Quan trắc xử lý nền đất yếu

  • NỀN ĐẤT YẾU VÀ GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU TỐT NHẤT HIỆN NAY
    • I. Nền đất yếu là gì?
    • II. Cách nhận biết một nền đất yếu
    • III. Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế:
    • IV. Giải pháp thi công nền đất yếu
      • IV.1 Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng
      • IV.2 Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát
      • IV.3 Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt
      • IV.4 Phương pháp bấc thấm đất

Nền đắp trên đất yếu là một trong những công trình xây dựng thường gặp. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.

Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanhcung cấp các thông tin và giải pháp thi công nền đất yếu như sau

I. Nền đất yếu là gì?

Định nghĩa về nền đất yếu
  • Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.
  • Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau:

+ Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém [nhỏ hơn 0,5 – 1,0 kg/cm2]

+ Đất dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.

II. Cách nhận biết một nền đất yếu

  Nền đất đóng vai trò quan trọng trong tất cả các công trình. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để nhận biết về đất yếu có hai quan điểm dựa vào định tính và định lượng.

            Về định tính: Đất yếu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…Khái niệm này nói chung không chặt chẽ và không có cơ sở khoa học.

            Về định lượng: Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém. dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể. Khái niệm này được thế giới chấp nhận và có cơ sở khoa học.

Tính chất của nền đất yếu

Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được gọi là yếu khi :

Dung trọng :                      gW =1.

Độ ẩm :                             W >=40%.

Độ bão hòa :                      G >=0,8.

Dựa vào các chỉ tiêu cơ học :

Sức chịu tải bé:                     R = [0,5 – 1]kG/ cm2

Modun biến dạng :                E0 = 0,01 cm2/kG.

Góc ma sát trong :                fi 1 đối với cát pha sét và sét pha cát và e > 1,5 đối với sét.

Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.

            Bùn là những trầm tích hiện đại, được thành tạo chủ yếu do kết quả tích lũy các vật liệu phân tán mịn bằng cơ học hoặc hoá học ở đáy biển, đáy hồ, bãi lầy… Bùn chỉ liên quan với các chỗ chứa nước, là các trầm tích mới lắng đọng, no nước và rất yếu về mặt chịu lực.

            Theo thành phần hạt rất mịn [> Màng chống thấm HDPE Solmax 0.75mm

Chủ Đề