Rượu rắn ngâm lâu có tốt không

Uống rượu rắn có tác dụng gì? Ngâm rượu rắn bao lâu thì uống được? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.

Contents

1. Uống rượu rắn có tác dụng gì?

Rắn là loại bò sát, có hệ cơ chắc khỏe giúp di chuyển nhanh, vận động nhiều, khớp xương lưng mềm mại, dẻo dai. Theo Đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm.

Uống rượu rắn có tốt không? Rượu rắn được biết đến là loại rượu chữa các bệnh về xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, đau mỏi cổ vai gáy, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương, tinh thần suy giảm…

Rượu rắn ngâm lâu có tốt không
Uống rượu rắn có tác dụng gì?

Xem thêm: Uống bia với trứng gà có tốt không?

Các bộ phận của rắn đều có thể sử dụng để làm thuốc:

Phần nọc rắn: có chứa độc tố, theo Tây y sử dụng nọc rắn với liều lượng thích hợp dưới dạng thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ. Bên cạnh đó, nọc rắn còn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng dung giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối ung thư.

Phần huyết rắn có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận làm mạnh gân cốt, hỗ trợ chữa các bệnh xương khớp, lưng đau, gối mỏi, sinh lý yếu, thường dùng pha rượu uống.

Phần mật rắn: có vị ngọt, cay, không đắng, tác dụng hạ sốt, giảm đau, tiêu đờm giảm ho, nhất là trị hen suyễn ở trẻ em rất tốt.

Phần xương rắn: Đập chết rắn, đem chôn, sau 3 tháng lấy xương sống, rửa sạch sao vàng cho vào túi vải ngâm rượu, có thể ngâm chung với một số vị thuốc khác, dùng trị phong thấp hiệu quả.

Rượu rắn ngâm lâu có tốt không
Uống rượu rắn có tốt không?

Click ngay: Uống bia có tác dụng gì với sức khỏe?

Phần thịt rắn: vị ngọt giàu đạm, nhiều dinh dưỡng, tốt cho xương khớp, bổ dưỡng, trừ phong thấp, tê mỏi, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp, chứng ngứa ngoài da, nhất là ngứa kinh niên như bệnh chàm (eczema).

Phần mỡ rắn: giúp bài độc, sinh cơ, làm chóng lên da non, kết hợp với các vị thuốc khác điều trị bỏng lửa, chốc đầu, nứt nẻ da chân.

Phần da rắn: vị ngọt, mặn, tính bình, quy kinh can, tỳ tác dụng khu phong, chỉ kinh, tiêu sưng, sát trùng, lui màng mộng. Ngoài ra còn chữa đinh nhọt, ung sưng, loa lịch, lở loét, trĩ rò, lở ngứa.

2. Cách ngâm rượu rắn đúng cách

Rượu rắn ngâm khô: rắn cắt khúc, nướng vàng, ngâm khoảng 30 ngày có thể dùng được.

Rượu rắn ngâm tươi: chế biến sạch chặt bỏ đầu đuôi, tạng phủ, cắt khúc 10 cm. Rửa sạch bằng rượu và nước gừng. Sau đó, ngâm với rượu trong vòng 24h để khử độc, rồi đổ rượu đi. Ngâm lần 2 với rượu chuẩn. Cho rắn vào bình thủy tinh, đổ rượu 40 độ vào bình hạ thổ, lấp kín 3 tháng 10 ngày.

Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện…).

Rượu rắn hạ thổ sẽ giúp rượu có mùi thơm đặc biệt và tác dụng bổ dưỡng tăng lên nhiều.

Uống rượu rắn như nào? Nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.

Rượu rắn ngâm lâu có tốt không
Uống rượu rắn có tác dụng gì?

3. Những ai không nên uống rượu rắn?

Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hoá, tăng huyết áp…) và không uống được rượu nặng (40 độ), thì có thể dùng rượu thuốc dưới dạng viên hoàn.

Những người huyết hư sinh phong không nên dùng.

Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc uống rượu rắn có tác dụng gì đồng thời hướng dẫn cách ngâm rượu rắn đảm bảo vị thơm ngon, chất lượng của rượu. Người dùng cần lưu ý để sử dụng rượu an toàn, hiệu quả.

Rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường lùng mua rượu rắn bằng mọi giá vì được rỉ tai về tác dụng cường gân, tráng cốt và gia tăng “bản lĩnh đàn ông” của loại rượu thuốc này.

Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu  rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.

Rượu rắn ngâm lâu có tốt không

Các loại rượu rắn rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Ảnh minh họa: Winetour.biz

Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo Trung Y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Về cách điều chế rượu rắn, rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao. Thông thường rắn được chọn ngâm là rắn độc. Có người thắc mắc nên ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến lại cho rằng, dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn.

Khi ngâm rượu rắn phải có bộ ba rắn hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa. Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (bộ ba hay tam xà: thường là 1 con rắn hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con rắn ráo), bộ 5 hay ngũ xà (thêm vào bộ ba hai con rắn khác là 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc sọc dưa) hoặc có thể nhiều hơn 5 loại rắn. Ở Việt Nam, người dân Nam Bộ chuộng rượu rắn gồm bộ 3 (tam xà tửu): 1 con hổ lửa, 1 con mai gầm, 1 con hổ đất; bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên 1 con hổ bành (hổ mang) và 1 con hổ hèo (hổ trâu); Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm 5 con rắn khác: 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.

Những người rành về cách ngâm rượu rắn khuyến cáo, lúc ngâm rượu không được để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Người ta chích lấy mật trước. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa rượu có nồng độ 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

Cách chế biến rắn ngâm rượu. Nguồn: Youtube

Nếu ngâm rắn tươi, cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%. Đậy kín lọ. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2 - 3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35 – 40 độ, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 30 - 20 ngày. Có nơi tiến hành ngâm rượu rắn tới hàng năm. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.

Nếu ngâm ngâm  rắn khô, rắn đã được chế như trên, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng và  mùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70 độ C tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 – 40 độ ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó  tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm  ngắn hơn, thường là  20 - 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi  vải, rồi ngâm như trên.

Theo các chuyên gia, mật rắn rất quý, nên để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung với thịt rắn. Ngoài ra, có người ngâm chung rắn với các vị thuốc Đông y, mục đích tạo tương tác giữa chúng nhưng có người ngâm riêng. Tuy nhiên, chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, chẳng hạn như ngày chủ nhật hàng tuần.

Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng được. Các đối tượng nên tránh dùng loại rượu thuốc này là những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp...) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn, có sách khuyên người tiêu hóa không tốt cũng không nên dùng.

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu, mật rắn, da rắn, xương rắn, thịt rắn ... có tác dụng khác nhau với từng loại bệnh. Nhưng nếu nam giới muốn sức khỏe sinh lý viên mãn hơn có thể sử dụng một số loại thuốc từ cây, con khác.

Bác sĩ, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết thêm rằng, tác dụng của mỗi loại rắn không giống nhau và sự kết hợp của các bộ rắn khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau. Khi ngâm rượu rắn toàn tính (ngâm cả con) thì xương rắn sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp, thận. Thận rắn sẽ có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới. Theo ông, những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ. Nếu ngâm rắn toàn tính thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn (phần sát với cổ) vẫn còn nguyên.

Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong, nhưng khi ngâm rượu nó tự dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người sức khỏe bình thường. Nếu thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, độc tố làm cho thận nhanh suy yếu hơn, đồng thời chạy vào tim và có thể làm tim ngừng đập nhanh chóng.

Trong thực tế đã có những trường hợp uống rượu tiết rắn và bị nhiễm ký sinh trùng do trong tiết có ấu trùng gây bệnh. BS. Bản khuyến cáo, nếu không thật cần thiết thì không nên sử dụng rượu pha tiết rắn và mật rắn tươi.

Một số nhà hàng đặc sản rắn cho biết họ luôn khuyến cáo khách hàng chỉ nên uống từ 1-2 chén nhỏ rượu rắn. Thế nhưng khi vui quá, phần lớn mọi người đều quá chén và cũng chẳng mấy để ý nên thường ăn quá nhiều khiến cơ thể khó chịu. Có người đã lẩm bẩm ăn rắn chẳng thấy bổ đâu chỉ thấy báo hại. Như vậy, thịt rắn, rượu rắn có tác dụng hay không phụ thuộc vào chính bản thân người sử dụng.