So sánh cac hình thức huy động vốn năm 2024

Nhiều người khởi nghiệp bằng việc mở công ty và có nhu cầu huy động vốn. Tuy nhiên lại chưa nắm rõ được hình thức huy động vốn là vay ngân hàng hay kêu gọi cá nhân, tổ chức để nắm được quyền kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp của mình.

Luật sư Trần Thị Hà - Công ty luật PHAROS cho biết, hiện nay, vay vốn từ tổ chức tín dụng; kêu gọi cá nhân, tổ chức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp là những hình thức huy động vốn cơ bản. Với hình thức kêu gọi đầu tư vào doanh nghiệp được thực hiện thông quá phát hành cổ phần [đối với loại hình công ty cổ phần], góp vốn bổ sung tăng vốn điều lệ [đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên].

Ảnh minh họa

Mỗi một hình thức đều có ưu và nhược điểm, cụ thể:

Hình thức vay vốn từ tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức khác:

- Ưu điểm: Người quản lý doanh nghiệp cũ vẫn trực tiếp điều hành doanh nghiệp theo kế hoạch mình đặt ra.

- Nhược điểm: Nếu vay ngân hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản thế chấp cho khoản vay của ngân hàng hoặc phải có người thứ 3 có tài sản đứng ra bảo lãnh cho khoản vay; doanh nghiệp phải trả lãi suất vay và thanh toán đẩy đủ tiền gốc và lãi suất cho bên cho vay theo đúng thời hạn đã quy định. Nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lãi và nợ gốc thì có thể bị phạt lãi suất hoặc bị thu hồi khoản vay, thậm chí phát mại tài sản thế chấp.

Hình thức kêu gọi cá nhân, tổ chức góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp:

- Ưu điểm: Doanh nghiệp không phải trả lãi suất và không phải chịu trách nhiệm thanh toán trả lại số tiền cá nhân, tổ chức đã góp vốn; các cá nhân, tổ chức góp vốn cùng được hưởng lợi nhuận khi công ty kinh doanh tốt và cùng chịu lỗ khi hoạt động kinh doanh không tốt.

- Nhược điểm: Hoạt động điều hành kinh doanh của chủ doanh nghiệp có thể bị thay đổi; do công ty đã có thêm các thành viên/cổ đông mới [các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông mới có quyền tham gia, biểu quyết các hoạt động, kế hoạch kinh doanh của công ty], người quản lý doanh nghiệp cũ không còn được toàn quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp theo kế hoạch ban đầu đặt ra; trong hợp xấu nhất [thường gặp ở các công ty cổ phần], người quản lý doanh nghiệp cũ mất quyền điều hành doanh nghiệp nếu tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức được kêu gọi đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp đạt tỷ lệ sở hữu mức chi phối.

Hoặc loại hình công ty TNHH một thành viên có thể phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành TNHH 2 thành viên hoặc cổ phẩn. Thực tiễn đối với hình thức đầu tư này, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xu hướng đầu tư mức sở hữu chi phối, dẫn đến thay đổi quyền quyết định hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp cũ.

Trên cở sở phân tích nêu trên, người kinh doanh nên cân nhắc lựa chọn hình thức huy động vốn để đảm bảo nhu cầu vốn và quyền điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mình - Luật sư Hà khuyên.

Để kinh doanh, không chỉ start-up mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đều cần một số vốn nhất định mới có thể thực hiện được. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra khiến doanh nghiệp cần huy động thêm vốn để duy trì hoạt động. Câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư có thể kêu gọi tăng vốn bằng những cách nào?

Những luật sư chuyên về kinh doanh của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một cách tổng thể về những hình thức huy động vốn và những vấn đề liên quan.

1. Thế nào là vốn và huy động vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Vốn là tiền, tài sản và quyền tài sản mà nhà đầu tư/chủ sở hữu đóng góp vào việc kinh doanh. Trong bài viết này, khái niệm về vốn được hiểu là tiền. Vốn của doanh nghiệp có thể từ 2 nguồn chính:

  1. Vốn điều lệ: Loại vốn này là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp; và
  2. Những nguồn vốn khác: Loại vốn này có được từ việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua các khoản vay nợ, trái phiếu,…

Ngoài ra, việc huy động vốn là một hoạt động của doanh nghiệp để tăng thêm vốn cho công việc kinh doanh của mình. Việc tăng vốn điều lệ và vốn từ các nguồn khác chính là việc doanh nghiệp đã tự huy động vốn cho mình.

2. Việc huy động vốn tại Việt Nam có những hình thức nào?

Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc những hình thức huy động vốn thường gặp như sau:

2.1. Huy động vốn điều lệ

Dưới đây là cách một doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của mình qua việc huy động vốn:

  1. Công ty mẹ góp thêm vốn vào công ty con tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật, công ty mẹ nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty mẹ có thể tăng vốn cho công ty con Việt Nam bằng cách tăng vốn điều lệ. Trường hợp phần tăng thêm vượt quá mức vốn đầu tư được phép đầu tư thì trước hết công ty con phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

  1. Phát hành thêm cổ phiếu

Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Việc phát hành cổ phiếu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các quy định có liên quan. Có 03 hình thức chào bán cổ phiếu:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng; và
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.
  • Tăng vốn điều lệ

Phương thức này có thể phù hợp với cả loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Có một số trường hợp như sau:

  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và tất cả các chủ sở hữu hiện có sẽ góp thêm vốn đối theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của họ. Theo đó, vốn điều lệ tăng, đồng thời giữ nguyên tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên hiện hữu;
  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và không phải tất cả các chủ sở hữu hiện có đều góp thêm vốn. Theo đó, vốn điều lệ tăng, nhưng tỷ lệ sở hữu của các chủ sở hữu hiện có sẽ thay đổi tương ứng; và
  • Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhưng phần tăng thêm là của chủ sở hữu mới. Do đó, vốn điều lệ nhiều hơn và tỷ lệ sở hữu của các chủ sở hữu hiện tại thay đổi do sự xuất hiện của các chủ sở hữu mới. 2.2. Huy động từ khoản vay

Doanh nghiệp có thể xem xét gọi thêm vốn từ ngoài các thành viên/chủ sở hữu. Thông thường, có một số cách như sau:

  1. Khoản vay từ công ty mẹ

Doanh nghiệp có thể vay tiền, hoặc thậm chí tài sản từ công ty mẹ của mình. Luật pháp cho phép công ty mẹ cho công ty con của mình vay. Trường hợp công ty mẹ là bên nước ngoài thì doanh nghiệp phải đăng ký khoản vay trung dài hạn với Ngân hàng Nhà nước. Cũng cần báo cáo tình hình khoản vay theo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước. Doanh nghiệp cũng cần báo cáo định kỳ với .

  1. Khoản vay từ các tổ chức tín dụng

Các tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, … có thể cho vay có thời hạn cụ thể cho hoạt động của doanh nghiệp. Để được vay vốn từ một tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bảo lãnh khoản vay bằng chính tài sản của mình hoặc bất kỳ tài sản nào từ bên thứ ba.

  1. Phát hành trái phiếu ra công chúng

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành. Bằng việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác [nếu có] đối với người sở hữu trái phiếu. Căn cứ vào các quy định về trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp phát hành có thể huy động vốn để sử dụng. Điều này cũng có nghĩa là họ phải đảm bảo khả năng trả nợ của chính mình.

Doanh nghiệp quyết định lãi suất và phát hành trái phiếu doanh nghiệp nếu đáp ứng yêu cầu về số lượng, vốn còn lại và thời gian, thủ tục phát hành trái phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về sở giao dịch chứng khoán nếu thực hiện hình thức huy động vốn này từ các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

  1. Đầu tư từ quỹ đầu tư

Trên thực tế, vốn từ các quỹ đầu tư là một giải pháp đáng cân nhắc. Việc góp vốn dựa trên các điều khoản và điều kiện của quỹ mà doanh nghiệp phải chấp nhận.

3. Những rủi ro pháp lý nào mà nhà đầu tư cần chú ý?

Các hình thức huy động vốn có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định như sau:

  • Thứ nhất, việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư và các công ty phải chịu hình phạt nặng nề từ cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, phạt tiền khi không đăng ký khoản vay nước ngoài đối với khoản vay trung và dài hạn với cơ quan có thẩm quyền lên đến 60.000.000 đồng [tương đương 2.500 USD].
  • Thứ hai, nếu không thực hiện việc cho vay góp vốn theo thủ tục đầu tư, góp vốn thì bên cho vay có thể không được phép thanh toán khoản nợ. Hậu quả tương tự cũng xảy ra khi không chuyển khoản vay qua tài khoản ngân hàng bắt buộc để thực hiện việc góp vốn.
  • Cuối cùng, tranh chấp liên quan đến thỏa thuận mua cổ phần, vay vốn, góp vốn … là có thể xảy ra. Tranh chấp đó có thể phát sinh từ các thỏa thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nếu các bên không chuẩn bị kỹ lưỡng thỏa thuận đó.

Kết luận, sự đa dạng trong việc góp vốn giúp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận mục tiêu của họ. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chú ý đến những rủi ro mà mỗi hình thức góp vốn để đưa ra quyết định tốt nhất với mình. Để có thể giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp huy động vốn, các bên cần tham vấn ý kiến của các luật sư. Sự hỗ trợ của các luật sư với các tài liệu và thủ tục pháp lý là cần thiết cho các nhà đầu tư.

Nội dung nêu trên không phải là ý kiến tư vấn chính thức từ BLawyers Vietnam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ consult@blawyersvn.com. Chúng tôi rất vui khi nghe từ bạn.

Chủ Đề