Baảo hộ tên cho sản phẩm như thế nào

Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp tên thương mại của một doanh nghiệp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của chủ thể khác. Việc này dẫn đến xung đột quyền với quyền sở hữu trí tuệ [“QSHTT”] đã tồn tại trước. Vậy làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể QSHTT khi phát hiện một doanh nghiệp có tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

1. Các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa tên thương mại xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ

Pháp luật về doanh nghiệp có những quy định cụ thể nhằm ngăn ngừa việc đặt tên cho doanh nghiệp xâm phạm đến QSHTT của chủ thể khác. Điều 19.1 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng khuyến khích doanh nghiệp trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, nên tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

2. Các tiêu chí xác định tên thương mại xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ

Để được pháp luật bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 78 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2007 [“LSHTT 2005”], bao gồm: [i] Chứa thành phần tên riêng; [ii] Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; và [iii] Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Do đó, để có thể kết luận tên thương mại có xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không, cần căn cứ vào ít nhất là hai yếu tố sau:

[1] Việc sử dụng tên thương mại có thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng không? Để đưa ra được kết luận về vấn đề này, cần xem xét tên thương mại và nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ không, bảo hộ trong phạm vi nào; và

[2] Tên thương mại có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của chủ thể khác không?

3. Bảo vệ nhãn hiệu khi tên thương mại xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu tuân theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nghĩa là ưu tiên cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ sớm nhất. Theo đó, khi tên thương mại chứa đựng yếu tố xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo vệ QSHTT bằng các biện pháp sau:

3.1. Yêu cầu người sử dụng tên thương mại chấm dứt hành vi xâm phạm

Khi xác định rõ hành vi xâm phạm của người sử dụng tên thương mại thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

3.2. Xử lý hành vi vi phạm bằng biện pháp dân sự

Nếu yêu cầu nêu tại Mục 3.1 ở trên không có kết quả hoặc kết quả không như mong muốn thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây đối với người sử dụng tên thương mại có hành vi xâm phạm nhãn hiệu:

[i] Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

[ii] Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

[iii] Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

[iv] Buộc bồi thường thiệt hại;

[v] Và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án cấm bên vi phạm sử dụng tên thương mại đó hoặc đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm nhãn hiệu của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp.

3.3. Xử lý xâm phạm nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính

Khi xác định rõ hành vi xâm phạm của người sử dụng tên thương mại thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm.

3.4. Xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm QSHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Khi chủ sở hữu nhãn hiệu có căn cứ xác định có hành vi vi phạm xâm phạm theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự.

Đọc thêm: Sơ lược về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ consult@blawyersvn.com. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Căn cứ theo Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ được bổ sung vào năm 2005, Tên thương mại là tên được tổ chức hoặc cá nhân sử dụng trong các hoạt động kinh doanh nhằm phân biệt họ với những chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Vai trò của tên thương mại là tạo dựng sự nhận diện của doanh nghiệp hoặc sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó, từ đó tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành từ phía khách hàng, thu hút sự chú ý và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Tên thương mại cũng có thể truyền tải thông điệp về giá trị, chất lượng hoặc lợi ích của sản phẩm dịch vụ. Một tên thương mại tốt có thể tạo ra giá trị thương hiệu lâu dài và giúp doanh nghiệp phát triển và thành công.

Tên thương mại là gì?

2. Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ?

Theo Điều 76 Luật Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tên thương mại được bảo hộ nếu tên thương mại có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại có khả năng phân biệt chỉ khi đáp ứng được các quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Có chứa thành phần tên riêng, ngoại trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với danh xưng mà chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh đã sử dụng trước đó;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể kinh doanh hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Lưu ý rằng: Tên thương mại sẽ không được xác thực dưới hình thức cấp văn bằng, mặc dù đây là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghệ. Trên thực tế, việc đăng ký bảo hộ tên thương mại không cần phải thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.

3. Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Trên thực tế, tên thương mại và nhãn hiệu là 2 đối tượng khác nhau về bản chất, tuy nhiên cả 2 thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Dưới đây là các tiêu chí để phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu:

Tiêu chí Tên thương mại Nhãn hiệu Khái niệm Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Thành phần cấu tạo – Dấu hiệu Chỉ thể hiện dưới dấu hiệu từ ngữ, số phát âm được và không được bảo hộ hình ảnh – màu sắc. Có thể là từ ngữ, chữ cái, hình vẽ, hình ảnh hoặc có sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh được thể hiện qua một hoặc nhiều màu sắc. Quyền sở hữu công nghiệp Xác lập dựa trên việc sử dụng hợp pháp tên thương hiệu mà không thực hiện quy trình đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Xác lập dựa trên quyết định của Cục Sở hữu Trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ Lĩnh vực và khu vực kinh doanh Phạm vi toàn quốc và các quốc gia khác Căn cứ Không cần đăng ký bảo hộ, được công nhận thông qua việc xưng tên trong hoạt động kinh doanh Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường và không được đăng ký với nhãn hiệu nổi tiếng.

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Điều kiện bảo hộ Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt phải đáp ứng các điều kiện:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác [quy định cụ thể tại điều 74 Luật SHTT] Thời hạn Không xác định được thời hạn sử dụng Được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn tiếp tục Số lượng Mỗi chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất Mỗi chủ thể kinh doanh có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu Chuyển giao Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu nếu như kèm theo chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh Có thể chuyển giao thông qua hợp đồng nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng

4. Hành vi xâm phạm tên thương mại quy định thế nào?

4.1. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại là tất cả các hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều được xem là vi phạm quyền đối với tên thương mại.

4.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ như sau:

  • Đối tượng bị xem xét, kiểm tra thuộc vào nhóm đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Trong đối tượng đang được xem xét có tồn tại yếu tố vi phạm;
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ và không được phép theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền, trừ khi có các trường hợp ngoại lệ được phép;
  • Hành vi được xem xét xảy ra tại Việt Nam. Nếu hành vi này diễn ra trên mạng internet nhưng có mục đích nhằm vào người tiêu dùng hoặc người sử dụng tin tại Việt Nam.

4.3. Yếu tố vi phạm quyền đối với tên thương mại

Yếu tố vi phạm quyền đối với tên thương mại thể hiện qua các chỉ dẫn thương mại gắn trên sản phẩm, bao bì, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo, và các phương tiện kinh doanh khác. Chúng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.

Để xác định việc có một dấu hiệu nghi ngờ là yếu tố vi phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần so sánh nó với tên thương mại được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên cấu trúc ngôn ngữ, phát âm, và các yếu tố khác nhau, để đảm bảo không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ.

5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ tên thương mại tại Apolat Legal

Trên thực tế, quyền sở hữu công nghiệp về tên thương mại được ghi nhận trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên gọi đó trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, việc bảo hộ tên thương mại không cần thực hiện đăng ký, chỉ cần thông qua quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ tên thương mại dưới hình thức nhãn hiệu thông qua dịch vụ tại các công ty luật. Apolat Legal là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về bảo hộ độc quyền tên thương mại với những ưu điểm vượt trội sau:

  • Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực sở trí tuệ trong và ngoài nước;
  • Dịch vụ đăng ký bảo hộ tên thương hiệu tại Apolat Legal được thực hiện theo một quy trình rõ ràng và tối ưu;
  • Cung cấp đến quý khách hàng những giải pháp toàn diện với mức giá hợp lý, dễ tiếp cận;
  • Theo dõi sát sao và cập nhật tiến độ xử lý hồ sơ thường xuyên đến khách hàng.

Trên đây là những tư vấn của Apolat Legal không chỉ thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại theo quy định của pháp luật hiện nay mà còn có các điều kiện, cách phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu. Nếu đọc giả quan tâm hoặc còn bất kỳ vướng mắc về đăng ký bảo hộ tên thương mại hãy kết nối ngay với chúng tôi ngay bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chủ Đề