới hạn vào tuần 22 của thai kỳ. Giai đoạn thành lập túi: giữa tuần 26-28, đường hô hấp tận mở rộng ra và hình thành cấu trúc hình trụ dạng túi. Khoảng cách giữa mao mạch và phế nang ngày càng hẹp lại, cuối cùng chỉ ngăn cách nhau bằng một lớp màng đáy.
  • 5. phế nang: Phế nang phát triển hoàn tất vào tuần 32 của thai kỳ, chịu ảnh hưởng của sự điều hòa nội tiết [hormon tuyến giáp và glucocorticoid] và các kích thích vật lý làm căng dãn phổi. Khi phổi hoặc lồng ngực bị chèn ép [trong thoát vị hoành hoặc thiểu ối], ức chế hô hấp [tổn thương tủy sống] đều làm giảm sản phổi với giảm số lượng phế nang. 2.1.2. Thích nghi sau sinh Sau nhịp thở đầu tiên, một giao diện khí dịch được hình thành trong phổi. Surfactant, một phức hợp giữa phospholipids và protein, được bài tiết vào phế nang bởi tế bào phế nang týp 2, làm giảm sức căng bề mặt do hình
  • 6. đơn lipid kỵ nước trên bề mặt phim dịch lót phế nang, ngăn cản dính các phế nang với nhau và ngăn xẹp phổi. Glucocorticoid tăng tổng hợp cá apoprotein và lipid nên được dùng trước sinh để ngừa bệnh màng trong ở sơ sinh non tháng. Hormon tuyến giáp chỉ tăng tổng hợp phospholipid, trong khi thuốc đồng vận β adrenegic chỉ tăng tổng hợp apporotein, Insulin, tăng đường huyết, nhiễm keto, androgen không có tác dụng trong sản xuất surfactant, giải thích tỉ suất mắc bệnh màng trong cao ở trẻ có mẹ tiểu đường và phổi thai nhi nam chậm trưởng thành hơn nữ. Phổi thai là cơ quan bài tiết, không phù hợp với hô hấp sau sanh, nên khi chuẩn bị sanh phổi sản xuất dịch chậm dần vào cuối thai kỳ. Sau sanh, lượng dịch còn lại được hấp thu nhiều giờ vào tuần hoàn, trực tiếp qua mạch máu phổi hoặc gián tiếp qua hệ bạch huyết. Lúc sanh, tuần hoàn phổi thay đổi từ hệ có sức cản cao đến hệ có sức cản thấp do phổi nở ra, tăng nồng độ oxy trong phế nang và giải phóng chất dãn mạch nội sinh. Lỗ bầu dục và ống động mạch đóng lại sau đó giúp tách biệt hoàn toàn tuần hoàn phổi khỏi tuần hoàn hệ thống. Áp lực oxy động mạch tăng cao và trở nên đồng nhất toàn cơ thể. Sức cản mạch phổi tiếp tục giảm dần trong vài tuần đầu sau sinh qua quá trình tái cấu trúc cơ mạch máu phổi.
  • 7. triển sau sanh: Chia làm hai giai đoạn: 18 tháng đầu sau sanh: tăng không tương xứng trong bề mặt và thể tích các thành phần liên quan đến sự trao đổi khí. Thể tích mao mạch tăng nhanh hơn thể tích phế nang và thể tích này tăng nhanh hơn thể tích mô đặc, chủ yếu nhờ vào quá trình vách năng hóa phế nang. Khác với trước đây, quá trình này có thể hoàn tất trong vòng 2 năm đầu thay vì trong 8 năm. Hình dạng phế nang trở nên phức tạp hơn do tạo vách mới, dài ra và gấp nếp cấu trúc cũ. Hệ thống mao mạch đôi trong vách phế nang thai trở thành hệ thống đơn độc và dày hơn, đồng thời phát triển các nhánh động và tĩnh mạch mới kèm xuất hiện lớp cơ giữa của các động mạch trong phế nang. Ở giai đoạn 2, các thành phần phát triển tương xứng với nhau hơn. Bề mặt phế nang và mao mạch mở rộng song song với sự tăng trưởng về hình thể. Ngoài ra, kích thước phế nang còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng oxy ở cao độ cũng như đáp ứng bù trừ với bệnh và tổn thương phổi. Sau khi sanh, có nhiều thay đổi lớn tại phổi trong quá trình chuyển tiếp từ cuộc sống trong tử cung đến cuộc sống ngoài tử cung. Biểu mô phổi phải thay đổi từ chức năng tiết dịch sang hấp thu dịch. Khi sanh, phổi của trẻ chứa khoảng 30ml/kg dịch phế nang bào thai. Khoảng 1/3 lượng dịch này được tống ra ngoài trong thì sổ thai qua âm đạo, nhưng toàn bộ lượng dịch sẽ vẫn còn lại trong đường hô hấp của trẻ sanh mổ. Quá trỉnh làm sạch dịch phổi bào thai ở trẻ sơ sinh mất vài giờ. Sự phát triển của phổi sau sanh sẽ tiếp diễn trong suốt thời kỳ nhũ nhi, thiếu niên cho đến những năm đầu của tuổi vị thành niên. Trong suốt đời sống, trọng lượng trung bình của các thùy phổi như sau: thùy trên phải 20%, thùy giữa phải 8%, thùy dưới phải 25%, thùy trên trái 22%, thùy dưới trái 25%. Số lượng phế nang ở trẻ khi sanh vẫn còn bàn cải nhưng ít hơn ở người lớn. Sau đó, các phế nang tăng dần về số lượng và kích thước. Sự phân chia các phế nang sau sanh kết thúc vào khoảng 2 tuổi. Sự gia tăng về kích thước phế nang kết thúc khi kết thúc giai đoạn phát triển lồng ngực khi dậy thì.
  • 8. phát triển vùng mũi họng, thanh quản: 2.2.1. Mũi và các xoang cạnh mũi Mũi sơ sinh nhỏ và ngắn do xương mặt chưa phát triển. Ống mũi dưới hình thành lúc 4 tuổi. Trẻ càng nhỏ, niêm mạc càng mỏng, nhiều mao mạch và dễ sung huyết. Trẻ sơ sinh không thở miệng được nên có thể sẽ khó thở khi bị mũi bị tắc nghẽn trong khi ở trẻ lớn hơn thường không gặp hiện tượng này. Và trong chăm sóc trẻ sơ sinh, việc thông thoáng mũi cho trẻ là việc rất quan trọng và cần thiết. Xoang hàm, xoang sàng hình thành trong tháng 3-4 của thai kỳ. Dù nhỏ nhưng lúc mới sinh đã có xoang hàm, xoang sàng. Xoang trán phát triển từ tế bào sàng trước vào ngày thứ năm sau sinh cho đến tuổi dậy thì. Xoang bướm nằm ngay trước hố yên và ngay sau xoang sàng sau, thường bị viêm trong bệnh cảnh viêm đa xoang. 2.2.2. Miệng hầu Khoang miệng hầu rất hẹp ở trẻ sơ sinh, về sau phát triển rộng ra do cột sống cổ ưỡn cong cùng với sự phát triển của xương sọ. Tổ chức lympho ở niêm mạc họng chưa phát triển nên dễ bị nhiễm trùng. Hạch hạnh nhân phát triển tối đa từ 4 – 10 tuổi và teo dần cho đến tuổi dậy thì. 2.2.3. Thanh quản Thanh quản chính là phần hẹp nhất của đường hô hấp trên, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ thanh quản càng hẹp do xương sụn mềm, có nhiều mô liên kết và mao mạch. Khi bị viêm, dễ bị chít hẹp và gây khó thở. Chỉ cần phù nề 1mm ở vùng sụn phểu cũng có thể làm giảm khẩu kính đường thở của trẻ khoảng 50%. Phản xạ thanh quản gây ức chế hô hấp ở sơ sinh rất mạnh. Việc hít sặc và kích thích hóa thụ thể thanh quản ở trẻ non tháng, nhất là khi trẻ thiếu máu, hạ đường huyết hoặc ngay cả khi đang ngủ có thể gây ngưng thở. 2.3. Sự phát triển của lồng ngực và các cơ hô hấp Thành ngực sơ sinh có tính đàn hồi cao và vì cơ liên sườn bị ức chế khi trẻ ngủ nằm ngửa nên khi hít vào thành ngực lõm vào ngược chiều với bụng
  • 9. ra ngoài. Điều này gây tăng công hô hấp, làm cho sơ sinh dễ kiệt sức và suy hô hấp. Các cơ hô hấp phát triển tăng dần theo tuổi: lớn ra, sức cơ mạnh hơn, các sợi cơ được phân bố thần kinh theo kiểu người lớn với một sợi cơ một neuron vận động [ở sơ sinh mỗi sợi cơ được chi phối bởi ≥ 2 neuron vận động]. Thông khí hiệu quả đòi hỏi sự tương tác hài hòa giữa cơ hô hấp của lồng ngực [hoành, liên sườn] và của đường hô hấp trên [hầu, thanh quản]: trước khi và đầu thì hít vào, cơ cằm lưỡi co lại, di chuyển lưỡi về trước, năng tắc nghẽn hầu và khép dây thanh âm, giảm sức cản ở thanh quản. Cơ thanh quản điều hòa lưu lượng thở ra nên cũng ảnh hưởng lên thể tích phổi. Trung tâm hô hấp ở não giữa phát triển đầy đủ vào tuần 20 – 22 của bào thai. Ở trẻ sơ sinh, hoạt động của võ não và sự dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh nên việc điều hòa hô hấp chưa tốt, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở hoặc thở không đều. 3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU: Theo chức năng và giải phẩu học, hệ hô hấp bao gồm: Lồng ngực Các cơ hô hấp Màng phổi Đường dẫn khí: - Đường hô hấp trên: mũi, miệng, hầu và thanh quản - Đường hô hấp dưới: khí quản, phế quản và các tiểu phế quản Phổi Trung tâm hô hấp và hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. 3.1. Lồng ngực: là một lồng kín, đáy là cơ hoành. Lồng ngực bao gồm: bộ phận cố định [cột sống], bộ phận di chuyển được [xương sườn, xương ức], và bộ phận cử động [các cơ hít vào và thở ra]. Để thực hiện được nhiệm vụ trong cơ học hô hấp, lồng ngực phải kín và đàn hồi. Lồng ngực của trẻ sơ sinh rất mềm dẽo và có các xương sườn nằm ngang. Đến cuối năm đầu sau sanh, lồng ngực của trẻ thay đổi hình dạng, các xương sườn trở nên nằm chéo.
  • 10. cơ hô hấp: làm thay đổi thể tích lồng ngực. Chia làm 2 nhóm: - Cơ hít vào: Bình thường: cơ hoành, cơ liên sườn ngoài. Gắng sức: cơ lệch, cơ răng trước, cơ ức đòn chũm, cơ má, cơ lưỡi, cơ cánh mũi. - Cơ thở ra: Bình thường: các cơ co vào trong lúc hít vào, khi giãn sẽ gây thở ra. Gắng sức: cơ liên sườn trong, cơ thành bụng trước. 3.3. Màng phổi: bao gồm lá tạng và lá thành. Lá tạng dính sát vào phổi, lá thành dính sát vào lồng ngực. Ở giữa là một khoang ảo, có vài ml dịch giúp 2 lá trơn trợt lên nhau dễ dàng khi hô hấp. Thể tích dịch màng phổi là 0,1- 0,2ml/kg. Áp lực trong khoang màng phổi là áp lực âm. 3.4. Đường dẫn khí: Theo chức năng và giải phẩu học được chia làm: - Đường hô hấp trên: mũi, miệng, hầu, thanh quản. - Đường hô hấp dưới: gồm đường hô hấp trung tâm và đường hô hấp nhỏ. Khí phân phối đến phổi qua khí quản, phế quản và các tiểu phế quản. Có khoảng 20-23 thế hệ đường dẫn khí trước khi đến phế nang: Khí quản là thế hệ số không 2 phế quản gốc trái và phải là thế hệ thứ nhất Sau đó cứ mỗi lần phân chia là một thế hệ. Thế hệ thứ 10 bắt đầu có tiểu phế quản. Thế hệ 16: tiểu phế quản tận. Thế hệ 17,18,19: tiểu phế quản hô hấp. Thế hệ 20,21,22: ống phế nang Từ thế hệ 0 đến 16, các đường dẫn khí chỉ có nhiệm vụ dẫn khí. Từ thế hệ 17 trở đi, trên đường dẫn khí đã có các phế nang, thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí.
  • 11. phế quản có đường kính nhỏ hơn 1-1,5mm, thành lại không có vách sụn cứng giữ cho khỏi xẹp. Vì vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, đường thở sẽ rất dễ bị tắc nghẽn. Đường dẫn khí được lót bởi biểu mô liên tục, thay đổi từ tế bào biểu mô hình trụ có lông chuyển giả tầng ở phế quản đến tế bào biểu mô đơn hình khối có lông chuyển ở các tiểu phế quản nhỏ hơn ở gần đơn vị trao đổi khí. Tế bào lông chuyển hiện diện chủ yếu ở biểu mô phế quản và tiểu phế quản, có chức năng tống xuất chất nhầy từ đường dẫn khí ngoại vi vào vùng
  • 12. thống vận chuyển long chuyển nhầy này là một cơ chế tự vệ quan trọng của phổi. 3.5. Phổi: Đơn vị chức năng là phế nang. Đường kính phế nang trung bình là 200- 300μm. Phế nang được mao mạch phổi bao bọc như một mạng lưới. Có khoảng 300x106 phế nang ở người và diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch phổi là 70-90m2 . Biểu mô phế nang gồm 2 loại tế bào: - Loại 1: là tế bào lót nguyên thủy, rất mõng [0,1-0,5μm], chiếm 95% diện tích phế nang, mẫn cảm với sự xâm nhập có hại vào phế nang. - Loại 2: chiếm 5% diện tích phế nang, có vai trò tiết chất hoạt diện [surfactant]. Đây cũng là tiền tố của tế bào biểu mô phế nang týp1, do đó còn đóng vai trò trong duy trì cấu trúc biểu mô phế nang cũng như trong quá trình sữa chửa, phục hồi sau khi phổi bị tổn thương. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ 3.1. Các thông số hô hấp Sự khác nhau về cơ thể học giữa trẻ sơ sinh và người lớn: Thông số Sơ sinh Người lớn Diện tích da [m3 ] 0,21 1,90 Trọng lượng phổi [g] 50 800 Đường kính - Khí quản [mm] 8 18 - Phế quản [mm] 0,1 0,2 - Phế nang [ μm] 50 -100 200 – 300 Diện tích phế nang [m2 ] 4 80 Số lượng phế nang [x 106 ] 24 296
  • 13. nhau về sinh lý học giữa trẻ sơ sinh và người lớn: Thông số Sơ sinh Người lớn Dung tích sống [ml/kg] 66 100 Dung tích cặn chức năng [ml/kg] 33 60 Khoảng chết [ml/kg] 2,2 2,2 Thể tích khí lưu thông [ml/kg] 6 7 Tần số hô hấp [lần/phút] 40 20 Thể tích thông khí phút [ml/kg/phút] 100 – 150 60 Tiêu thụ oxy [ml/kg/phút] 6 3 Sức cản lồng ngực [ml/H2O] 30 125 Lưu lượng tim [ml/kg/phút] 300 125 3.1.1. Tần số hô hấp [Nhịp thở]: Nhịp thở thay đổi tùy theo tuổi của trẻ: trẻ nhỏ có nhịp thở bình thường nhanh hơn trẻ lớn. Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh đủ tháng là 40 l/ph trong khi sơ sinh thiếu tháng là 60 l/ph. Nhịp thở thay đổi có ý nghĩa trong những tháng đầu tiên sau sanh. Trẻ sơ sinh thường thở không đều: trẻ dưới 3 tháng thường có những nhịp nghĩ thở ngắn hơn 6 giây. Nhịp thở còn thay đổi khi sốt [tăng 5-7 nhịp thở/phút khi tăng mỗi 1o C trên 37o C], lo âu, xúc cảm.
  • 14. dung tích hô hấp: Ví dụ một thanh niên Việt Nam, 20 tuổi, cao 1,65m, nặng 55kg Thể tích khí lưu thông: 5 – 7ml/kg, khoảng 4.000ml. Thể tích khí cặn sau khi thở ra tối đa là 1.000ml. Thể tích khí dự trữ thở ra là lượng khí có thể thở ra thêm khi cố gắng hết sức là 1.300ml. Dung tích cặn chức năng sau khi thở ra bình thường bao gồm thể tích khí cặn và thể tích khí dự trự thở ra là 2.300ml. Dung tích phổi toàn phần bao gồm dung tích sống và thể tích khí cặn, khoảng 4.500ml. Dung tích sống là thể tích hít vào tối đa và thở ra tối đa, khoảng 3.500ml. 3.1.3. Sức cản Là sự tương quan giữa thể tích và cấu trúc, nghĩa là giữa phổi và áp lực khí khi thở. Sức cản phổi sơ sinh là 5 ml/cm H2O, nghĩa là dưới áp lực 1 cm H2O sẽ có 5 ml khí vào phổi. 3.1.4. Các lực kháng
  • 15. tương quan giữa lưu lượng trong ống và áp lực cần thiết được tính bằng ml/giây/cm H2O. Sự tương quan này tùy thuộc vào đường kính của phế quản, càng nhỏ thì lực kháng càng cao. Vì vậy, vai trò của vật lý trị liệu và các loại thuốc dãn phế quản rất quan trọng trong sự gia tăng đường kính phế quản và làm giảm sức cản. 3.2. Nhiệt độ và độ ẩm Trong điều kiện tự nhiên, 1 lít khí hít vào ở nhiệt độ môi trường chứa từ 10 – 20mg hơi nước [độ bão hòa 30 – 60% ở 250 C]. Khi được làm ẩm và ẩm qua các hốc mũi, hầu, đến thanh quản nhiệt độ của khí là 32 – 330 C và chứa 33 mg hơi nước trong 1 lít không khí, đến phế nang khi bão hòa ở 370 C và chứa 43,3 mg hơi nước. Khí chứa ít hơi nước khi đến khí quản sẽ gây khô màng nhày và xuất tiết bất thường chất nhày. Hoạt động của lông mao và luồng chất tiết của màng nhày tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của khí hít vào. Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy lông mao ngừng hoạt động hoàn toàn khi độ ẩm tại chỗ là 22mg/l tương đương với độ bão hòa 75% ở nhiệt độ 300 C và xáo trộn hoạt động của lông mao sẽ xảy ra khi độ ẩm dưới 92% ở nhiệt độ 370 C. Ở người, nhu cầu tối thiểu về hơi nước là 33 mg/l khí hít vào ở điều kiện sinh lý bình thường, tốt nhất là 43 mg/l khí hít vào ở 370 C. Do đó trong điều trị, cần phải làm ấm và ẩm không khí, oxy, N2O để lông mao và luồng chất tiết của màng nhày hoạt động tốt như trong điều kiện sinh lý bình thường.

Chủ Đề