Powermatic 80 trên đồng hồ Tissot ý nghĩa là gì

Các tín đồ của đồng hồ cơ Tissot không còn xa lạ gì với những cái tên Powermatic 80 và Swissmatic, bởi đây là tên của hai dòng máy nổi tiếng giúp cho hãng đồng hồ Thụy Sỹ gây ấn tượng mạnh với những người yêu thích đồng hồ cơ. Tuy nhiên, tính năng sử dụng cùng ưu nhược điểm riêng của từng loại thì không phải ai cũng có được một cái nhìn toàn diện. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá về những vấn đề có liên quan đến hai loại máy nổi tiếng này.

1.Giới thiệu tổng quan về Powermatic 80 và Swissmatic

Powermatic 80 và Swissmatic đều là những loại máy thuộc dòng đồng hồ cơ của hãng đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sỹ, Tissot. Đây cũng là những loại máy phổ biến được lắp đặt trong các sản phẩm đồng hồ cơ của Tissot. Về tuổi đời trên thị trường thì Swissmatic ra đời vào năm 2017 trong khi Powermatic 80 ra đời từ năm 2013. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta có thể kể tên rất nhiều sản phẩm của Tissot sử dụng máy Powermatic 80 như: Seastar, Le Locle, Tradition, Carson,… Với loại máy có tuổi đời trẻ hơn là Swissmatic thì thì chúng ta có ít lựa chọn hơn vì mới chỉ có ba sản phẩm sử dụng máy này là: Gentleman, V8, Everytime.

[caption id="attachment_114270" width="800"]

Ưu Nhược Điểm Của Đồng Hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic [/caption]

Tuy nhiên, đó cũng không phải là vấn đề lớn với những người có cảm tình với dòng máy thuộc thế hệ đàn em Swissmatic bởi nhà sản xuất cũng bù đắp khuyết điểm về độ đa dạng bằng cách chú trọng vào sự tỉ mỉ trong việc thiết kế kiểu dáng, mẫu mã để sản phẩm không tạo ra cảm giác nhàm chán cho khách hàng.

Điểm chung trong cấu tạo của cả hai đó là chúng đều là bộ máy cơ có chức năng lên dây cót tự động [Automatic] và cũng đi kèm với chức năng lên dây cót thủ công.

So với các sản phẩm đồng hồ cơ cùng loại, cả hai loại máy mà Tissot sử dụng đều được đánh giá cao nhờ vào thời gian trữ cót vượt trội: 80 giờ đối với Powermatic 80 và 72 giờ đối với Swissmatic. Những con số không chênh lệch nhau là mấy, trong khi đa số các máy cơ thông thường chỉ có thời gian trữ cót vào khoảng 40 giờ. Đây là ưu điểm vượt trội, mang lại giá trị sử dụng cao đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ sản xuất, chế tạo đồng hồ cơ. Nhờ vào con số ấn tượng về thời gian trữ cót, mà Tissot nhận được cảm tình của một số lượng lớn khách hàng.

Thực tế là không ít người yêu thích đồng hồ cơ đã phải bận tâm suy nghĩ để rồi cuối cùng đành chấp nhận chọn loại mình không yêu thích và từ chối cơ hội trở thành chủ nhân của những chiếc đồng hồ sang trọng vì lý do vô cùng bất tiện liên quan đến khả năng hoạt động này. Bởi lẽ dĩ nhiên là không ai muốn chiếc đồng hồ của mình bị chết cứng hay thông báo thời gian kém chính xác, dẫn tới vô số phiền toái ảnh hưởng đến công việc chỉ vì một lý do đơn giản là quên lên dây cót. Nguyên nhân giúp cho hai loại máy cơ của Tissot có thể vượt tiêu chuẩn thông thường ở thông số quan trọng này là nhờ vào nhiều cải tiến trong khâu chế tạo.

Cải tiến đầu tiên đến từ vật liệu được lựa chọn là những vật liệu mới đóng vai trò then chốt trong việc giảm mức tiêu hao năng lượng vô ích và có độ trơ cao hơn khi tiếp xúc với các hóa chất có khả năng ăn mòn. Nhược điểm trước đây là máy bị giảm độ chính xác khi gặp va đập mạnh đã được khắc phục đáng kể nhờ vào phương án thiết kế và chế tạo tối ưu hơn với sự trợ giúp của công nghệ cao.

[caption id="attachment_114268" width="800"]

Ưu Nhược Điểm Của Đồng Hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic [/caption]

Độ sai số trong các sản phẩm của Tissot nói chung và các sản phẩm sử dụng máy Powermatic 80 hay Swissmatic nói riêng rơi vào khoảng tối đa là +30s mỗi ngày. Như vậy cả hai loại máy đều có độ sai số ở mức rất thấp, điều này đã được tổ chức COSC cấp chứng nhận.

Những thông số kể trên cho thấy không có quá nhiều điểm khác biệt về độ chuẩn xác của hai loại máy mà chúng ta đang so sánh. Những người có yêu cầu khắt khe về độ chuẩn xác hoàn toàn có thể hài lòng với các sản phẩm có chứa bên trong một trong hai loại máy Powermatic 80 và Swissmatic, bởi chúng cho thấy giá trị đến từng xu khi khẳng định rất rõ đẳng cấp về độ chuẩn xác thường thấy ở đồng hồ Thụy Sỹ.

[button size="medium" text="Xem Thêm !!!" link="//donghotantan.vn/chuc-nang-moonphase-tren-dong-ho-longines/" target=""] Tất Tần Tật Về Chức Năng Moonphase Trên Đồng Hồ Longines

2.Một vài ưu nhược điểm của từng loại

Xét đến yếu tố giá thành thì cả hai đều có mức giá khá hấp dẫn so với khá nhiều loại đồng hồ cơ khác. Để sở hữu một chiếc đồng hồ cơ Tissot sử dụng máy Swissmatic khách hàng chỉ phải bỏ ra một khoản tiền xấp xỉ 10 triệu đồng.

Rõ ràng khi đánh giá cùng với các thông số vượt trội vừa nói đến ở phần trên thì mức giá này là con số đủ để gây sốt cho những ai có tình cảm đặc biệt đến mức sẵn sàng bỏ qua nhiều điểm bất tiện thường gặp của đồng hồ cơ.

[caption id="attachment_114269" width="800"]

Ưu Nhược Điểm Của Đồng Hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic [/caption]

Các sản phẩm Tissot được trang bị máy Powermatic 80 có giá tối thiểu là 15 triệu, một con số không thể dựa vào để đánh giá về sự chênh lệch chất lượng so với “người em” của nó bởi chúng cùng được sản xuất bởi một tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực đồng hồ đeo tay. Hay nói cụ thể hơn là dù sản phẩm dùng máy Swissmatic được bán với giá thấp hơn thì cũng không đồng nghĩa với việc chất lượng thấp hơn, đơn giản là vì thương hiệu Tissot đã khẳng định đẳng cấp từ lâu.

Ở góc độ kiểu dáng bề ngoài, máy Swissmatic có kích thước lớn và dày hơn Powermatic 80. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho khách hàng có thêm lựa chọn mà thôi bởi Tissot nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với gu thẩm mỹ khác nhau khi đưa hai sản phẩm này ra thị trường.

Powermatic 80 có ưu điểm hơn khi chinh phục những người có gu thẩm mỹ hiện đại bởi thiết kế gọn nhẹ của mình. Trong khi đó Swissmatic lại dễ dàng ghi điểm với khách hàng là người ưa thích sự mạnh mẽ bởi ngoại hình cồng kềnh tới mức có thể gọi là “hoành tráng” hơn đàn anh.

Nói một cách tổng quan thì Swissmatic và Powermatic 80 không có quá nhiều điểm chênh lệch về thông số kỹ thuật cũng như tính năng sử dụng và càng khó có thể kết luận bên nào tốt hơn. Vấn đề chỉ là phong cách sử dụng đồng hồ của bạn ra sao.

- 07/08/2021 -Lượt xem: 1683

Đồng Hồ Tissot Powermatic 80 Và Swissmatic nên chọn gì là câu hỏi gây nên nhiều mối băn khoăn nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết này.

Cùng là hai dòng sản phẩm chủ lực của Tissot - nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ danh tiếng, cho nên Tissot Powermatic 80 Và Swissmatic luôn khiến người dùng khó xử vì không biết đâu mới là lựa chọn tốt? Đồng Hồ Tissot Powermatic 80 Và Swissmatic nên chọn gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm được câu trả lời cho riêng mình nhé! 

Đồng hồ Tissot 1853 Le Locle Powermatic 80 [còn gọi là ETA C15.111] là dòng đồng hồ sở hữu bộ máy Automatic có khả năng dự trữ năng lượng ấn tượng lên đến 80 giờ, gấp đôi so với những cỗ máy đếm thông thường. Dòng đồng hồ này được Tissot cho ra mắt vào năm 2013. 

Tissot Swissmatic [còn gọi là ETA C07.111] được nhà sản xuất cho ra mắt vào năm 2017. Dòng máy này có khả năng dự trữ năng lượng cũng khá lớn lên đến 72 giờ. Những sản phẩm sử dụng dòng máy này sẽ có thiết kế mạnh mẽ và chắc chắn hơn so với vẻ ngoài nhỏ gọn của Tissot Powermatic 80. 

Chỉ có giá xấp xỉ 10 triệu đồng cho nên Tissot Swissmatic còn nằm trong top 2 dòng đồng hồ automatic Swiss Made có thời gian trữ cót dài mà giá lại rẻ nhất hiện nay. Trong khi đó để có thể sở hữu được những mẫu đồng hồ sử dụng máy Tissot Powermatic 80 thì người mua phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, con số tối thiểu là 15 triệu đồng. 

Tuy có sự chênh lệch về giá nhưng các bạn vẫn có thể yên tâm về chất lượng mà bạn nhận được bởi cả 2 dòng đồng hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic. Chúng đều là những dòng sản phẩm chủ lực và góp sức lớn trong việc làm nên thương hiệu Tissot cho nên chắc chắn sẽ làm hài lòng nhiều tín đồ đồng hồ. 

Vì là một dòng máy trẻ cho nên Tissot Swissmatic cũng chưa được sử dụng rộng rãi. Swissmatic hiện nay chỉ có 3 dòng đồng hồ gồm: Tissot Gentleman Swissmatic, Tissot Everytime Swissmatic, Tissot V8. 

Còn Tissot Powermatic 80 lại vô cùng phong phú về mẫu mã và kiểu dáng. Bộ máy Tissot Powermatic 80 đã có mặt trong rất nhiều dòng đồng hồ như Tissot Seastar 1000 Powermatic 80, Tissot Bridgeport Powermatic 80, đồng hồ Tissot PR100 Powermatic 80, Tissot PR 100 Powermatic 80 Lady, Tissot Carson Powermatic 80, Tissot Lady Heart Powermatic 80, Tissot Vintage Powermatic 80 18k Gold, Tissot Luxury Powermatic 80 Jungfraubahn, Tissot PR 100 Powermatic 80, Tissot Couturier Powermatic 80, Tissot Tradition Powermatic 80 Open Heart, Tissot Le Locle Powermatic 80, Tissot Ballade Powermatic 80 COSC, Tissot PRC 200 Powermatic 80, Tissot Chemin Des Tourelles Powermatic 80,…

Một số mẫu đồng hồ Tissot Powermatic 80 được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay:

Tissot Powermatic 80 sở hữu nền tảng là huyền thoại ETA 2824-2. Bộ máy này được sử dụng từ năm 1982 và đến nay vẫn luôn được đánh giá cao về sự bền bỉ và chất lượng.

Tissot Swissmatic sử dụng bộ máy Sistem 51. Đây là bộ máy được sản xuất vào năm 2013. Đến 4 năm sau thì nó được trang bị cho dòng đồng hồ Swissmatic. 

Điểm chung giữa bộ máy đồng hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic là chúng đều không có bộ điều chỉnh dao động và được chế tác phần cầu máy [bộ phận cố định các linh kiện] bằng hợp kim chống từ ARCAP [đồng, nickel, kẽm…] hiện đại để làm cầu máy thay cho thau truyền thống trước kia. Nhờ vậy cho nên luôn đảm bảo được độ chính xác và vận hành ổn định của bộ máy. 

Tissot luôn bảo mật độ chính xác của các dòng đồng hồ của mình. Bởi vậy cho nên chúng ta không thể nắm được độ chính xác cụ thể của từng mẫu đồng hồ Swissmatic hay Powermatic 80. Người dùng có thể dựa vào sai số lý thuyết của những mẫu đồng hồ không nằm trong danh sách những chiếc đồng hồ Chronometer của Tissot để biết được độ chính xác của 2 dòng máy này. Chúng sẽ có mức sai số nằm trong khoảng -10 đến +30 mỗi ngày.

Riêng với máy Powermatic 80 sẽ có thêm một số dòng đồng hồ Tissot Chronometer [Tissot Ballade Powermatic 80 COSC với dây tóc Silicon, Tissot Chemin Des Tourelles Powermatic 80 COSC] được đánh giá cao hơn hẳn về độ chính xác. Những cỗ máy đếm này có mức sai số từ -4 đến +6 mỗi ngày.

Chính bởi vậy cho nên nếu bạn muốn tìm cho mình một cỗ máy đếm có độ chính xác cao hơn thì hãy lựa chọn Powermatic 80 để có cho mình thật nhiều lựa chọn tốt. 

Muốn so sánh kĩ lưỡng giữa 2 máy đồng hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic thì chúng ta cũng sẽ rất cần xem xét những thông tin liên quan đến cấu hình của chúng. 

THÔNG TIN TỔNG QUAN MÁY TISSOT POWERMATIC 80 VÀ SWISSMATIC

Tissot Powermatic 80 [còn gọi là ETA C07.111] Tissot Swissmatic [còn gọi là ETA C15.111]
Nhà sản xuất: ETA Nhà sản xuất: ETA
Nền tảng: ETA 2824-2 Nền tảng: Sistem51 [ETA C10.111]
Đường kính: 25.6 mm Đường kính: 27.4 mm
Độ dày: khoảng 4.60 mm Độ dày: khoảng 5.77mm
Tần số dao động: 21,600 A/h [3Hz] Tần số dao động: 21,600 A/h [3Hz]
Tần số dao động:80 giờ Thời gian trữ cót: 72 giờ

Số chân kính: 23 trên POWERMATIC 80.111 |
25 trên POWERMATIC 80.811

Số chân kính: 19
Hacking Second: Có Hacking Second: Không
Lên dây thủ công: Có Lên dây thủ công: Có
Chức năng: Giờ, Phút, Giây, Lịch Ngày Chức năng: Giờ, Phút, Giây, Lịch Ngày

Đồng hồ Tissot Powermatic 80 hay Tissot Swissmatic nhìn chung đều sẽ là những dòng máy chất lượng và làm hài lòng mọi tín đồ đồng hồ. Nếu bạn muốn sở hữu những cỗ máy đếm có nhiều tính năng, đa dạng mẫu mã hiệu quả làm việc cao mà giá lại nằm tầm trung thì chắc chắn rằng Tissot Powermatic 80 sẽ là lựa chọn không làm bạn thất vọng. Tuy nhiên Tissot Swissmatic cũng sẽ không hề kém cạnh so với đàn anh của mình. Mức giá thấp hơn nhưng chất lượng và thiết kế vẫn được đảm bảo ở mức tốt cho nên Swissmatic vẫn là lựa chọn bạn không thể bỏ qua. 

Trên đây là những so sánh của chúng tôi về đồng hồ Tissot Powermatic 80 và Swissmatic. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho các bạn. Tissot Powermatic 80 hay Tissot Swissmatic nên chọn gì? Chắc chắn các bạn đã tìm được câu trả lời của riêng mình rồi. Chúc các bạn sẽ sở hữu được những cỗ máy đếm thời gian chất lượng và phù hợp nhất với mình. 

Video liên quan

Chủ Đề