Số đầu của giấy chứng nhận đầu tư là gì

Ngày 11/8/2022, công ty bà Trang đã đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nội dung "Thông tin nhà đầu tư, tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế thực hiện dự án, tổng vốn đầu tư và mục tiêu hoạt động" và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 3 ngày 29/8/2022.

Ngày 16/9/2022, công ty đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nội dung "Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế thực hiện dự án", được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 4 ngày 30/9/2022.

Ngày 7/10/2022, công ty bà Trang phát hiện nội dung "Tiến độ thực hiện dự án", là thông tin mà công ty không đề nghị điều chỉnh trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 3, lần 4 bị sai so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần 2 và thực tế hoạt động của công ty theo ghi nhận tại báo cáo tài chính năm 2020.

Bà Trang tham khảo Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và hiểu rằng Nghị định không quy định về thời hạn nộp hồ sơ hiệu đính thông tin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời thông tin "Tiến độ thực hiện dự án" trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không phải là một nội dung mà công ty bà đã đề nghị điều chỉnh nên công ty có thể đề nghị hiệu đính thông tin.

Bà Trang hỏi, cách hiểu như trên có đúng không? Trong trường hợp này, công ty bà có thể làm hồ sơ đề nghị hiệu đính thông tin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đăng ký tại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.

Theo đó, việc hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định nêu trên.

Đa số các Dự án đầu tư cần phải có giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của nhà nước, đặc biệt là dự án đầu tư nước ngoài. Vậy Giấy chứng nhận đầu tư là gì và ngành nghề nào cần xin giấy chứng nhận đầu tư? Một doanh nghiệp muốn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải thông qua các hình thức như thế nào? Hãy cùng Công ty Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây.

Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư là văn bản của Nhà nước [bảng giấy hoặc bảng điện tử] thể hiện sự xác nhận của nhà các cơ quan có thẩm quyền, đối với các thông tin thuộc Dự án đầu tư tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đầu tư được các Cơ quan Nhà nước cấp phép hoạt động cho các cá nhân, chủ thể, cơ quan thực hiện Dự án đầu tư mà đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện, theo quy định pháp luật Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp trong nước thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, để xác định có cần giấy chứng nhận đầu tư hay không. Còn riêng với các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư ở Việt Nam thì phải có Giấy phép đầu tư nước ngoài.

Thông qua Giấy phép đầu tư, chúng ta sẽ biết được các thông tin cơ bản của Dự án đầu tư. Theo như quy định của Điều 40, Luật đầu tư năm 2020 các thông tin cần phải có trong Giấy chứng nhận đầu tư nói chung và Giấy phép đầu tư nước ngoài nói riêng, như sau:

  1. Tên của dự án đầu tư.
  2. Nhà đầu tư thực hiện.
  3. Mã số của dự án đầu tư.
  4. Địa điểm tiến hành thực hiện dự án đầu tư.
  5. Tổng diện tích đất sử dụng của dự án.
  6. Mục tiêu được đề ra của dự án.
  7. Quy mô thực hiện của dự án đầu tư.
  8. Tổng vốn đầu tư của dự án: vốn góp của nhà đầu tư và vốn được huy động.
  9. Thời hạn hoạt động và dự kiến hoàn thành của dự án.
  10. Tiến độ triển khai và lộ trình thực hiện dự án đầu tư: quy trình góp vốn và huy động nguồn vốn, tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chính của dự án đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư phải chia thành nhiều giai đoạn thì phải cho biết quy trình và thời gian thực hiện của từng giai đoạn.
  11. Các hình thức ưu đãi, công tác hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng đi kèm thuộc về nhà đầu tư khi thực hiện dự án [nếu có].

Các trường hợp cần phải xin Giấy chứng đăng ký đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư hiện hành công bố năm 2020 tại điều 36 chỉ ra các trường hợp cần phải thực hiện việc xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

– Dự án có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

– Dự án có vốn đầu tư từ tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp 1: – Có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài của tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

+ Trường hợp 2: – Có tổ chức kinh tế có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài [đối với công ty hợp danh] sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên.

+ Trường hợp 3: – Có vốn của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài [đối với công ty hợp danh] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Các trường hợp không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Không phải tất cả các dự án đầu tư đều cần phải xin cấp phép. Theo khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư, có một vài trường hợp dự án đầu tư không cần phải làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

  1. Dự án đầu tư có vốn từ nhà đầu tư trong nước.
  2. Dự án đầu tư thuộc tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài nhưng không nằm trong nhóm cần phải xin cấp phép đầu tư. Đối với trường hợp này, Nhà đầu tư chỉ cần hoàn thành các điều kiện và thực hiện các thủ tục đầu tư theo như quy định đối với nhà đầu tư trong nước [khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; theo hình thức góp vốn, đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; theo hình thức hợp đồng BCC].
  3. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Lưu ý: Đối với Dự án đầu tư phải có quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

Vậy nên nếu như các dự án nằm trong các trường hợp trên thì Nhà đầu tư không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư cần đến Giấy chứng nhận đầu tư để phục vụ cho các nhu cầu khác, thì có thể tiến hành các thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo như quy định [trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế].

Các ngành nghề kinh doanh bị cấm đầu tư và có điều kiện

Nhà nước khuyến khích sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề, các mặt hàng để phát triển nền kinh tế bền vững, tuy nhiên không phải ngành nghề kinh doanh nào, mặt hàng nào có nhu cầu sử dụng cũng được phép kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, một số loại hình kinh doanh cũng cần kèm theo các điều kiện quy định cụ thể để được cấp phép hoạt động.

Văn bản pháp luật ghi rõ cấm đầu tư kinh doanh các hàng hóa, ngành, nghề theo điều 6 Luật đầu tư 2020 như sau:

– Kinh doanh dịch vụ thuê mướn đòi nợ [quy định mới].

– Kinh doanh các chất ma túy tại Phụ lục I.

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật được liệt kê ở Phụ lục II.

– Kinh doanh mẫu vật, bộ phận của các loài thực vật, động vật hoang dã dưới sự khai thác từ nguồn gốc tự nhiên, được đề cập rõ theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp. Buôn bán các mẫu vật của các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản thuộc loại nguy cấp, quý, hiếm trong Nhóm I và có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được trình bày và quy định tại Phụ lục III của Luật này.

– Kinh doanh dưới hình thức mại dâm.

– Thực hiện việc mua, bán người, hoặc các bộ phận, mô tế bào, thi thể người, bào thai người [quy định mới bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người].

– Các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc thực hiện sự sinh sản vô tính trên người.

– Kinh doanh hóa chất gây nổ, pháo nổ.

Ngoài ra theo Luật Đầu tư 2020, một số Ngành, nghề đầu tư bắt buộc có điều kiện kèm theo là phải bao gồm những việc được thực hiện nằm trong hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó đáp ứng được những điều kiện cần thiết theo quy định. Ví dụ như là vì quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc liên quan đến đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành, nghề đó phải được công khai đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có nêu rõ 227 ngành nghề được phép kinh doanh nếu thỏa đầy đủ điều kiện [đã giảm bớt số lượng so với trước đây theo quy định của Luật Đầu tư 2014 là 243]. Các ngành nghề có điều kiện được phép kinh doanh, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, được trích dẫn tại đây.

Các ngành nghề kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện và bị hạn chế

Các nhà đầu tư ở nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam thì phải xem xét và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để được nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép kinh doanh những ngành, nghề như nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này như sau:

“2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  1. a] Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.
  2. b] Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Ngành, nghề bị cấm là ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường. Theo Mục A, Phụ Lục I Nghị định 31/2020/NĐ-CP có liệt kê về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

  1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
  2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
  3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
  4. Dịch vụ điều tra và an ninh.
  5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
  6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
  8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
  9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng [thăm dò dư luận].
  10. Dịch vụ nổ mìn.
  11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
  13. Dịch vụ bưu chính công ích.
  14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
  15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
  17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
  18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
  19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
  20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
  21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
  22. Dịch vụ kiểm định [kiểm tra, thử nghiệm] và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải [gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện]; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
  23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên [bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp].
  24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
  25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Như vậy, có 25 ngành, nghề cấm nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Những hình thức đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài

[Thành lập mới, góp vốn vào cty vn, công ty, hợp tác…]

Trong tình hình nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Dựa vào khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được xác định là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đang tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo như Điều 21 Luật Đầu tư năm 2020, Việt Nam đang có bốn hình thức đầu tư nước ngoài là Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BPP và Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Bốn hình thức đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động tại Việt Nam:

2.1. Thành lập một tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài cần phải tiến hành các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó mới được thành lập tổ chức kinh tế. Các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ:

Hầu hết trong tổ chức kinh tế, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp ngoại trừ như sau:

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, bao gồm cả các quỹ đầu tư chứng khoán được quy định theo luật chứng khoán.

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc dưới trường hợp chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Nếu nhà đầu tư nước ngoài không nằm trong hai trường hợp trên thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật khác và điều ước quốc tế, trong đó nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hình thức đầu tư và phạm vi hoạt động của dự án:

Theo quy định về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đối với nhà đầu tư nước ngoài, đối tác Việt Nam sẽ tham gia hoạt động đầu tư kèm theo các điều kiện khác. Tất cả đều phải tuân theo theo quy định của Công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.2 Hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần và phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế

Trước hết, nhà đầu tư cần thiết thông qua được các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cũng như hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động. Dưới đây là các hình thức để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

  • Thực hiện việc đầu tư vào cổ phần phát hành lần đầu hoặc sau đó là cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
  • Tiến hành góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
  • Thông qua các cá nhân, Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác thực hiện các hoạt động như:
  • Mua lại các cổ phần công ty cổ phần chính thức được lưu giữ tại quỹ công ty hoặc cổ đông của công ty.
  • Thu mua lại các phần vốn góp từ thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn mà họ đang sở hữu để từ đó trở thành 1 trong những thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Tiến hành mua phần vốn góp từ các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để được trở thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tiến hành thu mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.

2.3 Đầu tư theo hợp đồng PCC:

Hình thức hợp đồng PPP được hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền [đối tác công tư]. Việc đầu tư sẽ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công… Thông qua đó, nhà nước giao cho nhà đầu tư một phần hoặc toàn bộ công việc dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và nhà nước sẽ quản lý, giám sát.

Có 7 loại hợp đồng được thực hiện dưới hình thức hợp đồng PPP:

  1. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao [BOT],
  2. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh [BTO],
  3. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao [BT],
  4. Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh [ BOO],
  5. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ [BTL],
  6. Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao [BTL] và
  7. Hợp đồng Kinh doanh –Quản lý [O&M].

2.4 Đầu tư theo hợp đồng BCC:

Hình thức hợp đồng BCC được hợp tác bởi các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Các hợp đồng này được thực hiện theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và mục đích là để hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế.

Các bên tham gia tự thỏa thuận với nhau thành lập Ban điều phối để triển khai thực hiện hợp đồng. Hình thức đầu tư này được thiết lập trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nên quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư sẽ không bị ràng buộc về mặt tổ chức. Sự ràng buộc sẽ được thể hiện thông qua hợp đồng đã ký kết giữa các bên vì theo quy định về việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì các nhà đầu tư không cần thành lập pháp nhân mới.

Hướng dẫn phân biệt chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư

Trong kinh doanh, chúng ta thường nhầm lẫn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [ĐKDN] và Giấy chứng nhận đầu tư [CNĐT]. Hãy cùng Man so sánh và phân biệt 2 loại giấy phép này thông qua các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí Giấy chứng nhận ĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Thông tin cho biết những thông tin cơ bản về doanh nghiệp và sự xác nhận cho phép kinh doanh hợp pháp của Cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp theo khoản 15 Điều 4 Của Luật Doanh nghiệp 59 năm 2020 trình bày các thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư của doanh nghiệp được nhà nước cho phép thực hiện theo khoản 11 Điều 3 của Luật Đầu tư 61 năm 2020. Đối tượng được cấp Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Cơ quan cấp phép Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư/Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế Nội dung của giấy chứng nhận 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

[Điều 28 Luật Doanh nghiệp]

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư [gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động].

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

  1. Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
  1. Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng [nếu có].

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư [nếu có].

[Điều 40 Luật Đầu tư]

Lưu ý: Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020 quy định, trước khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước, sau đó thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Dịch vụ giấy chứng nhận đầu tư của MAN có gì khác biệt?

  1. Dịch vụ Giấy chứng nhận đầu tư của MAN – “Giấy Phép Trao Tay, Có Ngay Hoạt Động”

MAN sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng cụ thể và là người đại diện khách hàng chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng đúng hạn như thỏa thuận.

  1. Tư vấn miễn phí

Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với hàng ngàn Doanh nghiệp FDI, cùng đội ngũ chuyên viên giàu chuyên viên, kinh nghiệm, MAN đem đến giải pháp tối ưu là dịch vụ trọn gói với các nội dung hỗ trợ như:

  • Tư vấn, giải pháp thắc mắc quy định của luật doanh nghiệp, luật đầu tư;
  • Hướng dẫn cung cấp thông tin và chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư;
  • Nhận ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi việc giải quyết hồ sơ, tiếp nhận thông tin từ cơ quan nhà nước và xử lý các trường hợp vướng mắc phát sinh [nếu có];
  • Nhận và bàn giao kết quả tới khách hàng.
  • MAN hỗ trợ các dịch vụ cấp mới và thay đổi giấy chứng nhận đầu tư như sau:
  • Lập Hồ sơ, thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký để tổ chức, cá nhân nước ngoài mua lại phần góp vốn, góp thêm vốn vào Doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam, chuyển đổi Doanh nghiệp trong nước thành Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký tăng vốn đầu tư, mở rộng dự án.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi mục tiêu đầu tư của dự án.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký tăng, giảm vốn góp thực hiện dự án, thay đổi vốn góp điều lệ của Doanh nghiệp.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm thực hiện, hoạt động của dự án đầu tư.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi tên của dự án đầu tư.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện, hoạt động của dự án đầu tư.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi thời hạn vốn góp thực hiện, hoạt động của dự án đầu tư.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký Văn phòng Đại diện của Thương nhân nước ngoài.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký Chi nhánh của Thương nhân nước ngoài.
  • Lập Hồ sơ, thủ tục đăng ký Giấy phép hoạt động bán buôn, bán lẻ cho Doanh nghiệp FDI.
  • Tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [trong trường hợp giấy phép đầu tư được cấp theo luật đầu tư cũ 2005.
  • Thay đổi tên dự án; thay đổi địa chỉ của dự án; thay đổi nhà đầu tư; Tăng vốn điều lệ – vốn đầu tư; Thay đổi người đại diện theo pháp luật [Giám đốc/Tổng giám đốc]; Thực hiện thủ tục Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thay đổi bổ sung ngành nghề dịch vụ, xây dựng.
  • Thay đổi bổ sung ngành nghề thương mại – xuất nhập khẩu, tùy ngành nghề cụ thể.
  • Thay đổi các thông tin khác như: Bổ sung cập nhật thông tin số điện thoại, email, fax, website; Thay đổi thông tin liên quan đến passport của nhà đầu tư…
  • Giãn tiến độ đầu tư
  • Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do thất lạc.
  • Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư.
  • Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Hiệu đính thông tin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

Mọi thắc mắc về thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua email: lehoangtuyen@man.net.vn hoặc Hotline/ Zalo: 0903 963 163 để được tư vấn, trao đổi nhanh chóng và phù hợp.

Để biết thêm về quy trình, các bước thực hiện dịch vụ, chi phí… thực hiện giấy chứng nhận đầu tư của MAN hãy xem thêm tại đây.

Dịch vụ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, các sự thay đổi thì phải thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Đây là một quy trình cần thiết và gồm nhiều bước tiến hành, thu thập, hoàn thành tài liệu theo đúng quy định. Vì vậy, không dễ để các Nhà đầu tư có thể thực hiện được quy trình đó. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính, Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN sẽ giúp các Doanh nghiệp hoàn thành nhanh chóng và chính xác nhất việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Quy trình thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư của Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN được thông qua như sau:

Bước 1: Qúy Doanh nghiệp để lại thông tin và lệnh yêu cầu thông qua nút báo giá nhanh hoặc liên lạc thông qua các phương tiện của công ty. Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin và tư vấn cho quý khác về thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Doanh nghiệp cần để lại các thông tin cơ bản sau để Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN tiến hành tìm hiểu:

  1. Thông tin của nhà đầu tư: Tên, địa chỉ, email, số điện thoại, website…
  2. Tên dự án đầu tư.
  3. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
  4. Diện tích đất sử dụng cho dự án.
  5. Mục tiêu, quy mô dự án.
  6. Vốn đầu tư của dự án [gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động]. tiến độ góp vốn và huy động vốn.
  7. Thời hạn hoạt động của dự án.
  8. Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động.
  9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ áp dụng.
  10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.
  11. Thay đổi ngành nghề kinh doanh.
  12. Một số trường hợp khác.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN để Công ty tư vấn chi tiết về trường hợp thay đổi cụ thể.

Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, soạn thảo hồ sơ.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ phía quý khách hàng, Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với quý khách hàng.

Trên cơ sở thông tin quý khách hàng cung cấp soạn thảo hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, sau đó bàn giao quý khách hàng ký hồ sơ đã hoàn thiện để quý khách hàng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi quý khách hàng ký đầy đủ vào hồ sơ, Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nộp hồ sơ xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Bước 4: Bàn giao kết quả và hoàn thành các thủ tục có liên quan.

Sau khi nhận kết quả từ Cơ quan đăng ký đầu tư, Công ty TNHH Quản lý Tư Vấn Thuế MAN tiến hành giao kết quả cho quý khách hàng và hoàn thành các thủ tục có liên quan.

Chủ Đề