Rết có làm lap top mạnh lại không năm 2024

Rất có thể bạn thấy dễ thương khi mèo hay chó của bạn ngồi lên laptop, tuy nhiên việc làm này cực kỳ nguy hiểm. Thú cưng thích những chỗ này bởi vì laptop thường toả ra hơi ấm khi hoạt động, nhưng nếu để cho chúng làm vậy thì những sợi lông có thể bị kẹt vào quạt tản nhiệt và gây ra hiện tượng nóng nhanh/quá nhiệt trên laptop.

2. Không cẩn thận khi di chuyển laptop

Với những mẫu laptop có tích hợp ổ cứng thông thường [không phải ổ cứng dạng rắn SSD], việc di chuyển laptop một cách mạnh bạo có thể sẽ làm các phiến đĩa của ổ cứng bị ảnh hưởng, khiến nó hỏng hóc nhanh hơn.

3. Không cẩn thận khi quấn dây cáp

Các bạn không nên xoắn chặn dây hoặc bẻ gập mạnh dây cáp sạc của laptop. Nó có thể khiến các mối nối bị lỏng và dẫn đến hiện tượng chập điện đấy.

4. Cắm sạc laptop 24/7

Về mặt kỹ thuật thì bạn khó có thể làm chai pin laptop khi cắm sạc mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên con chip xử lý thông minh giúp laptop không bị quá sạc sẽ hoạt động liên tục và có thể hỏng hóc nhanh chóng. Cho nên thỉnh thoảng các bạn hãy rút dây sạc ra và dùng pin một cách bình thường nhé.

5. Đóng mở laptop mạnh bạo

Các bạn không nên cầm ở phần góc nắp màn hình và mở ra vì nó sẽ khiến một bên laptop chịu quá nhiều lực và có thể gây yếu bản lề. Hãy mở laptop bằng hai tay và nhấc màn hình lên ở phần giữa.

6. Không dùng tản nhiệt rời

Hệ thống tản nhiệt của laptop thường không mạnh mẽ như máy để bàn, cho nên nếu bạn để laptop trên đùi, bàn, giường hay gối quá lâu có thể khiến laptop bị quá nhiệt. Nếu có thể hãy mua một bàn tản nhiệt rời để laptop luôn mát nhé.

7. Để laptop gần nam châm

Trong ổ cứng của laptop có những thỏi nam châm để lưu trữ dữ liệu. Nếu bạn đặt laptop của mình gần nam châm mạnh thì nam châm bên trong máy có thể bị ảnh hưởng và mất hết dữ liệu.

8. Tháo dây sạc không đúng cách

Cho dù bạn bận đến mấy thì cũng đừng nên rút dây sạc ra một cách mạnh bạo vì đây là một trong những phần dễ hỏng nhất của laptop. Hãy rút dây sạc ra một cách từ tốn và cẩn thận nhé.

9. Không sử dụng ốp hoặc bao bảo vệ cho laptop

Nếu có thể, hãy trang bị cho mình ốp bảo vệ laptop để tránh trường hợp laptop bị va chạm hoặc rơi. Ngoài ra khi mang laptop trong ba lô, các bạn hãy bỏ laptop trong một bao bảo vệ.

10. Không vệ sinh laptop thường xuyên

Laptop bám bẩn sẽ làm hệ thống tản nhiệt hoạt động kém hơn. Cho nên khoảng 1 tháng 1 lần các bạn hãy vệ sinh máy bằng một chiếc khăn vi sợi [microfiber] và dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

11. Không tắt hẳn laptop

Nhiều người có thói quen chỉ gấp màn hình laptop lại mà không tắt hẳn để lần sau mở máy nhanh hơn. Việc đóng nắp lại sẽ không khiến laptop được tắt hoàn toàn mà vẫn dùng năng lượng để duy trì các cửa sổ làm việc, và việc này kéo dài sẽ khiến laptop hoạt động liên tục khiến linh kiện giảm độ bền. Chính vì thế nếu không sử dụng laptop một thời gian dài, hãy tắt hẳn nó để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ linh kiện bên trong.

12. Hay đặt đồ uống lên laptop

Dù bạn không làm đổ nước lên laptop, nhưng việc đặt cốc nước quá nóng hoặc quá lạnh lên laptop cũng có thể khiến linh kiện bên trong bị hỏng vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Laptop chạy chậm là một trong những tình huống không mong muốn người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây bạn nhé!

1. Loại bỏ các File trong thùng rác

- Thông thường khi bạn xóa một file nào đó thì nó không mất đi hoàn toàn mà được chuyển thẳng vào thùng rác, nếu bạn không để ý thì sau một thời gian các tập tin dần chiếm hết dung lượng máy tính của bạn

- Thế nên ngay lúc này đây bạn có thể vào biểu tượng thùng rác trên màn hình, kích đúp chuột vào tổ hợp phím Ctrl + A > Delete, hoặc bạn có thể click chuột phải vào thùng rác rồi chọn dòng chữ Empty Recycle bin, hành động này sẻ xóa toàn bộ file dữ liệu, các ứng dụng, thư mục vĩnh viễn, khắc phục tình trạng laptop chạy chậm.

2. Tăng tốc độ xử lý ổ cứng bằng cách nâng cấp SSD

- Ổ đĩa SSD có tốc độ xử lý nhanh gấp 5 lần so với ổ đĩa HDD, tuy nhiên giá thành thay thế SSD khá cao. Về mặt lợi thế khi bạn nâng cấp ổ địa SSD đó là tốc độ xử lý, truy xuất dữ liệu nhanh chóng, băng thông truyền dữ liệu lớn tăng khả năng làm việc và làm giảm tình trạng laptop bị chậm, bị đơ và lag

- Đặc biệt ở dòng laptop Win 10 thì việc nâng cấp cho SSD sớm muộn bạn phải làm bởi win 10 luôn hoạt động với tốc độ cao nên rất dễ gây ra tình trạng Full Disk vì vậy cần phải trang bị thêm SSD để laptop hoạt động mượt hơn, tránh tình trạng laptop chạy chậm.

3. Nâng cấp Ram giúp cho laptop chạy nhanh hơn

- Ram là nơi chất chứa dữ liệu mà ứng dụng CPU và GPU xử lí, nếu bạn mở quá nhiều ứng dụng trong cùng một lúc trường hợp dung lượng Ram quá ít thì nó sẻ không đủ không gian để xử lí, gây ra tình trạng laptop load chậm và thậm chí bị treo máy, đơ giật

- Nếu RAM thấp làm laptop chạy chậm thì đừng tiếc tiền mà hãy nâng cấp cho laptop 1 thanh RAM tối thiểu 4GB để máy hoạt động mượt mà hơn nhé.

- Để biết dung lượng RAM hiện tại của laptop, các bạn có thể làm theo cách sau: Click vào Start > Control Panel > System and Security > System.

4. Tắt những ứng dụng khởi động cùng Window

- Ngoài ra, chương trình startup là một trong những nguyên nhân khiến laptop khởi động chậm và các chương trình này chỉ tắt khi tự tay tắt đi, quá trình chạy liên tục như vậy sẻ làm tốn nguồn tài nguyên hệ thống [CPU và RAM] khiến laptop khởi động tốn thời gian hơn. Để khắc phục vấn đề laptop chạy chậm này thì bạn cần vô hiệu quả các chương trình Startup không cần thiết

- Các bước để vô hiệu hóa các chương trình Startup

Bước 1: Ấn nút Windows và nhập “msconfig” vào khung Tìm kiếm

Bước 2: Trên cửa sổ System Configuration utility, chọn thẻ Startup, sau đó tiến hành vô hiệu hóa tất cả các ứng dụng không cần thiết bằng cách gỡ tích v đi.

Bước 3: Restart laptop để áp dụng thay đổi.

Lưu ý rằng không nên vô hiệu hóa các chương trình bảo mật để máy tính của bạn được bảo vệ an toàn.

Xem thêm: 7+ Cách khắc phục giúp bạn khi laptop bị mất tiếng

5. Tắt những ứng dụng chạy ẩn trên Window

- Có rất nhiều ứng dụng, phần mềm chạy ẩn trên laptop mà bạn không hề biết cũng như việc bạn khởi động máy sẽ khiến các ứng dụng khởi động cùng một lúc, đây là yếu tố khiến cho laptop chạy chậm, bị treo trong quá trình hoạt động và để có thể tắt hết phần mềm chạy ẩn này thì bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows+R, hộp thoại “RUN” sẽ xuất hiện, tại đây bạn gõ “msconfig”.

Bước 2: Tại tab “Services” bạn bỏ dấu tick các phần mềm không sử dụng rồi bấm OK

Bước 3: Tại tab “Startup” bạn bỏ tick những mà mình không muốn khởi động khi mở máy, cuối cùng bạn chỉ cần Restart máy để các thay đổi này được thiết lập

6. Làm mới hệ điều hành Window giúp cho laptop chạy mượt hơn

- Việc cập nhật hệ điều hành là rất quan trọng bởi nó giúp laptop tránh được lỗ hổng trong bảo mật và bổ sung những tính năng mới để tránh tình trạng laptop chạy chậm, nhất là đối với laptop sử dụng Windows 10. Do đó, nếu không được update thường xuyên thì driver sẽ trở nên cũ và lỗi, làm máy laptop chạy rất chậm trong việc xử lý mọi tác nhiệm hằng ngày.

7. Chống phân mảnh ổ cứng

- Đối với bạn nào không có điều kiện nâng SSD thì nên thường xuyên chống phân mảnh ổ cứng, sẽ giúp HDD chạy nhanh hơn. Để thực hiện phân mảnh ổ cứng, khắc phục tình trạng laptop chạy chậm, bạn làm như sau:

Bước 1: Mở Computer, click chuột phải vào bất kỳ ổ đĩa nào cũng được. Chọn Properties.

Bước 2: Tại tab Tool, chọn Defragment now...

Bước 3: Tiếp tục chọn Analyze disk để hệ thống tiến hành kiểm tra ổ cứng có xuất hiện phân mảnh hay không.

Bước 4: Lúc này hệ thống sẽ tự động kiểm tra trên từng ổ cứng, nếu kết quả trả về có phát hiện phân mảnh bạn tiếp tục chọn Defragment disk để khắc phục.

- Để máy tính hoạt động nhanh hơn bạn nên thực hiện chống phân mảnh ổ cứng thường xuyên.

8. Sửa lỗi Registry để khắc phục lỗi laptop chạy chậm

- Một trong những nguyên nhân khiến cho laptop bị chậm đó là lỗi phát sinh trong Registry, đây là cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về cấu hình máy tính và để có thể sửa lỗi Registry thì bạn cần phải sử dụng phần mềm chuyên dụng để diệt tận gốc và phần mềm hỗ trợ tốt nhất đó là CCleaner

Bước 1: Mở phần mềm CCleaner, chọn mục Registry, sau đó nhấn Quét các vấn đề để làm sạch laptop.

Bước 2: Các DLL, tập tin mở rộng bị lỗi hay còn thiếu sẽ nhanh chóng xuất hiện, bạn nhấn vào phần “Fix selected issues” sửa toàn bộ lỗi này để máy tính hoạt động trơn tru hơn.

9. Cập nhật phần mềm diệt Virus

- Laptop rất dễ bị nhiễm virus từ các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp từ các trang web khác nhau và Virus là một trong những tác nhân gây ra tình trạng laptop chạy chậm bất thường, bị lag, bị đơ. Thế nên bạn cần phải cài đặt một phần mềm diệt virus phù hợp để loại bỏ chúng trên thiết bị của bạn

10. Giảm nhiệt độ laptop trong quá trình hoạt động

- Khi laptop làm việc quá năng suất thì nó sẽ trở nên nóng lên, với tình trạng này nó sẻ khiến cho Laptop của chạy chậm hơn, thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn lag, đơ liên tục. Nếu không có giải pháp sẽ làm giảm tuổi thọ laptop đi rất nhiều.

- Cách tốt nhất để làm giảm nhiệt độ, tránh tình trạng laptop chạy chậm đó là sử dụng đế tản nhiệt, quạt tản nhiệt hoặc kê cao laptop để tạo khoảng trống phù hợp ở đáy máy.

11. Vệ sinh máy tính định kỳ

- Một trong những nguyên nhân khiến laptop nóng và chạy chậm là do bạn không thường xuyên vệ sinh laptop. Khi dùng lâu ngày, bụi bẩn tích tụ khiến cho khả năng tản nhiệt của máy bị giảm, nhiệt độ tăng cao. Khiến cho laptop phải tự giảm hiệu năng để tránh quá nhiệt, không những thế việc không thường xuyên vệ sinh laptop còn tăng nguy cơ chập cháy các bộ phận, điển hình là cháy 1 phần hay toàn phần CPU và GPU do 2 bộ phận này tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy.

- Laptop cần được vệ sinh định kì ít nhất 6 tháng 1 lần để hạn chế những rủi ro xảy ra ở phần cứng, cũng như phát hiện và khắc phục những lỗi phần cứng gây ra tình trạng laptop bị chậm và giật, nóng bất thường.

Với những thông tin trên đây, chúc bạn khắc phục tình trạng laptop chạy chậm thành công và có những trải nghiệm ưng ý.

Reset lại laptop mất bao lâu?

Theo một số nguồn tham khảo, thời gian reset máy tính Windows 10 hoặc Windows 11 khoảng từ 30 đến 45 phút, hoặc có thể lâu hơn tùy vào file được lưu trong ổ cứng. Nếu người dùng muốn xóa sạch tất cả dữ liệu và cài lại Windows mới, thời gian reset có thể kéo dài từ 20 cho đến 120 phút.

1 cái laptop xài được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của laptop được xác định vào khoảng 1 năm nếu laptop hoạt động liên tục 8-12 tiếng / ngày. Chính vì vậy, giới hạn 1 năm được chọn làm hạn bảo hành cho hầu hết các dòng laptop trên thị trường.

Không nên để laptop ở đâu?

Luôn đặt laptop ở những nơi bằng phẳng và rộng rãi, không nên đặt Laptop ở những bề mặt như vải, hay để bộ phận tản nhiệt của laptop dí sát vào những bề mặt cứng điều này sẽ làm cho laptop tản nhiệt không tốt dẫn đến giảm tuổi thọ của CPU, pin và ổ cứng.

Bao lâu nên tắt laptop?

Theo khuyến cáo của chuyên gia Steven Leslie: “Nếu sử dụng máy tính nhiều lần mỗi ngày, tốt nhất bạn không nên tắt máy. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, một hoặc hai tiếng [chỉ một lần trong ngày] hoặc thậm chí ít hơn thì bạn nên tắt máy tính”.

Chủ Đề