Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐĂNG KIỂM TÂY NINH

Hotline: [+84] 0889600900

Email:

82 Trần Phú, Ninh Trung, Ninh Sơn, Tây Ninh

Quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

  • 1. Kiểm định xe máy chuyên dùnglà gì?
  • 2. Phân cấp kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng
  • 3.Chu kỳkiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng
  • 4.Hồ sơ kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng
  • 5. Danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định
  • 6. Nội dung kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Luật giao thông đường bộ 2008

- Thông tư 103/2021/TT-BQP

1. Kiểm định xe máy chuyên dùnglà gì?

Xe máy chuyên dùnggồm: Xe máy chuyên dùng quân sự; xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp được trang bị cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

Kiểm định xe máy chuyên dùnglà việc tiến hành kiểm tra định kỳ, đánh giá tình trạng chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng để chứng nhận xe máy chuyên dùng đó đủđiều kiện tham gia giao thông.

2. Phân cấp kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

Kiểm địnhxe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòngđược phân cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư 103/2021/TT-BQP. Cụ thể:

>> Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy theo quy định mới

1. Khuvực Hà Nội: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 01 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹthuật số 02 Bộ Tư lệnh Thủ đô HàNội.

2. Khu vực Việt Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 05 Quân khu 1.

3. Khu vực Tây Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số06 Quân khu 2.

4. Khu vực Đông Bắc - Duyên hải phía Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số07 Quân khu 3.

5. Khu vực Nam Quân khu 3 - Bắc Quân khu 4: Trạm Kiểm định an toàn kỹthuật số09 Quân đoàn 1.

6. Khu vực Bắc Trung Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 10 Quân khu 4.

7. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 11 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số12 Quân khu 5; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 13 Quân đoàn 3; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số14 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.

8. Khu vực miền Đông Nam Bộ: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 17 Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 16 Quân khu 7.

9. Khu vực miền Tây Nam Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 19 Quân khu 9.

10. Xe máy chuyên dùng của Binh chủng Công binh: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 20 Binh chủng Công binh.

3.Chu kỳkiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

- Xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước chu kỳ kiểm định lần đầu 36 tháng, chu kỳ kiểm định định kỳ 24 tháng.

- Xe máy chuyên dùng được cải hoán, cải tạo chu kỳ kiểm định lần đầu 24 tháng, chu kỳ kiểm định định kỳ 12 tháng.

- Xe máy chuyên dùng có niên hạn sử dụng trên 10 năm tính từ năm sản xuất chu kỳ kiểm định định kỳ 12 tháng.

- Các trường hợp xe máy chuyên dùng nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp trong nước; sau cải tạo cần tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm cần thiết, được kiểm định theo quy định tại Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kiểm định.

4.Hồ sơ kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

Hồ sơ kiểm định lần đầu gồm:

a] Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị kiểm định do chỉ huy đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký tên, đóng dấu;

b] Chứng nhận đăng ký [trường hợp xe máy chuyên dùng chưa đăng ký thì trong giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị phải ghi rõ nhãn hiệu xe, số khung, số máy];

c] Lý lịch xe máy chuyên dùng [chỉáp dụng đối với xe máy chuyên dùng đã đăng ký];

d] Bản sao tài liệu kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng. Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo là bản sao bản vẽ tổng thể, thông số kỹ thuật cơ bản, giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật xemáy chuyên dùng sau cải tạo hoặc biên bản nghiệm thu chất lượng xe máy chuyên dùng sau cải tạo của cấp có thẩm quyền.

Hồ sơ kiểm định định kỳ gồm: Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c nêu trên.

5. Danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định

>>>Phụ lục IV ban hành Kèm theo Thông tư số103/2021/TT-BQP ngày23tháng7năm 2021của Bộ trưởng BộQuốcphòng

I. Xe máy thi công

1. Máy làm đường hầm

a] Máy khoan đường hầm;

b] Máy khoan đá;

c] Xe vận chuyển đường hầm.

2. Máy làm đất:

a] Máy đào [máy đào công sự]:

- Máy đào bánh lốp;

- Máyđào bánh hỗn hợp;

b] Máy ủi:

- Máy ủi bánh lốp;

- Máy ủi bánh hỗn hợp;

c] Máy cạp;

d] Máy san;

đ] Máy lu:

- Máy lu bánh lốp;

- Máy lu bánh thép;

- Máy lu bánh hỗn hợp;

3. Máy thi công mặt đường:

a] Máy rải vật liệu;

b] Máy thi công mặt đường cấp phối;

c] Máy thi công mặt đường bê tông xi măng;

d] Máy trộn bê tông áp phan;

đ] Máy tưới nhựa đường;

e] Máy vệ sinh mặt đường;

g] Máy duy tu sửa chữa đường;

h] Máy cào bóc mặt đường.

4. Máy thi công nền móng công trình:

a] Máy đóng, nhổcọc;

b] Máy ép cọc;

c] Máy khoan cọc nhồi.

5. Các loại máy đặt ống.

6. Các loại máy nghiền, sàng đá.

7. Các loại xe máy thi công khác.

II. Xe máy xếp dỡ

1. Máy xúc:

a] Máy xúc bánh lốp;

b] Máy xúc bánh hỗn hợp;

c] Máy xúc ủi.

2. Các loại xe máy nâng hàng.

3. Máy kéo bánh lốp.

4. Cần trục bánh lốp [trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi].

5. Các loại xe máy xếp dỡ khác.

III. Xe máy chuyên dùng quân sự

1. Xe khắc phục vật cản.

2. Xe vượt sông.

3. Xe bốtrí vật cản.

4. Xe mở và thông đường.

5. Xe trinh sát công binh.

6. Các loại xe máy chuyên dùng quân sự khác.

IV. Các loại xe máy chuyên dùng khác

1. Xe chế biến và gia công gỗ cơ động.

2. Xe khai thác và xử lý nước.

3. Xe cắt, tỉa cây.

4. Xe hút bụi, quét rác.

5. Xe máy chuyên dùng trong sân bay, bến cảng, nhà kho.

6. Nội dung kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng

>>> Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số103/2021/TT-BQP ngày23tháng07năm 2021của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

1. Kiểm tra tổng quát

a] Hình dáng, kích thước, trọng lượng và kết cấu chung: Đúng với hồ sơ kỹ thuật.

b] Các thông số nhận dạng:

- Biển số, Chứng nhận đăng ký;

- Số khung, số máy.

c] Động cơ và các cụm liên quan:

- Định vị chắc chắn;

- Hoạt động ổn định ở mọi chế độ; không rung giật, kêu gõ bất thường;

- Bầu giảm thanh và đườngống dẫn khí thải không thủng;

d] Thân vỏ, buồng lái:

- Thân vỏ: Không thủng, rách và định vị chắc chắn với bệ;

- Buồng lái:

+ Buồng lái kín: Cửa có đủsố lượng theo hồ sơ kỹ thuật; khoá cửa chắc chắn và không tự mở; kính chắn gió không có vết rạn nứt; gạt nước đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng và hoạt động tốt;

+ Buồng lái hở: Mái che và khung đỡ mái che phải chắc chắn;

- Ghế người lái: Phải được định vị đúng vị trí và chắc chắn, không bị thủng, rách;

- Gương quan sát phía sau: Đủ số lượng, đúng kiểu loại ghi trong hồ sơ kỹ thuật; không nứt, vỡ; hình ảnh phải rõ nét;

đ] Khung và sàn bệ chính:

- Không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật;

- Các dầm dọc và ngang của khung bệ không cong vênh hoặc nứt, gẫy, thủng ở mức nhận biết bằng mắt thường;

- Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung;

e] Hệ thống treo:

- Đầy đủ các bộ phận, chi tiết, không nứt, gẫy; định vị đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

- Giảm chấn hoạt động bình thường; đối với giảm chấn thủy lực không được rò ri dầu;

g] Hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn:

- Toàn bộ hệ thống không rò, rỉthành giọt;

- Các đườngống dẫn không bị bẹp, không cọ sát với các bộ phận chuyển động;

- Thùng chứa nhiên liệu, két nước, két làm mát dầu và thùng chứa dầu bôi trơn phải định vị chắc chắn, đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và có nắp đậy kín khít;

- Nhiệt độ nước làm mát không lớn hơn giới hạn cho phép;

- Áp suất dầu bôi trơn nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật

2. Hệ thống lái

a] Lái bằng vô lăng:

- Vô lăng lái: Không nứt vỡ, độ rơ góc theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe hoặc nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Trục lái: Định vị đúng, độ dơ dọc, dơ ngang nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Thanh và đòn dẫn động lái: Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

- Hệ thống trợ lực lái thủy lực: Hoạt động bình thường, không rò rỉdầu;

b] Lái bằng cần lái:

- Cần lái thủy lực: Đúng kiểu, loại, không cong vềnh, điều khiển linh hoạt, dứt khoát; đảm bảo không tự thay đổi vị trí khi hoạt động;

- Hành trình tự do của tay nắm điều khiển cần lái: Phải nằm trong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

3. Hệ thống di chuyển

a] Hệ truyền lực di chuyển: Các cụm, tổng thành của hệ truyền lực di chuyển: Đúng với hồ sơ kỹ thuật và hoạt động bình thường, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;

- Hệ truyền lực cơ khí:

+ Truyền động các đăng: Trục các đăng không được biến dạng, không nứt, không có vết hàn và có đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Độ dơ của then hoa và của trục chữ thập nằm trong giới hạn quy định của hồ sơ kỹ thuật;

+ Truyền động xích: Hoạt động phải êm, không bị giật cục; xích phải có độ chùng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

+ Truyền động dây đai: Dây đai phải hoạt động bình thường, không dập, xước, bong tróc và có độ chùng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật. Bánh dẫn động và chủ động không bị biến dạng, mòn, nứt;

- Hệtruyền lực thủy lực:

+ Các đườngống dẫn dầu, thùng chứa không bị rò rỉdầu, các cụm điều khiển không bị kẹt và hoạt động bình thường;

+ Bơm và động cơ thủy lực của hệ truyền lực di chuyển phải hoạt động bình thường,đạt mức áp suất và lưu lượng theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật;

b] Bánh xe:

- Bánh lốp:

+ Vành không biến dạng, nứt, vỡ; moay ơ quay ươn; độ rơ dọc trục và hướng kính của moay ơ nằmtrong giới hạn quy địnhtrong hồ sơ kỹ thuật;

+ Lốp phải đúng kiểu loại, đủ áp suất theo quy định của nhà sản xuất, không phồng rộp, nứt, vỡ;

- Bánh thép: Không biến dạng, nứt, vỡ; độ rơ dọc trục và hướng kính nằmtrong giới hạn quy địnhtrong hồ sơ kỹ thuật;

c] Chắn bùn: Đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn không bị thủng rách.

4. Hệ thống điều khiển

a] Cần điều khiển thiết bị công tác:

- Làm việc dứt khoáttrong mọitrạng thái chỉđịnh. Lực điều khiển nằmtrong giới hạn quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Các chi tiết của hệ thống điều khiển không nứt, vỡ; định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng và hoạt động bình thường;

- Các cơ cấu hạn chế hành trình phải đúng kiểu loại, đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật và phải hoạt động bình thường;

b] Đồng hồ hiển thị: Các loại thiết bị chỉ thị, hiển thị đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, hoạt động bình thường.

5. Hệ thống truyền động

a] Truyền động cơ khí:

- Phải hoạt động bình thường;

- Bộ ly hợp đóng, mởnhẹ nhàng, êm và dứt khoát;

b] Truyền động thủy lực:

- Yêu cầu chung: Phải có đủ các bộ phận kiểm soát, khống chế, an toàn theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Các bơm thủy lực, động cơ thủy lực: Hoạt động bình thường, đạt mức áp suất và lưu lượng quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

- Các bộ phận thủy lực:

+ Không bị rò rỉdầu;

+ Các đường ống dẫn thủy lực, thùng chứa dầu thủy lực không han rỉ, rạn nứt, không cọ sát với các bộ phận truyền động;

+ Các cần đẩy xi lanh thủy lực không bị cong, xước;

- Dầu thủy lực:

+ Phải đúng chủng loại, đủ số lượng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật; không được lẫn nước và các loại tạp chất khác;

+ Nhiệt độ của dầu khi làm việc không được vượt quá quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c] Tất cả các bộ phận của hệ thống truyền động đều phải được định vị đúng vị trí và đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

6. Hệ thống phanh

a] Dầu phanh hoặc khí nén không được rò rỉ;

b] Đườngống dẫn dầu phanh hoặc khí nén không bị bẹp, nứt và phải được định vị chắc chắn;

c] Các cơ cấu điều khiển cơ khí của hệ thống phanh hoạt động bình thường và còn hiệu lực;

d] Hành trình tự do bàn đạp phanh phải đúng với quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

đ] Bình chứa khí nén phải định vị đúng vị trí và được kẹp chặt. Van an toàn phải hoạt độngởtrị số quy địnhtrong hồ sơ kỹ thuật;

e] Lực điều khiển cơ cấu phanh phải đúng tiêu chuẩn quy định và không vượt quá trị số quy định trong hồ sơ kĩ thuật;

g] Thử phanh:

- Đường thửphanh chính đối với xe máy chuyên dùng bánh lốp, bánh thép và bánh xích phải cứng, khô, bằng phẳng, có độ dốc tốiđa là 3%;

- Vận tốc thử phanh:

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lỏn nhất≥20 km/h: Thửởvận tốc 20 km/h;

+ Xe máy chuyên dùng có vận tốc di chuyển lớn nhất < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật;

- Quãng đường phanh chính và phanh dự phòng [nếu có]:

+ Xe máy chuyên dùng bánh lốp trừ xe lu yêu cầu về quãng đường phanh của phanh chính và phanh dự phòng được quy định trong Bảng 1;

+ Xe máy chuyên dùng bánh thép, xe lu bánh lốp, yêu cầu về quãng đường phanh của phanh chính và phanh dự phòng được quy định tại Bảng 2;

- Hiệu quả của phanh đỗ: Phải giữ được xe máy chuyên dùngởtrên đường có độ dốc tối thiểu là 20%hoặc độdốc tối đa mà xe máy chuyên dùng di chuyển được theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật.

7. Hệ thống công tác

a] Các bộ phận, thiết bị công tác [gầu xúc, lưỡi ủi, lưỡi gạt...] phảiđầy đủ, lắp chặt, đúng vị trí, đảm bảo chắc chắn khi di chuyển;

b] Phải đảm bảo các tính năng công tác theo các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

c] Các bộ phận của hệ thống phải có đầy đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật;

d] Kết cấu của hệ thống không bị rạn nứt, cong, vềnh.

8. Hệ thống điện, chiếu sáng và tín hiệu

a] Máy phát điện, ắc quy: Phải đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, hoạt động tốt; các thông số theo đúng hồ sơ kỹ thuật;

b] Đèn chiếu sáng:

- Phải có đủsố lượng, định vị đúng vị trí, không nứt, võ;

- Cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật;

c] Đèn tín hiệu:

- Phải có đủsố lượng, lắp đặt chắc chắn đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;

- Đèn xin đường có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút [Từ 1 đến 2Hz];

- Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràngởkhoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày;

d] Còi điện:Âm lượng toàn bộởkhoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2 m không nhỏ hơn 90 dB[A], không lớn hơn 115 dB[A].

9. Môi trường

a] Khí thải:

Không quy định đối với xe máy chuyên dùng sản xuất trước năm 2013 và khi kiểm định cơ động ngoài cơ sở kiểm định.

Các xe máy chuyên dùng kiểm định tại cơ sở kiểm định:

* Xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ diezel:

- Độ khói [%HSU] tối đa cho phép là 60 đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng;

- Độ khói [%HSU] tối đa cho phép là 72 đối với xe máy chuyên dùng đãqua sử dụng;

* Xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ xăng:

- Thành phần CO [% thể tích]:

+ Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, tối đa là 3,5;

+ Đối với xe máy chuyên dùng đãqua sử dụng, tối đa là 4,5;

- Thành phần HC [phần triệu thể tích-ppm]:

+ Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, tối đa là 800 đối với động cơ 4 kỳ; 7800 cho động cơ 2 kỳ;

+ Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng, tối đa là 1200 cho động cơ 4 kỳ và 7800 cho động cơ 2 kỳ;

b] Tiếng ồn:

Mức ồn tối đa cho phép phát ra khi đỗ là 110 dB[A], xác định theo TCVN 6435 - Âm học - Đotiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp kiểm tra.

Nội dung kiểm định khi tổ chức cơ động kiểm định xe máy chuyên dùng trong Bộ quốc phòng theo phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số103/2021/TT-BQP ngày23tháng07năm 2021của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cụ thể:

1. Xây dựng kế hoạch kiểm định

a] Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Văn bản đề nghị [kèm theo danh sách xe máy chuyên dùng cần kiểm định] của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn [tiểu đoàn độc lập] hoặc tương đương trởlên, gửi cơ sở kiểm định;

- Tình hình thực tế nhiệm vụ của cơ sở kiểm định [nhiệm vụ do cấp trên giao, nhân lực,trang thiết bị kiểm định...].

b] Xây dựng, phê duyệt kế hoạch

Cơ sở kiểm định kiểm tra, xem xét đề nghị của cơ quan, đơn vị; nếu đúng đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở kiểm định; cơ sở kiểm định xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

2. Lực lượng kiểm định

a] Chỉ huy cơ sở kiểm định;

b] Kiểm định viên [từ 02 kiểm định viên trở lên], áp dụng đối với trường hợp chỉ huy cơ sở kiểm định trực tiếp tham gia kiểm định. Trường hợp chỉ huy cơ sở kiểm định không trực tiếp tham gia kiểm định, phải có từ 03 kiểm định viên trở lên;

c] Nhân viên thống kê [áp dụng đối với trường hợp có số lượng xe máy chuyên dùng cần kiểm định lớn hơn 10 xe].

3. Thiết bị, dụng cụ kiểm định

Trang thiết bị, dụng cụ kiểm định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4. Hiệp đồng kiểm định

a] Chỉ huy cơ sở kiểm định căn cứ vào kế hoạch tổ chức cơ động kiểm định đã được phê duyệt và tình hình thực tếcủa các cơ quan, đơn vị [số lượng xe, hệ thống điện, đường thử phanh...] để thống nhất phương án kiểm định theo cụm, hoặc trực tiếp đến từng cơ quan, đơn vị để kiểm định cho phù hợp;

b] Chỉ huy cơ sở kiểm định đề nghị cơ quan, đơn vị làm công tác chuẩn bị, không để người không có nhiệm vụ vào đường thử phanh và khu vực các kiểm định viên đang thực hiện nhiệm vụ.

5. Kết thúc kiểm đnh

a] Chỉ huy cơ sở kiểm định nhận xét, đánh giá kết quả kiểm định với chỉ huy cơ quan, đơn vị có xe kiểm định: Kết quả của đợt kiểm định, điểm mạnh, điểm còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục và rút kinh nghiệm;

b] Hai bên trực tiếp nhận xét vào số nhận xét cơ động kiểm định và ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định;

c] Thu hồi, lau chùi bảo quản, bảo dưỡng cáctrang thiết bị, dụng cụ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề