Sở kế hoạch đầu tư công văn số 869 skhđt_đtg

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Cơ quan thường trực: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa.

Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở

Địa chỉ: 45B Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3852 366; Fax: 0237 3851 451; Email: bientapweb.skhdt@thanhhoa.gov.vn.

Kính gửi: Các Sở, ngành trong tỉnh; UBND các huyện, thành phố và thị xã; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NS tỉnh, vốn NSTW năm 2020.

Ngày 16/6/2020 Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản số 2070/UBND-VP chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm nghiên cứu, chủ động tổ chức thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm hiệu quả, theo quy định; đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ. Nhưng hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư mới nhận được văn bản của Sở Y tế về việc tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ.

Để có căn cứ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xét duyệt ban hành văn bản chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, đề nghị các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và các Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NS tỉnh, vốn NSTW năm 2020 [dưới đây viết tắt là các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị] như sau:

  1. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương nghiên cứu kỹ các nội dung Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lập báo cáo đề xuất các nội dung triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 84/NQ-CP phù hợp với thực tiễn của Sở, ban, ngành và địa phương, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/7/2020 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh [đề nghị gửi kèm file dữ liệu qua thư điện tử về địa chỉ: phongquyhoachtonghop@gmail.com]. Trong đó, tập trung đề xuất thực hiện các nhóm giải pháp sau:

1.1. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, có đề xuất cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.

1.2. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, như:

- Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho từng loại hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu kép: phòng, chống dịch tốt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo giai đoạn.

- Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư mới như: công tác quy hoạch; hạ tầng; công tác đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo về năng lượng; cải cách thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với quy định về phòng chống dịch Covid-19.

- Nghiên cứu đề xuất và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3. Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của địa phương; kịp thời báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

1.4. Xây dựng các phương án, kịch bản bảo đảm: hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, bình ổn giá và thị trường.

1.5. Rà soát, chuẩn bị các điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, tập trung hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường.

1.6. Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy đầu tư.

1.7. Tập trung lựa chọn, tái cấu trúc quy trình, cung cấp trên môi trường điện tử các thủ tục hành chính có nhu cầu lớn, liên quan nhiều đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; ban hành và triển khai Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2020-2025 theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện cấp bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính; hoàn thành kết nối thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo quy định.

1.8. Tiếp tục rà soát, cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ các dự án đầu tư còn đang tồn đọng. Tập trung triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ; tiếp tục rà soát, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2020.

1.9. Tiếp tục đổi mới lề lối phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP; đẩy mạnh hình thức họp trực tuyến; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

1.10. Cử đầu mối và thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị của người dân và doanh nghiệp để kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh.

1.11. Rà soát lại từng nhiệm vụ, biện pháp để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, nhất là thu hút đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ xử lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để phục hồi và phát triển nền kinh tế.

1.12. Thực hiện tốt Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tín dụng đen để tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp tin tưởng, an tâm sản xuất, kinh doanh.

1.13. Tập trung phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở; tiết kiệm, giảm dự toán chi thường xuyên, thu hồi về ngân sách Nhà nước dành nguồn cho các nhiệm vụ cấp bách khác.

1.14. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để kích thích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác. Trong đó tập trung:

- Rà soát, hoàn thành việc giao chi tiết kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 cho các dự án.

- Chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu đẩy mạnh thi công xây dựng công trình kết hợp với các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động theo đúng quy định về phòng, chống dịch.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020 [bao gồm các nguồn vốn các năm trước chuyển sang].

- Ban hành kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu..., đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án.

- Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư ban hành kế hoạch giải ngân cụ thể cho từng dự án và cam kết thực theo kế hoạch [có biểu mẫu kèm theo], nhưng phải bảo đảm giải ngân hết 100% kế hoạch vốn thanh toán trong năm 2020, trong đó đến hết tháng 8 năm 2020 giải ngân toàn bộ số vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020 và đến ngày 30 tháng 9 năm 2020 giải ngân tối thiểu 60% kế hoạch vốn năm 2020 đã giao chi tiết từ đầu năm 2020.

- Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.

- Chủ động rà soát, điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn thanh toán năm 2020 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

  1. Đối với kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương nguồn ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã năm 2020:

Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP, nội dung tại điểm 1.14 mục 1 nêu trên và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư và UBND cấp xã triển khai thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị quan tâm phối hợp, triển khai thực hiện và gửi báo cáo đúng hạn./.

Nơi nhận:

- Như k/g;

- GĐ và các PGĐ Sở [gửi email];

- Phòng TC-KH các huyện, TP và TX;

- Các phòng chuyên môn thuộc Sở [gửi email];

- Trang website của Sở;

- Lưu: VT, THQH.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Đình Kiêm

- Theo Nghị quyết số 84/NQ-CP, kết quả giải ngân của từng dự án là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; trường hợp kết quả giải ngân năm 2020 đạt dưới 100% thì không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân liên quan năm 2020.

Chủ Đề