Phương pháp giâm cành được áp dụng cho các giống cây

Các loại cây giâm cành được lấy một cành nhỏ hay một nhánh nhỏ trên thân cây chủ của nó và giâm xuống đất. Các cây được sử dụng biện pháp giâm cành có đặc điểm là vẫn giữ được di truyền từ cây chủ ban đầu.

Phương pháp giâm cành là gì? 

Phương pháp trồng cây giâm cành như thế này còn được gọi theo một cách khác đó chính là nhân giống vô tính. Những loại cây được sử dụng phương pháp này nhiều nhất có lẽ là cây cảnh và cây rau củ quả.

Cây giâm cành có ưu điểm vượt trội về mặt đặc tính, nhân giống nhanh và số lượng nhiều. Các loại cây giâm cành này có thể nhân giống từ một cây chủ thể ban đầu ra rất nhiều cây khác nhau nhờ vào phương pháp giâm cành này.

Trái lại với những ưu điểm vượt trội của cây giâm cành thì nhược điểm của nó nằm ở vị trí, độ phù hợp đất, ánh sáng, thời tiết, độ ẩm kĩ càng đối với những loại cây thân gỗ khó mọc rễ, nên việc này rất quan trọng tới sự phát triển của cây.

Vậy đâu là các loại cây giâm cành dễ trồng hãy cùng Sachico tìm hiều nhé?

1. Cây si

Có lẽ dân chơi cây cảnh không ai là không biết đến cây si [ cây gừa, cây cừa]. Cây si là một loại cây rất được ưa chuộng ở giới cây cảnh, cây bonsai. Cây si có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Châu Á.

Thật không khó khăn gì khi đi tìm một cây si để lấy cành về trồng, bởi vì cây si sinh sôi nảy nở rất triển ở ven các con sông hay kênh, mương.

Đặc biệt cây si có thể cao tới 20m và trên cành cây của si mọc ra rất nhiều rễ để đi tìm chất khoáng, nước có trong đất hay là hút trực tiếp nguồn nước sông, mương nơi nó sinh sống.

Hình ảnh cây si cảnh

Bạn chỉ cần cắt một cành nở của cây si và giâm vào đất, tạo độ ẩm vừa phải cho đất để cây nhanh chóng ra rễ.

Vỏ và lá cây si là chất làm se, chất làm lạnh, chát và dạ dày. Vỏ cây được sử dụng để điều chế các loại thuốc chữa bệnh loét, bệnh ngoài da, phù nề và viêm . Vỏ cây được dùng với sữa bơ để chữa bệnh gan trong bảy ngày. Nước sắc của vỏ cây được dùng làm thuốc giải nhiệt trong trường hợp đau bụng, ung nhọt, các vấn đề về gan, loét miệng và bệnh trĩ. Bột lá và vỏ cây được tìm thấy rất tốt trong đau đầu do thấp khớp .

2. Cây sanh

Cây sanh cũng là giống cây cùng họ với cả cây si, đặc tính của cây sanh cũng gần như tương tự cây si. Chúng thường sinh trưởng ở ven hồ, ven mương hay thậm chí có thể là những khe nứt nhỏ trên tường nhà.

Các loại cây giâm cành dễ trồng như cây sanh có phương pháp nhân giống cũng gần như giống hệt cây si, bạn có thể đọc ở bài trên nhé.

Cây sanh cảnh

Không chỉ những loại cây thân gỗ mới có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, cây rau muốn cũng có khả năng như vậy. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, chúng là một loại cây thực vật bán thủy sinh.

Rau muống chia ra 2 loại, một loại là rau muống đỏ có đặc tính sống ở dưới nước, loại thứ 2 là rau muống trắng sống ở đất.

Cây rau muống dùng để giâm cành

Về loại rau muống sống ở đất, chúng ta có thể cắt trực tiếp thân cây của chúng và giâm trực tiếp xuống đất, tưới cho cây có độ ẩm vừa đủ để cây có thể ra rễ và tăng trưởng mạnh.

4. Cây rau ngót

Cây tiếp theo trong danh sách các loại cây giâm cành dễ làm ở nhà đó chính là cây rau ngót. Rau ngót có lẽ quá đỗi thân thuộc với bữa ăn của người Việt, chúng cung cấp các loại vitamin C, vitamin A, protein và một số chất khác.

Rau ngót là một loại cây trồng bằng thân, bạn chỉ việc cắt thân của chúng ra và giâm trực tiếp và vùng đất mà mình đã xử lí sau đó tưới nước cho cây để cây mau chóng ra rễ, lá và thu hoạch.

Hình ảnh cây rau ngót

Hoa hồng là một loại hoa vô cùng đẹp bởi màu đỏ thẫm đặc trưng của chúng. Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng nhưng cách người ta hay dùng nhất đó chính là giâm cành hoa xuống đất.

Cành hoa hồng phải được chọn lọc kĩ càng từ những cây chủ khỏe mạnh, năng suất sao. Giâm cây trực tiếp vào đất và tưới cây mỗi ngày, căng giấy bóng kín cây để có thể giữ được độ ẩm đều đặn cho cây.

6. Cây Khoai lang/Rau lang

Khi nhắc đến khoai lang có thể các bạn nghĩ ngay tới phương pháp trồng cây khoai lang bằng củ của chúng. Đúng là như vậy nhưng khoai lang còn có một cách trồng khác được rất nhiều nông dân sử dụng đó chính là nhân giống bằng dây của chúng hay còn gọi là cành.

Các nhánh dây của cây khoai lang nên chọn lọc ra những cây có nhiều củ, và củ to nhất vì nó là giống chất lượng. sau đó tách những nhánh đó ra và giâm trực tiếp vào với đất và phần phân, rơm đã xử lí ngay từ đầu, chú ý tưới nước cho cây đều đặn để nhanh ra rễ.  

Hình ảnh cây rau lang

Lá lốt là một loại cây thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể dùng lá lốt để chế biến những loại thức ăn như chả cá, chả thịt lơn, chả ếch, ếch hầm chuối đậu,...

Bạn hãy lựa chọn những cành to dài, khỏe mạnh rồi giâm cành vào những nơi râm mát, cây chỉ cần sau một trận mưa thì lá có thể phát triển mạnh to như bàn tay, đặc biệt rất là xanh tốt.

Hình ảnh cây lá lốt

Cây rau thơm là loại thực phẩm rất phổ biến trong các bữa nhậu, trong các món gỏi hay bánh xèo,... có thể bạn không biết được rằng cây rau thơm có thể trộng được bằng phương pháp giâm cành.

Phương pháp giâm cành thường xuyên được sử dụng cho loại cây này, chúng ta ngắt hết phần lá, phần ngọn không cứng, để chừa lại phần ngọn cứng để trồng cây mới.

Bạn có thể giâm nó vào thùng xốp để ở nơi ánh sáng dịu, tưới nước đều đặn cho cây. Chúng tôi đảm bảo rằng nếu bạn làm tốt thì chắc chắn bạn không còn phải tất bật đi chợ mua rau thơm nữa và đặc biệt các loại rau mùi khác như tía tô, rau húng cho đều có thể làm như vậy.

Hình ảnh các loại cây rau thơm

Trên đây là các loại cây giâm cành đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà. Các loại cây này đã được chúng tôi tìm hiểu rất kĩ càng nhằm mục đích đưa ra cho các bạn những nguồn thông tin tuyệt vời nhất.

Đây là một hướng dẫn chỉ cách giâm cành và ghép cam quít cùng một bước.

Ghép cành và giâm cành trong cùng một bước.

Để giâm cành cam quít thành công, ngoài thuốc kích thích rễ bạn cũng phải có một nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng thích hợp. Hướng dẫn này chỉ cách giâm cành cam quít với một tỷ lệ thành công cao mà không cần nhà kiếng và bạn cũng không phải lo ngại vô tình đem về vườn nhà một mầm bệnh hiễm nghèo.


Cách giâm cành và ghép cành cam quít – YouTube Video

Bên cạnh hướng dẫn từng bước này, tôi cũng đã thực hiện một video trên YouTube [xin xem bên dưới] chỉ cách giâm cành cây có múi bằng hom cây và ghép hom trong cùng một bước. Nếu bạn muốn thử nghiệm, xin đọc toàn bộ bài viết để biết thêm nhiều chi tiết hữu ích về cách giâm cành cây cam quýt không có trong video.

Vật liệu dùng để giâm cành cam quýt

Tôi có một trang mạng liệt kê các sản phẩm tôi đã sử dụng để giâm cành cây có múi thành công. Bạn có thể xem tại đây: Vật liệu giâm cành cam quýt.

Ghép cành cam quýt trong một vườn ươm và sản xuất cây có múi tại California

Một quả cam quít tuyệt vời nhất là một sản phẫm được kết hợp giữa một giống ghép ngon nhất trên một bộ rễ thích hợp nhất. Lần đầu tiên tôi quan sát cây cam quít được trồng bằng cách giâm cành và ghép chồi cùng một lúc trong một vườn ươm cây tại California. Để tạo ra cây mới, nhà vườn xử dụng ghép đôi hay ghép lưỡi là một phương pháp ghép cây phổ biến nhất để nối mối ghép, sau đó dùng dây thun quấn mối ghép lại trong lúc chờ cho nó lành lặn.

Xử dụng phương pháp ghép đôi để nối liền giống ghép và gốc ghép.

Ghép cành cam quýt với chồi giống không mang bệnh

Ở California hiện nay chúng tôi đã có một căn bệnh gọi là bệnh vàng lá gân xanh huanglongbing, đã gây ra 100% tử vong trên nhóm cây có múi. Nó làm giảm tuổi thọ của cây cam quýt từ hàng trăm năm xuống còn khoảng 5 năm mà thôi. Trong những giai đoạn đầu mới nhuốm bệnh, căn bệnh này cực kỳ truyền nhiễm nhưng rất khó nhận ra. Đã vậy chúng tôi cũng có rầy chổng cánh giúp cho bệnh phát tán rất mau chóng. Hoạt động của con người như di chuyển cây từ vùng này sang vùng khác hay ghép cây bằng những chồi bệnh cũng giúp bệnh này lan truyền dễ dàng

Tại California, căn bệnh này nghiêm trọng cho đến nỗi tất cả hom cây có múi dùng để làm chồi giống được yêu cầu phải lấy ra từ cây được trồng trong những cấu trúc chống côn trùng và những cây này phải được kiểm nghiệm chứng tỏ không bệnh. Điều lệ này áp dụng cho những nhà vườn chuyên nghiệp cũng như những người ghép cây và chơi cây.

Đây là những cây trồng để cung cấp chồi giống cam quýt

Áp dụng thuốc kích thích rễ cây

Phần cuối của  gốc ghép được chặt bỏ trước khi nhúng vào thuốc kích thích rễ.

Chặt bỏ phần cuối của gốc ghép.

Sau đó, các cành cây mới được ghép này được nhún vào một kích thích tố để ra rễ và trồng trong một môi trường giúp cho ra rễ.

Áp dụng thuốc kích thích rễ và trồng vào đất

Các cành cam quýt đã ra rễ trong vườn ươm

Để ra rễ, các cành cây này đòi hỏi một nhiệt độ, một độ ẩm, và một lượng ánh sáng thích hợp.

Cành cam quýt đang ra rễ được trồng trong một cấu trúc chống côn trùng.

Giâm cành cam quýt tại nhà

Tôi không có một nhà kiếng nhưng sau khi quan sát cành cam quýt được ghép và giâm cành trong một vườn ươm cây, tôi muốn thử xem tôi có thể giâm cành cam quýt trong gara của tôi hay không.

Ngay cả những người chơi cây chỉ dùng chồi giống không mang bệnh

Một cây được nhân giống bằng cách giâm, ghép, hay chiết cành đã mang theo mầm bệnh từ cây mẹ.  Để tránh bệnh dịch này bùng phát, những người chơi cây ở California đã nhân giống cây có múi bằng cách đặt chồi giống tư Chương trình nhân giống vô sinh cây cam quýt còn gọi là CCPP thay vì dùng chồi ngoài vườn.  Tất cả hom cây từ CCPP được lấy ra trên những cây được trồng trong một cấu trúc chống côn trùng và được xác nhận không có mầm bệnh. Tất cả hom cây mà tôi xử dụng để thử nghiệm nhân giống cam quýt tại nhà đều được đặt từ CCPP.

Phần lớn trên thế giới hiện cũng đang gặp khó khăn với bệnh cam quýt như California. Chương trình CCPP sẽ gửi chồi giống đến bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là pháp luật địa phương cho phép.  Có nhiều địa phương không cho phép vì họ đã có một chương trình tương tự của chính họ.  Tôi đã tạo ra một trang mạng tại đây liệt kê một số chương trình khác: Chương trình cung cấp chồi giống cam quít.

Video trên YouTube dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết quá trình thiết lập một tài khoản và đặt chồi giống với CCPP.

Khử trùng dụng cụ ghép

Khử trùng dụng cụ ghép.

Để tăng tối đa khả năng sống còn của mối ghép cũng như ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh từ cây này sang cây khác, một vấn đề rất quan trọng là phải khử trùng dụng cụ ghép giữa mỗi lần ghép.  Để tìm hiểu thêm về khử trùng dụng cụ ghép, xin vui lòng xem liên kết tại đây: Khử trùng dụng cụ ghép.

Các chậu cây của tôi

Để theo dõi quá trình phát triển của rễ cây, tôi dùng ly nhựa làm chậu. Tôi đục lỗ thoát nước và cắt bỏ nắp để có thể nhét xơ dừa vào chặt chẽ hơn.

Chuẩn bị những ly nhựa trong.

Vật liệu dùng để giâm cành

Xơ dừa là một sản phẫm tái chế từ vỏ dừa và cũng là một vật liệu lý tưởng để kích thích cây cam quýt ra rễ. Xơ dừa được đóng gói lại giống như gạch khô và sẽ nở ra khi thêm nước. Xơ dừa rất tốt vì rất thông thoáng nhưng lại có khả năng giữ lại nhiều nước cho rễ phát triển.

Chuẩn bị xơ dừa.

Tạo một môi trường để thành công

Để đạt được nhiệt độ lý tưởng là 80 độ F hay 26.7 độ C, tôi đặt khay trồng cây lên trên tấm thảm điện và tấm thảm điện được đặt lên trên một vật liệu cách nhiệt rất tốt.

Vật liệu cách nhiệt, thảm điện, khay, và thùng nhựa để phủ lên trên.

Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi bắt đầu, tôi đã cắt sẵn parafilm-M là vật liệu bao gói mối ghép và trộn kích thích tố cho rễ cây. Tôi dùng tỷ lệ một phần thuốc kích thích thì bốn phần nước.

Chuẩn bị vật liệu bao gói parafilm và thuốc kích thích rễ.

Ghép và giâm cành cam quýt

Trên mối ghép này tôi xử dụng một kỹ thuật gọi là ghép chữ Z vì kỹ thuật này rất thích hợp để ghép những cành cây có hình thù quái dị. Tôi quấn mối ghép lại bằng parafilm-M và dây thun. Sau đó tôi chặt bỏ phần cuối của gốc ghép xong nhún vào thuốc kích thích rễ và đem những hom cây mới ghép này trồng xuống đất.

Ghép và giâm cành cam quýt.

Phun hơi ẩm lên cây

Sau đó, tôi xếp đặt thảm điện, khay, và máy điều nhiệt. Sau đó tôi đem cây vào và phun hơi ẩm lên cây trước khi đặt máy thăm dò nhiệt độ.

Phun hơi ẩm lên cây.

Để giữ cho môi trường được ẩm tôi dùng thùng nhựa trong phủ lên trên.  Như thế này thì tôi nghĩ rằng chỉ cần phun nước cách một hay hai ngày một lần là đủ.

Hom cây cam quít được bao phủ để giữ độ ẩm cao.

Mầm cây tăng trưởng

Chỉ trong vòng một hay hai tuần thì nhiều mầm cây đã bắt đầu tăng trưởng. Đây là một dấu hiệu rất tốt nhưng rễ thì cần nhiều thời gian hơn để mọc.

Mầm cây bắt đầu nhú ra.

Rễ cây

Thành công

Chỉ trong vòng một hay hai tháng thì vài cây đã ra rễ. Với những cây đã ra rễ thì tôi dần dần hạ độ ẩm xuống rồi đem trồng ra ngoài. Khi đã ra ngoài, tôi tăng lượng ánh sáng dần dần lên để không sốc chúng.

Những hom cây cam quít đã ra rễ.

Để tăng mức độ thành công

Tôi rất phấn khởi vì đã thành công với một số cây.    Tuy nhiên một số đông cây còn lại thì không ra rễ.  Mức độ thành công của tôi với lô thứ nhất này chỉ khoảng 10% mà thôi. Tôi đã dùng đèn huỳnh quang T12 và nghĩ rằng lượng ánh sáng này không đủ để kích thích cho rễ mọc ra trên phần lớn các cây còn lại.

Cành cam quýt không rễ.

Lần này tôi tăng cường ánh sáng bằng cách dùng đèn huỳnh quang T5 để xem tôi có thể giúp mấy cây còn lại mọc rễ hay không. Lúc này là vào mùa hè nên khí nóng được tăng cường từ đèn huỳnh quang T5 đã lên tới mức độ gây tử vong trên nhóm cây cam quýt còn lại. Thế là tôi quyết định thử lại vào mùa đông khi nhiệt độ trong gara của tôi thấp hơn để xem sao.

Ánh Sáng của đèn huỳnh quang T-5 gây ra nhiệt độ tử vong.

Một mức độ thành công tốt

Tôi ghép lô thứ hai vào mùa đông hy vọng rằng khí lạnh sẽ điều hòa khí nóng của đèn huỳnh quang T5.  Máy điều nhiệt tôi mới mua có thể điều khiển tấm thảm điện và cả quạt máy để cầm giữ nhiệt độ trong một khoảng nhất định.Tôi cũng xếp đặt cho những cây này nhận được ánh sáng 14 tiếng trong một ngày.  Khi dùng đèn huỳnh quang T12 tôi đã xếp đặt ánh sáng 18 tiếng trong một ngày.  Cây cỏ cũng cần thời gian nghỉ ngơi nên 14 tiếng trong một ngày thì an toàn hơn để giúp cho cây không mệt mỏi.

Trong điều kiện mới này thì mức độ thành công của tôi tăng lên 10%, giữa 60% đến 70%.

Máy điều nhiệt mới và quạt điện.

Những cây ra rễ

Đây là những cây đầu tiên đã ra rễ trong lô thứ hai đã sẵn sàng được trồng vào trong những chậu lớn hơn. Trong lô này, tôi đã thí nghiệm với  giá thể bông khoáng và những chậu nhỏ. Tôi thích những ly nhựa cao hơn vì nó chứa nhiều xơ dừa hơn, nhờ vậy xơ dừa chậm khô hơn.

Những cây đầu tiên đã ra rễ trong lô thứ hai

Không nên di chuyển những cây cam quýt tự ghép ra khỏi nhà

Để ngăn chận sự lan truyền của bệnh vàng lá gân xanh huanglongbing, một bệnh gây tử vong trên cây có múi, điều quan trọng là phải giữ cây có múi ṭai nhà. Cây có múi tại California cũng như bất kỳ nơi nào trên thế giới khi đã có rầy chổng cánh xuất hiện thì rất dễ nhiễm bệnh nếu được trồng bên ngoài cấu trúc chống côn trùng. Ngay cả khi xử dụng các loại hom không mang bệnh để bảo đảm bắt đầu với một cây không bệnh, những cây cam quýt mới ghép vẫn hết sức dễ bị nhiễm bệnh vì rầy chổng cánh rất nhỏ nên thường rất khó nhận ra.  Do đó giữ cây tại nhà sẽ giúp tránh được tình trạng bệnh dịch bùng phát ở các khu vực mới.

Cứu giúp cây bằng cách chia sẻ

Xin vui lòng chia sẻ bài báo này với bất cứ ai mà bạn nghĩ có thể ghép cam quýt. Kiến thức về tầm quan trọng của việc xử dụng nguồn chồi giống không bệnh và hợp pháp khi ghép cam quýt sẽ giúp ngăn ngừa bạn vô tình truyền nhiễm bệnh vàng lá gân xanh huanglongbing và những bệnh tử vong khác lên họ cam quýt và sẽ cứu được nhóm cây này.

Nguồn lực cho cư dân California

Xin xem californiacitrusthreat.org/vietnamese để biết thêm tin tức làm cách nào ngăn chận những bệnh tử vong trên nhóm cây có múi.

Luật pháp của tiểu bang California về vấn đề nhân giống cây có múi

Tại California, thu thập bất kỳ vật liệu nào để nhân giống cây có múi kể cả chồi cây và hạt giống từ các nguồn không đăng ký là bất hợp pháp. Bất kỳ cây có múi nào được trồng hoặc ghép ở California bắt buộc phải từ một trong hai nguồn cây hợp pháp dưới đây:

Lời cảm tạ

Rất cảm tạ Rock Christiano từ Chương trình CCPP, người đã lập luận chính xác rằng tỷ lệ rễ thấp trong thiết lập ban đầu của tôi là do mức độ ánh sáng thấp. Ông cũng gợi ý giảm ánh sáng còn 14 tiếng để tránh cho cây không bị căng thẳng.

Qũy tài trợ

Bài viết này được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu nhóm cây có múi thuộc tiểu bang California

Video liên quan

Chủ Đề