Ponzi la gi

Ponzi thường được các trader nhắc đến như một mô hình lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử. Mô hình Ponzi đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy mô hình lừa đảo Ponzi là gì và cách nhận biết như thế nào? Bài chia sẻ dưới đây của Tincoin24h sẽ giúp bạn giải đáp “tất tần tật” các câu hỏi này.

Mô hình Ponzi là gì?

Ponzi là một mô hình tam giác “vay tiền” lừa đảo. Theo đó, những kẻ đứng sau mô hình này sẽ đưa ra cam kết trả lợi tức cao để dụ dỗ nhà đầu tư mới tham gia vào hệ thống. Tiền đầu tư của người đến sau sẽ được dùng để trả lãi cho nhà đầu tư đến trước. Cứ như vậy, người đi vay trước được hưởng những khoản lợi lớn hơn người đến sau.

Dựa trên cách thức hoạt động này thì có thể khẳng định rằng không hề có chuyện lợi nhuận do làm ăn thực tế sinh ra trong mô hình Ponzi. Vì thế, khi áp lực trả lãi đã lớn hơn nguồn tiền đầu tư thu vào thì mô hình Ponzi chắc sẽ sụp đổ khi đó

Thời gian tồn tại của một mô hình lừa đảo Ponzi có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào số lượng nhà đầu tư mà mô hình này thu hút được. Thậm chí, có những dự án đầu tư theo mô hình Ponzi “siêu lợi nhuận” đã tồn tại đến gần chục năm mới sụp đổ.

Ponzi la gi
Mô hình Ponzi là gì? (Nguồn: Internet)

Lịch sử ra đời của mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi được đặt theo tên của ông trùm lừa đảo Charles Ponzi trong tiểu thuyết “Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Martin Chuzzlewit” được xuất bản năm 1844. Theo đó, nhân vật Charles Ponzi đã thực hiện trót lọt vô số vụ lừa đảo tại Hoa Kỳ. 

Kế hoạch ban đầu của trùm lừa đảo Ponzi là dùng coupon quốc tế để mua tem phiếu giá rẻ ở nhiều quốc gia khác nhau rồi bán lại chúng với giá cao. Sau thành công ban đầu, Charles Ponzi lại tiếp tục mở ra công ty chứng khoán và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. 

Với cam kết 50% lợi nhuận trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày cũng như sự thành công trước đó thì công ty của Ponzi đã lập tức thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thay vì đem tiền đầu tư thì Ponzi lại sử dụng tiền của người đến sau trả tiền cho người đến trước. Mãi đến năm 1920, nhận thấy được sự bất ổn trong cách thức hoạt động, các cuộc điều tra đã được mở ra nhắm vào công ty từ đó khiến công ty sụp đổ.

Ponzi la gi
Mô hình Ponzi được đặt theo tên của ông trùm lừa đảo Charles Ponzi (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu để nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Dù đã qua hơn 1 thế kỳ nhưng khái niệm về mô hình lừa đảo Ponzi không hề mất đi mà còn thay đổi công nghệ để vận hành. Bất kể dùng loại công nghệ gì thì các hình thức lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi đều có các đặc điểm đặc trưng như sau:

Cam kết lợi nhuận siêu khủng

Mô hình Ponzi chủ yếu đánh vào lòng tham của nhà đầu tư với cam kết mức siêu lợi nhuận mà không thể kèm theo bất kỳ rủi ro gì. 

Lợi nhuận trả cho nhà đầu tư có thể lên đến vài chục thậm chí là vài trăm phần trăm chỉ trong thời hạn ngắn ngủi (1 tháng hoặc 1 năm). Thực tế thì bất kỳ quỹ đầu tư làm ăn chân chính nào cũng không dám cam kết mức lợi nhuận “siêu khủng” như vậy.

Ponzi la gi
Cam kết lợi nhuận siêu khủng (Nguồn: Internet)

Luôn có lợi nhuận bất kể thị trường ra sao

Bên cạnh lợi nhuận khủng thì nhà đầu tư còn được hứa hẹn sẽ luôn có lãi mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào cho dù thị trường có diễn biến ra sao. 

Trong thời gian đầu, người tham gia có thể nhận được lợi nhuận ổn định đúng như cam kết. Bởi khi đó nguồn tiền đổ vào đầu tư mô hình Ponzi còn nhiều và những kẻ đứng sau vẫn còn khả năng phân chia lợi nhuận cho người tham gia trước. 

Tuy nhiên, nếu số lượng người tham gia đầu tư giảm xuống theo thời gian thì số tiền thu vào sẽ ít đi và không còn đủ để duy trì trả lãi, mô hình tất yếu sẽ sụp đổ. Lúc đó, những nhà đầu tư tham gia sau sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Vì mô hình Ponzi đã sụp đổ trong khi họ chưa kịp nhận được gì cả. 

Ponzi la gi
Luôn có lợi nhuận bất kể thị trường ra sao (Nguồn: Internet)

Mô hình hoạt động phức tạp

Những kẻ lừa đảo đứng sau mô hình Ponzi thường xây dựng hình thức hoạt động phức tạp nhằm chứng minh mức độ uy tín đối với nhà đầu tư non kinh nghiệm. Chẳng hạn như giao dịch đồng tương lai, đầu tư ngoại hối,… 

Thậm chí, người sáng lập dự án cho vay lừa đảo này còn hoạt động dưới dạng ẩn danh để dễ dàng trốn tránh trong trường hợp bị pháp luật điều tra.

Ponzi la gi
Mô hình hoạt động phức tạp (Nguồn: Internet)

Hoa hồng giới thiệu nhiều tầng

Không phải tự nhiên mà các dự án lừa đảo như kiểu mô hình Ponzi chỉ sau một thời gian ngắn lại thu hút số lượng lớn người tham gia. Bởi chủ mô hình này rất biết lợi dụng hàng ngũ nhà đầu tư tham gia đầu tiên thông qua chính sách hoa hồng giới thiệu người mới. 

Tiền hoa hồng có thể lên đến vài chục % nếu bạn giới thiệu thêm một ai đó cùng tham gia đầu tư. Kiểu hoạt động đa cấp giới thiệu nhiều tầng này rất khó để phân biệt với hình thức tiếp thị liên kết nên bạn cần phải cẩn thận để không bị kèo vào mô hình lừa đảo Ponzi.

Ponzi la gi
Hoa hồng giới thiệu nhiều tầng (Nguồn: Internet)

Hoạt động chui, không đăng ký với cơ quan chức năng

Vì mục đích hoạt động của mô hình Ponzi là lợi dụng nhà đầu tư nên người làm chủ sẽ luôn tìm mọi cách để trốn tránh các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, những kẻ này sẽ luôn làm giả đầy đủ giấy tờ để chứng minh hoạt động trước mặt nhà đầu tư.

Các giấy tờ làm giả thường lấy tên cơ quan quản lý nước ngoài để khiến nhà đầu tư khó tra cứu thông tin. Nếu không đủ tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ rơi vào bẫy lừa đảo với những chứng nhận uy tín hàng đầu nhưng chỉ là ảo này.

Sản phẩm kém, đầu tư theo kiểu cho có

Thêm một dấu hiệu để giúp bạn nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi là sản phẩm đầu tư rất hời hợt, kiểu làm cho có lệ. Bởi thực chất các dự án này không hề kinh doanh mà chỉ dựa vào điều này để kêu gọi và thu hút người tham gia. Sản phẩm của các dự án Ponzi thường có giá cao ngất ngưởng nhưng chất lượng lại không xứng tầm với giá trị.

Ponzi la gi
Sản phẩm đầu tư kém, giá bán cao ngất ngưỡng không xứng tầm với giá trị thực (Nguồn: Internet)

Bắt buộc mua hàng mới được tham gia

Đây là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất với các dự án thực hiện theo kiểu mô hình lừa đảo Ponzi. Nếu ai đó giới thiệu và mời gọi bạn phải mua một gói đầu tư tài chính với số tiền không nhỏ để được tham gia vào dự án siêu lợi nhuận thì hãy cẩn thận. Khả năng cao thì đây chính là những kẻ đang tham đang gia hoạt động đa cấp giới thiệu hoa hồng nhiều tầng của Ponzi đấy.

Rất khó rút tiền ra khi đã tham gia

Khi tham gia vào mô hình Ponzi thì các nhà đầu tư đã vô hình gián tiếp chung tay thực hiện hoạt động lừa đảo. Bởi số tiền của những người đến sau sẽ đổ vào để trả lãi cho người tham gia trước. Do đó, việc rút tiền ra là rất khó và nếu muốn thu hồi gỡ gạc vốn thì bắt buộc họ phải kêu gọi thêm người tham gia mới.

Ponzi la gi
Rất khó rút tiền ra khi đã tham gia (Nguồn: Internet)

Các vụ lừa đảo Ponzi chấn động nhất

1. Bitconnect

Bitconnect là một dự án lừa đảo hoạt động theo mô hình Ponzi ra mắt vào 11/2016 và được quảng bá là nền tảng cho vay áp dụng công nghệ Blockchain. Sau hơn 1 năm hoạt động thì Bitconnect được coi là dự án ICO thành công bậc nhất lúc bấy giờ. Bởi dự án này đã làm gia tăng khối tài sản lên 3.000 lần cho các nhà đầu tư. 

Ban đầu, giá mỗi coin của dự án Bitconnect chỉ có 0,12 USD nhưng sau những bài PR thành công thì giá đã đẩy lên đỉnh điểm 400 USD/ coin. Đặc biệt, để thu hút thêm sự tham gia thì mô hình này đã cam kết trả lãi lên đến 1%/ ngày.

Đến 17/01/2018, Bitconnect đã tuyên bố chính thức ngừng hoạt động thì những người tham gia mới vỡ lẽ rằng chẳng có công nghệ Blockchain nào đứng đằng sau dự án cả. Không có số liệu chính thức cho thấy mô hình Ponzi này đã lừa đảo bao nhiêu nhưng con số ước tính lên tới 3 tỷ USD.

Ponzi la gi
Sự sụp đổ của dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi mang tên Bitconnect đã kéo theo hàng loạt vụ sụp đổ khác (Nguồn: Internet)

Hextracoin cũng hoạt động theo mô hình Ponzi và ăn theo dự án cho vay bằng công nghệ Blockchain giống như Bitconnect. Hextracoin cũng đưa ra cam kết trả lãi siêu khủng lên đến 48%/ tháng – một con số rất hấp dẫn với các nhà đầu tư tiền ảo lúc đó.

Lúc Bitconnect sụp đổ cũng là thời điểm Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động và tổng số tiền lừa đảo của dự án này ước tính hơn 1 tỷ USD.

Ponzi la gi
Hextracoin là một dự án lừa đảo ăn theo Bitconnect (Nguồn: Internet)

3. iFan

Quay lại thời điểm 04/2018, dư luận Việt Nam dậy sóng khi các nhà đầu tư lần lượt cùng nhau tố cáo công ty công ty Modern Tech lừa đảo 15.000 tỷ đồng của họ. 

Với cùng một mánh khóe của mô hình Ponzi là cam kết chi trả mức lợi nhuận khủng cho chủ đầu tư thì đã thu hút rất nhiều người rót tiền vào. Do mô hình hoạt động của dự án iFan cực kỳ tinh vi và phần lớn là giao dịch tiền ảo nên tính đến hiện nay thì quá trình điều tra vẫn rơi vào ngõ cụt. Do đó, 15.000 tỷ đồng vào dự án iFan của nhà đầu tư xem như không có khả năng thu hồi lại được.

Ponzi la gi
Dự án iFan được thiết lập theo mô hình Ponzi đã thành công lừa đảo hàng ngàn nhà đầu tư với tổng số tiền lên đến 15 nghìn tỷ đồng (Nguồn: Internet)

4. Liên Kết Việt

Vụ lừa đảo chấn động trong năm 2014 – 2015 của công ty Liên Kết Việt với hơn 68.000 người tham gia cùng số tiền chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng đã làm dậy sóng dư luận trong 1 thời gian dài. Đây là một ví dụ điển hình về mô hình lừa đảo Ponzi tại Việt Nam. 

Chủ tịch của Liên Kết Việt là ông Lê Xuân Giang đã cố tình đặt tên công ty là BQP để gây nhầm lẫn mối quan hệ của công ty này với Bộ Quốc Phòng. Mục đích của việc làm này là giúp gia tăng niềm tin và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với dự án. Vì cách thức hoạt động quá tinh vi nên đến cuối năm 2020, vụ án mới đi đến được kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức xử phạt thích đáng cho ông Lê Xuân Giang.

Ponzi la gi
Ông Lê Xuân Giang (chủ tịch công ty Liên Kết Việt) đã bị lãnh án thích đáng cho hành vi lừa đảo đa cấp (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được “mô hình Ponzi là gì?” và nắm được “8 dấu hiệu giúp nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi”. Như đã đề cập thì các dự án hoạt động theo mô hình Ponzi đều đánh vào lòng tham của nhà đầu tư non kinh nghiệm. Do đó, với bài tổng hợp về Ponzi ở trên, thì Tincoin24h hy vọng bạn có thể gia tăng cảnh giác và đánh giá kỹ lưỡng trước khi tham gia vào bất kỳ các dự án ủy thác đầu tư nào.