Quản lý cán bộ là gì năm 2024

Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đã quy định rõ 8 nội dung quản lý cán bộ, gồm:

Thứ nhất, phân cấp quản lý cán bộ.

Thứ hai, đánh giá cán bộ.

Thứ ba, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thứ tư, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ.

Thứ năm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Thứ sáu, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

Thứ bẩy, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

Thứ tám, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.

Trách nhiệm quản lý cán bộ

Về trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ, Quyết định số 80-QĐ/TW nêu rõ:

Thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thứ hai, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp ủy, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác; ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ.

Thứ ba, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, uỷ quyền trong quản lý cán bộ.

Thứ tư, trường hợp một người đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì cấp quản lý chức vụ cao nhất xem xét, quyết định.

Thứ năm, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ được phân cấp quản lý hoặc trong phạm vi được phân công phụ trách.

Cán bộ quản lí [tiếng Anh: Managerial staff] là những người thực hiện các chức năng quản lí và nhiệm vụ quản lí nhất định trong bộ máy quản lí nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.

Hình

Cán bộ quản lí [Managerial staff]

Định nghĩa

Cán bộ quản lí tạm dịch trong tiếng Anh là Managerial staff.

Cán bộ quản lí là những người thực hiện các chức năng quản lí và nhiệm vụ quản lí nhất định trong bộ máy quản lí nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.

Một cán bộ quản lí được xác định bởi ba yếu tố sau:

- Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định quản lí.

- Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản lí nhất định trong tổ chức.

- Có nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc.

Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí

Đội ngũ cán bộ quản lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Trong quản lí một tổ chức, các nhà quản lí thường xuyên thực hiện ba vai trò là vai trò liên kết con người, vai trò thông tin và là vai trò quyết định. Cụ thể:

- Vai trò liên kết bao hàm những công việc trực tiếp với những người khác.

Nhà quản lí là người đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp mặt chính thức [vai trò người đại diện]; tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của tổ chức [vai trò là người lãnh đạo]; đảm bảo mối quan hệ với các đối tác [vai trò người liên lạc].

- Vai trò thông tin bao hàm sự trao đổi thông tin với người khác.

Nhà quản lí tìm kiếm những thông tin phản hồi cần thiết cho quản lí [vai trò giám sát]; chia sẻ thông tin với những người trong đơn vị [vai trò người truyền tin]; và chia sẻ thông tin với những người bên ngoài [vai trò người phát ngôn].

- Vai trò quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.

Nhà quản lí tìm kiếm cơ hội để tận dụng , xác định những vấn đề cần giải quyết [vai trò người ra quyết định]; chỉ đạo việc thực hiện quyết định [vai trò người điều hành]; phân bổ nguồn lực cho những mục đích khác nhay [vai trò người đảm bảo nguồn lực]; và tiến hành đàm phán với những đối tác [vai trò người đàm phán].

Kết luận:

Những vai trò trên của các nhà quản lí là tất yếu, giúp họ thực hiện có kết quả và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể nói, cán bộ quản lí là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối phát triển tổ chức.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Khoa học quản lí, NXB Tài chính]

Cán bộ quản lý bao gồm những ai?

Khái niệm: - Theo nghĩa rộng: cán bộ quản lý bao gồm tất cả những người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất định. ...nullCán bộ quản lý - Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệpgdnn.edu.vn › index.php › tag › cán-bộ-quản-lýnull

Quản lý cán bộ công chức gồm những nội dung gì?

Theo quy định của Luật thì nội dung quản lý cán bộ, công chức gồm ba nội dung chính: Xây dựng và ban hành khung pháp lý; tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; hướng dẫn tổ chức thực hiện.nullNội dung quản lý cán bộ, công chức - LawNet.vnlawnet.vn › van-de-phap-ly › noi-dung-quan-ly-can-bo-cong-chuc-3466null

Công tác quản lý cán bộ gồm những gì?

Theo Điều 4 Quy định số 80/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 18/8/2022 quy định nội dung quản lý cán bộ gồm: phân cấp quản lý cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái ...nullQuản lý cán bộ gồm những nội dung gì? - Điều hành tác nghiệpdhtn.ttxvn.org.vn › tintuc › quan-ly-can-bo-gom-nhung-noi-dung-gi-10744null

Cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở là những ai?

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở bao gồm các vị trí công tác ở xã, phường, thị trấn như bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND; chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chủ tịch hội cựu chiến binh; chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ; trưởng công an; chỉ huy trưởng ...nullNêu cao vai trò của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong ...congan.binhthuan.gov.vn › neu-cao-vai-tro-cua-doi-ngu-can-bo-lanh-dao-...null

Chủ Đề