Số lượng học sinh sinh năm 2007

Cho đến thời điểm này, phần lớn các địa phương trong cả nước đã chấm xong kết quả tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007. Đúng như nhận định của những người trong và ngoài ngành giáo dục, kết quả tốt nghiệp ở tất cả các địa phương đều giảm mạnh so với năm 2006.

Năm 2006 là năm có số thí sinh đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nếu như năm 2005, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn quốc là 90,62% thì năm 2006 có tới 93,78%. Địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là Nam Định với 99,87%; tiếp đến là những tỉnh thành như Bắc Ninh: 99,41%; Hà Tây: 99,32%; Thái Bình: 99,32%; Hải Phòng: 99,18%; Hà Nam: 99,00%... Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp bổ túc THPT cũng cao hơn năm 2005, với 86,29%. Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại, năm 2006 cũng là năm "phát lộ" nhiều nhất số vụ sai phạm trong thi cử do chính các giám thị trông thi phát hiện.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động "2 không", chống bệnh thành tích và gian lận trong thi cử. Với nhiều biện pháp mạnh trong công tác thanh kiểm tra, giám sát, kỳ thi tốt nghiệp 2007 đã được đánh giá có sự chuyển biến tích cực. Và để được xã hội thừa nhận là một kỳ thi nghiêm túc, các địa phương trong cả nước phải đối mặt với sự thật về chất lượng đào tạo của địa phương mình. Tại Nam Định, năm nay tỷ lệ đỗ giảm đáng kể: đỗ tốt nghiệp THPT 90,31% [2006: 99,87%]; bổ túc THPT 59,73% [2006: 99,61%]. Hai trường đỗ 100% là trường chuyên Lê Hồng Phong và THPT Trần Hưng Đạo. Hai trường THPT Giao Chỉ A và THPT Tống Văn Trân đỗ 99,9%. Tuy nhiên, Nam Định vẫn giữ được "phong độ" so với mặt bằng chung trong cả nước. Ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định đã có thể "thở phào".

Thái Bình - một địa phương đứng trong top năm 2006 - năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 86,39% [2006: 99,32%]; bổ túc THPT: 68,45%. Hải Phòng cũng "tụt hạng", đỗ tốt nghiệp THPT là 76,8% [năm 2006: 99,18%]. Trường đỗ cao duy nhất là THPT Thái Phiên đạt 100%. Thấp nhất là trường THPT dân lập Phan Chu Trinh: chưa đến 8% học sinh đỗ tốt nghiệp.

Một trong những địa phương hàng chục năm nay chưa bao giờ tỷ lệ đỗ tốt nghiệp dưới 90% là Hải Dương thì năm nay chỉ đạt 77,96%. Trường đạt tỷ lệ thấp nhất là THPT bán công Cẩm Giàng: 25,73%. Một địa phương khác ở khu vực phía Bắc cũng được xếp trong hàng top là Vĩnh Phúc, năm 2006 đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là 98,37%, năm nay "khiêm tốn" hơn đạt 79,47%; bổ túc THPT chỉ đỗ 29,28%.

\n

Những địa phương vùng cao vẫn trong nhóm có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp. Bắc Giang có hơn 61% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT và 14,6% đỗ bổ túc THPT. Trường có tỷ lệ thí sinh đỗ thấp nhất là Cao đẳng nghề số 2, đỗ 0,85%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Lạng Sơn năm nay là 55% [2006: 83%]; bổ túc THPT: 24%, nhưng so với các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Tuyên Quang, Hòa Bình, thì Lạng Sơn vẫn xếp thứ hạng cao nhất. Ở những địa phương này, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp phân hóa rất rõ. Các trường ở thành phố, thị trấn, thị xã có số lượng thí sinh thi đỗ rất cao, có trường đỗ tới 99-100%. Những trường ở các vùng sâu, vùng xa thì tỷ lệ thi đỗ rất thấp. Lai Châu là một ví dụ. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Lai Châu năm nay là 45,97%; Bổ túc THPT: 23,84%. Các trường như trường chuyên Lê Quý Đôn, trường Dân tộc nội trú tỉnh vẫn giữ được tỷ lệ đỗ tương đương năm ngoái, thậm chí trường Dân tộc nội trú còn đạt cao hơn 94,64%, nhưng những trường có tỷ lệ đỗ thấp nhất vẫn là THPT Mường Nhà 6,86%; THPT Mường Luân: 13,04%.

Còn một số địa phương như Hà Tây, Thanh Hóa [đang chấm các môn trắc nghiệm], Bắc Ninh, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An... chưa công bố kết quả tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT, tất cả các tỉnh chấm xong đều đã có phương án tổ chức bồi dưỡng cho học sinh ngay trong dịp hè.

Cho phép chấm các bài phạm quy

Trao đổi với Thanh Niên vào lúc 19 giờ tối qua, ông Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: "Trước hết phải khẳng định đề thi năm nay rành mạch, rõ ràng. Các văn bản hướng dẫn về thi trắc nghiệm của Bộ ban hành rất sớm. Các trường cũng tập huấn cho học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm từ sớm nhưng một số thí sinh vẫn mắc phải sai lầm. Số thí sinh làm sai phần đề thi riêng rất ít so với tổng số thí sinh dự thi trên cả nước [chiếm chưa tới một phần ngàn]. Bộ tạo cơ hội cho những em này bằng cách: chỉ chấm phần thi chung, phần phạm quy sẽ không chấm".

Đây mới chỉ là phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT với báo chí về vấn đề này. Tại TP.HCM có 18 bài thi trong tình trạng này, chiều qua vẫn xếp vào diện không chấm vì Sở GD-ĐT vẫn chờ văn bản chính thức của Bộ gửi về. Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Hạn cuối cùng là ngày 17.6, các địa phương phải công bố kết quả tạm thời cho học sinh.

Thu Hồng - B.Thanh

Thu Hồng

[ANTĐ] - Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học này, toàn ngành có 709.170 học sinh các cấp, tăng so với năm học trước 40.600 học sinh.

Năm học mới 2007-2008: Hà Nội tăng thêm hơn 40.000 học sinh

[ANTĐ] - Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học này, toàn ngành có 709.170 học sinh các cấp, tăng so với năm học trước 40.600 học sinh.

Học sinh Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh và Thầy hiệu trưởng Văn Như Cương trong ngày khai giảng năm học mới 2007-2008

Chỉ tính riêng số học sinh tuyển mới năm học này, các cấp học của Hà Nội đã nhận thêm 159.030 học sinh từ tiểu học đến THPT, GDCN và GDTX. Hiện tại hệ thống cơ sở giáo dục của Hà Nội bao gồm 1.028 trường và 231 trung tâm học tập cộng đồng.

 Như vậy, so với năm học trước, Hà Nội thành lập thêm 12 trường mới, trong đó Mầm non có 6 trường, Tiểu học: 2 trường; THCS và THPT: 3 trường. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội năm học này mới chỉ đạt 14,2% trong đó Mầm non có 29 trường, Tiểu học: 68 trường, THCS: 34 trường và THPT: 6 trường.

Vinh Hương

  • Hoạt động Bộ - ngành - địa phương
  • Hoạt động Bộ ngành

Học sinh trường Amsterdam đang làm bài thi tốt nghiệp THPT

Trong số 64 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2007 cao nhất nước, đạt 95,10%. Trong 10 địa phương dẫn đầu về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT còn có: Nam Định [90,30%], Thái Bình [86,40%], Hà Nội [86,30%], Tiền Giang [84,00%], Hà Nam [83,90%], Khánh Hòa [83,8%], Long An [83,3%], Lâm Đồng [80,8%], Bến Tre [79,6%].

Với tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp hệ THPT năm 2007 ở mức 14,10%, Tuyên Quang là địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất trong cả nước.

Tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2007 của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước [từ cao đến thấp] như sau: Vĩnh Phúc và Cần Thơ [79,5%], Tây Ninh [78,10%], Hải Dương [78,00%], Hải Phòng [76,90%], Đà Nẵng [76,20%], Bắc Ninh [75,30%], Quảng Ninh [74,60%], Trà Vinh [74%], Hà Tĩnh [73,70%], Bình Thuận [73,50%], Đồng Nai [72,30%], Quảng Trị [71,90%], An Giang [71,70%], Bình Định [71,30%], Ninh Bình [71,10%], Phú Yên [70,90%], Hưng Yên [70,70%], Đồng Tháp và Vĩnh Long [70,60%], Bà Rịa-Vũng Tàu [69,90%], Ninh Thuận [68,20%], Quảng Nam [67,40%], Thừa Thiên-Huế [66,00%], Cà Mau [63,50%], Quảng Ngãi [63,10%], Thái Nguyên [63,00%], Bình Dương [62,40%], Kiên Giang [62,30%], Hậu Giang [61,30%], Bắc Giang [60,60%], Thanh Hóa [59,20%], Bình Phước [58,30%], Gia Lai [58,00%], Hà Tây [57,20%], Lào Cai [56,00%], Kon Tum [55,50%], Lạng Sơn [54,10%], Phú Thọ [51,40%], Quảng Bình và Sóc Trăng [51,00%], Đắk Lắk [50,90%], Đắk Nông [50,20%], Lai Châu [48,40%], Điện Biên [46,00%], Nghệ An [44,90%], Bạc Liêu [40,00%], Hòa Bình [33,00%], Hà Giang [31,80%], Cao Bằng [27,70%], Yên Bái [26,70%], Sơn La [24,40%], Bắc Kạn [20,30%].

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo


TTO - Năm 2007 - năm “heo vàng” - hàng loạt em bé ra đời khiến mùa khai giảng năm học mới 2013-2014, các trường tiểu học quá tải vì “heo vàng” vào lớp 1.

Phóng to

Học sinh lớp lá Trường mầm non 4, quận 5. Tháng 9-2013, số trẻ này sẽ vào lớp 1 khiến các trường tiểu học ở quận 5 phải tăng sĩ số từ 35 lên 40 học sinh/lớp - Ảnh: Như Hùng

“Năm nào số trẻ vào lớp 1 trên địa bàn quận Tân Phú, TP.HCM cũng rất cao do người dân nhập cư rất đông. Năm nay, mới đầu tháng 4 mà con số vào lớp 1 đã hơn 7.500 em trong khi năm trước chỉ có 6.500 học sinh. Chúng tôi đang hồi hộp chờ vì thường những năm trước, khoảng tháng 4 đến cuối tháng 8 sẽ có thêm vài trăm hồ sơ nữa xin nhập học” - ông Tạ Tân, trưởng Phòng GD-ĐT Q.Tân Phú, cho biết.

Thêm 2 trường mới vẫn không đủ

Theo ông Tân, hiện sĩ số bình quân ở bậc tiểu học của Q.Tân Phú là 48 HS/lớp - khá cao so với sĩ số quy định 35 HS/lớp. Với số học sinh lớp 1 tăng cao như vậy chỉ còn cách giảm số lớp học 2 buổi/ngày, tăng lớp học 1 buổi. Quận cũng đã nỗ lực xây dựng thêm rất nhiều phòng học nhưng vẫn không đủ vì hằng năm dân nhập cư cứ "ào ạt đổ về".

Tương tự, ở quận Bình Tân, số trẻ vào lớp 1 năm nay tăng 5.000 em so với số học sinh lớp 5 sẽ ra trường năm 2013 [9.600 học sinh sẽ vào lớp 1 và 4.600 học sinh lớp 5 sẽ rời trường tiểu học]. Như vậy, cần phải có thêm 5.000 chỗ học mới để đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Ông Trần Hữu Vĩnh, trưởng Phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, tính toán: “Chúng tôi đã thành lập và xây dựng mới thêm 2 trường tiểu học nữa để đón “heo vàng” nhưng cũng chỉ giải quyết được 4.000 chỗ với điều kiện các em chỉ học 1 buổi. 1.000 học sinh còn lại sẽ phân bổ về các trường với hai phương án: tăng sĩ số học sinh/lớp hoặc giảm tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày”.

Đó là chưa kể con số trẻ vào lớp 1 vẫn chưa dừng lại đó, vì cán bộ phụ trách giáo dục tại các phường, xã vẫn phải cập nhật thêm số trẻ từ nay cho đến đầu tháng 9 mới kết sổ.

Tình trạng trên cũng xảy ra với các quận vùng ven khác như Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình…

Nội thành: áp lực tại các trường lớn

“Tính đến thời điểm này, quận 1 có 2.600 trẻ sẽ vào lớp 1, so với năm trước chỉ tăng nhẹ. Về số chỗ học, chúng tôi không lo nhiều nhưng chỉ lo ở các trường nổi tiếng, phụ huynh “đổ” về nhiều quá. Từ đó, việc giảm sĩ số ở các trường này là rất khó khăn” - một cán bộ Phòng GD-ĐT Q.1 thông tin.

Trong khi đó, bà Võ Ngọc Thu, trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, thừa nhận: “Tuy số trẻ vào lớp 1 năm nay ở quận 5 chỉ tăng khoảng 250 em nhưng dự kiến chúng tôi phải tăng sĩ số từ 35 lên 40 học sinh/lớp mới đủ chỗ học”.

Để tránh áp lực tập trung vào một số trường, những năm gần đây quận 5 chỉ giải quyết cho các trường hợp học sinh có hộ khẩu và có cư trú trên địa bàn vào trường nổi tiếng. Trường hợp “chạy hộ khẩu”, học sinh vẫn được xếp chỗ học nhưng là trường khác, ít nổi tiếng hơn.

“Mục đích không đạt được nên tình trạng chạy hộ khẩu vào trường nổi tiếng năm nay đã giảm khá nhiều” - bà Thu khẳng định.

Mặc dù còn 3 tháng nữa mới tới thời điểm tuyển sinh lớp 1 nhưng vào thời điểm này nhiều bậc cha mẹ vẫn lo lắng, đôn đáo lo chuyện xin học cho con.

Anh Lê Văn Vinh, có hộ khẩu thường trú tại phường Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, lo lắng: "Mặc dù theo hộ khẩu thường trú, con tôi trong diện đúng tuyến vào học Trường tiểu học Dịch Vọng A. Nhưng được biết năm nay có thể học sinh trong diện đúng tuyến vào trường này sẽ vượt quá chỉ tiêu nên rất lo con tôi sẽ bị loại ra”.

Tương tự nhiều người mới chuyển tới khu cao tầng tại phường Láng Hạ có con tuổi “heo vàng” cũng đang trong tâm trạng lo lắng vì “đúng tuyến chưa chắc đã được nhập học”.

Năm học trước Trường tiểu học Nam Thành Công là một trong những “điểm nóng nhất” của Hà Nội do một số cao ốc mọc lên khiến học sinh ở phường tăng cơ học. Hai năm học qua trường này đã phải tận dụng diện tích để nới rộng phòng học, nhưng so với quy định sĩ số 35 học sinh/lớp thì chỉ tính riêng học sinh đúng tuyến cũng vượt xa quy định. Có năm 100% lớp 1 Trường tiểu học Nam Thành Công phải tuyển trên dưới 60 học sinh/lớp do áp lực tăng dân số.

Năm nay dự kiến học sinh đúng tuyến vào trường này vượt trội hơn hẳn những năm gần đây nên nhiều trường hợp đúng tuyến vẫn lo ngay ngáy.

Số liệu điều tra sơ bộ toàn thành phố Hà Nội năm nay sẽ có khoảng 125.000 trẻ vào lớp 1, tăng 11.000 so với năm 2012. Theo quy định, trẻ 6 tuổi theo đúng tuyến phải được nhập học. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng khi nhiều điểm nóng sẽ phải phân tuyến lại. Có nghĩa quy định “đúng tuyến” sẽ không theo địa bàn phường mà có thể phân chia nhỏ hơn để giảm tải cho một số trường tiểu học.

Những phụ huynh có con học lớp 2, 3 cũng có chung mối lo “heo vàng” khi được thông báo có thể con họ sẽ không được bán trú trong trường do phải nhường chỗ cho các bé lớp 1.

Áp lực chỉ rơi vào... điểm nóng

Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, áp lực sẽ chỉ rơi vào một số điểm nóng, còn nhìn trên tổng thể, tăng 11.000 không phải điều đáng ngại với Hà Nội. Vì Hà Nội có 29 quận, huyện, số học sinh gia tăng trải đều sẽ không phải con số quá lớn khiến phụ huynh hoang mang.

Về tinh thần chỉ đạo chung, ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc sở GD-ĐT, cho biết: “Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp, trong đó lưu ý về việc gia tăng học sinh vào lớp 1. Thời điểm hiện tại Sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT phải phối hợp UBND quận, huyện rà soát kỹ trẻ trong độ tuổi và có phương án phân tuyến hợp lý. Nếu làm tốt công tác này thì về cơ bản sẽ giải quyết được áp lực tăng số lượng học sinh”.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, bên cạnh những trường có nguy cơ quá tải, vẫn có nhiều trường tiểu học chưa sử dụng hết công suất. Có trường năm học trước chỉ tuyển được trên dưới 50% chỉ tiêu như Trường tiểu học Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai tuyển 52% chỉ tiêu; Trường tiểu học Khương Mai, Q.Thanh Xuân tuyển 57% chỉ tiêu; Trường Hà Huy Tập, Q.Hai Bà Trưng tuyển 58% chỉ tiêu…

Hà Nội vẫn có một số phường chưa có trường tiểu học, nhưng vẫn có thể phân tuyến để đón học sinh vào các trường lân cận.

Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, ông Phạm Xuân Tiến cho biết: Đối với những trường ở nội thành chịu áp lực do có các khu dân cư mới mọc lên trên địa bàn, hướng giải quyết sẽ là điều chỉnh phân tuyến, chia số học sinh trên địa bàn cho các trường lân cận. Bên cạnh đó, các trường có thể dồn các lớp trên trong phạm vi sĩ số cho phép để dành diện tích lớp cho lớp 1.

“Sẽ cố gắng để không có xáo trộn nhiều việc học 2 buổi/ngày của học sinh tiểu học” - ông Tiến khẳng định.

Một số hiệu trưởng các trường tiểu học cho biết không phải tới năm học mới mà nhiều năm qua, trường đã phải linh hoạt trong việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong cảnh thiếu diện tích. Ví dụ quy định học sinh được nghỉ 1 buổi/tuần. Nhưng nhà trường không bố trí toàn trường nghỉ vào 1 ngày cố định mà luân phiên nghỉ trong tuần. Cũng theo đó, sẽ có một số lớp học được luân phiên sử dụng để dạy học buổi thứ 2/ngày.

Hiện tại Hà Nội vẫn còn một số lượng đáng kể học sinh tiểu học phải học buổi thứ 2 ở những lớp học đi thuê tại địa điểm bên ngoài trường, nhưng theo các hiệu trưởng, vì nhu cầu của cha mẹ học sinh và yêu cầu đảm bảo chất lượng chương trình nên vẫn phải thực hiện.

VĨNH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề