Quá trình tự nhân đôi của ADN được diễn ra ở đâu

Trong sinh học phân tử, quá trình nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp.

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?

– Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất (plasmit của vi khuẩn).

Quá trình tự nhân đôi của ADN được diễn ra ở đâu
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất

Thời gian xảy ra

– Xảy ra ở pha S của kì trung gian. Khi đó các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn cực đại.

Diễn biến quá trình nhân đôi ADN

Quá trình nhân đôi ADN trải qua 3 bước:

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn  mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).

Quá trình tự nhân đôi của ADN được diễn ra ở đâu

Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Công thức và các dạng bài tập về nhân đôi ADN

Gọi A, T, G, X: là các loại nuclêôtit trong ADN ban đầu.

N: Tổng số nuclêôtit trong ADN ban đầu.

Amt, Tmt, Gmt, Xmt: Các loại nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi.

Nmt: Tổng số nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi.

* Nếu 1 phân tử ADN tiến hành tái bản k lần:

– Số phân tử ADN con được tạo ra là: 2k.

– Số mạch polinuclêôtit có trong các phân tử ADN con là: 2k . 2.

– Số mạch polinuclêôtit được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới là: 2k .2 – 2.

– Số phân tử ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới là: 2k – 2.

– Các loại nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi:

Amt = Tmt = (2k – 1) . A = (2k – 1) . T;

Gmt = Xmt = (2k – 1) . X = (2k – 1) . G

– Tổng số nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi:

Nmt = (2k – 1) . N

– Tổng số nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp để tạo ra các ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới là: (2k – 2) . N.

1. Thời điểm và vị trí

– Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian của chu kì tế bào (ADN trong nhân của sinh vật nhân thực) hoặc ngoài tế bào chất (ADN ngoài nhân) để chuẩn bị cho phân chia tế bào.

– Vị trí: Trong nhân tế bào đối với sinh vật nhân thực và vùng nhân tế bào đối với sinh vật nhân sơ.

2. Thành phần tham gia

  • ADN khuôn (ADN mẹ)
  • Các nu tự do A, T, G, X
  • Năng lượng: ATP
  • Hệ enzim:
  Enzim tham giaChức năng
1Tháo xoắn– Dãn xoắn và tách hai mạch kép của AND để lộ hai mạch đơn
2ARN polimeraza– Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn
3ADN polimeraza– Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với các nucleotit trong mạch khuôn để tổng hợp mạch mới hoàn chỉnh theo chiều 5’ – 3’
4Ligaza– Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh

3. Nguyên tắc nhân đôi

Quá trình nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp hai phân tử ADN mới có cấu trúc giống với tế bào mẹ ban đầu đó là do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:

  • Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại ½)
  • Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X
  • Nguyên tắc nửa gián đoạn 

=> Hệ quả của việc thực hiện quá trình nhân đôi theo các nguyên tắc này là giúp cho thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được truyền đạt nguyên vẹn.

4. Các bước của cơ chế tự sao

Bước 1: Tháo xoắn:

– Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.

Bước 2: Tổng hợp sợi mới:

– Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. (Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’)

– Trên mạch khuôn có đầu 3’-OH thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,

– Trên mạch khuôn có đầu 5’-P thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim nối ADN – ligaza.

– Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN conBước 3: Hình thành ADN con:

5. Kết quả

– Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con.

– 2 ADN con giống hệ nhau và giống ADN mẹ ban đầu.

– ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ.

Lưu ý:

– Có sự khác biệt trong cơ chế nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ

  • Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều điểm tái bản khác nhau (nhiều đơn vị tái bản). Ở sinh vật nhân sơ chỉ chỉ xảy ra tại một điểm (đơn vị tái bản).
  • Tốc độ: Sinh vật nhân sơ có tốc độ nhân đôi lớn hơn
  • Hệ enzym: Sinh vật nhân thực phức tạp hơn

Mọi thông tin chi tiết về ôn thi khối B cũng như du học Y Nga, vui lòng liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Địa chỉ : Biệt thự số 31/32 đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại liên hệ : 024 665 77771 – 0966 190708 (thầy Giao) 

Website: http://fmgroup.com/

Email: 

Đáp án A

Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra trong  nhân tế bào

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu trả lời chính xác nhất: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu ở pha của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào. Vị trí diễn ra quá trình nhân đôi ADN có thể khác nhau tùy vào loài đó là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực hoặc ADN nằm ở trong nhân hay ngoài tế bào chất, nhằm chuẩn bị cho sự phân chia tế bào diễn ra tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn về quá trình nhân đôi của adn diễn ra ở đâu, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé

1. Quá trình nhân đôi của adn diễn ra ở đâu đối với sinh vật nhân sơ?

Ở các loài sinh vật nhân sơ thì quá trình nhân đôi ADN sẽ diễn ra ở tế bào chất. Hay nói cụ thể hơn chính là diễn ra ở plasmit của vi khuẩn. Nó diễn ra khi các nhiễm sắc thể trong tế bào đang ở trạng thái duỗi xoắn cực đại, cụ thể là ở pha S của kì trung gian.

>>>Xem thêm: Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ

2. Quá trình nhân đôi của adn diễn ra ở đâu đối với sinh vật nhân thực?

Ở tế bào sinh vật nhân thực thì quá trình nhân đôi sẽ diễn ra ở 3 nơi chính: tại nhân tế bào, lục lạp và ở ty thể. Ở người và động vật do không có lục lạp nên quá trình nhân đôi chỉ ở 2 vị trí là tại nhân và ty thể. Cũng giống như sinh vật nhân sơ, quá trình này sẽ được diễn ra tại pha của kì trung gian giữa 2 lần phân bào trong chu kỳ tế bào. Lúc này này các nhiễm sắc thể sẽ duỗi xoắn tới mức cực đại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn chỉnh để tạo ra 2 ADN con giống hệt mẹ.

Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu?

Quá trình nhân đôi ADNthường diễn ra theo các nguyên tắc như thế nào?

Theo các chuyên gia cho biết,quá trình nhân đôi ADNthường diễn ra theo các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung :A – T, X – G

+ Nguyên tắc nửa gián đoạn:một mạch sẽ được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp từng đoạn một, sau đó các đoạn được nối lại với nhau.

+ Nguyên tắc bán bảo toàn:trong mỗi phân tử ADN con, một mạch là ADN mẹ, còn một mạch là mới tổng hợp.

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc này sẽ giúp cho thông tin có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách trọn vẹn.

4. Các bước để nhân đôi ADN và hình thành ADN mới.

Quá trình nhân đôi ADNsẽ diễn ra theo trình tự nhất định với các bước sau đây để hình thành ADN mới:

- Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn

Nhờ enzym tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách dần và lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó có 1 mạch mang đầu 3’, mạch còn lại mang đầu 5’.

- Bước 2: Tổng hợp mạch ADN mới

Enzim ARN-pôlimeraza tiến hành tổng hợp đoạn mồi và liên kết các nuclêotic tự do từ môi trường nội bào với nuclêotic ở trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

- Bước 3: Hình thành phân tử mới

Khi mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn bắt đầu tiến hành thủ tục đóng xoắn, tạo ra 2 phân tử ADN con.

2 phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống nhau và giống với ADN của phân tử mẹ ban đầu, quá trình nhân đôi ADN kết thúc.

Mỗi đơn vị được tái bản sẽ gồm 2 chạc chữ Y phát sinh từ 1 điểm khởi đầu, thường được nhân đôi theo 2 hướng và trong 1 đơn vị tái bản sẽ có đoạn mồi cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN = số đoạn okazaki + 2.

5. Cơ chế truyền thông tin của ADN.

ADN được coi như là một dạng phân tử mang thông tin di truyền của cơ thể. Do đó, ADN còn đóng vai trò cực kì quan trọng trong cơ chế truyền thông tin sang các protein tới cơ thể mới. Bước đầu tiên trong quá trình truyền thông tin đó chính là tác phân tử ADN. Phân từ ADN được tách thành hai chuỗi nhỏ mang nhân. Thông qua quá trình tổng hợp và phân chia của protein mà thông tin di truyền mang trong ADN được đưa vào tế bào.

Cơ chế truyền thông tin của ADN và quá trình tổng hợp protein trong cơ thể có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Một bảo sao mới mang ADN cũ được hình thành một phần nhờ vào quá trình tổng hợp protein. Vậy nên các enzim tổng hợp protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông tin di truyền của ADN.

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.