Phòng trừ dịch hại tổng hợp là biện pháp

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi biện pháp.

II. NGUYÊN LÍ CƠ BẢN PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

- Trồng cây khoẻ

- Bản tồn thiên địch

- Phát hiện sâu, bệnh kịp thời

- Nông dân trở thành chuyên gia: nắm được kiến thức, vận dụng được vào thực tiễn sản xuất mà còn có khả năng phổ biến cho người khác áp dụng

III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

1. Biện pháp kĩ thuật

- Khái niệm: Là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. Cụ thể cày bừa, tiêu huỷ tàn dư cây trồng, tưới tiêu, luân canh...

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện

- Nhược điểm: Hiệu quả lâu, khó ngăn chặn khi sâu, bệnh phát triển thành dịch

Biện pháp

Tác dụng

Cày bừa

Diệt trừ sâu hại trong đất

Vệ sinh đồng ruộng

Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh

Tưới tiêu, bón phân hợp lý

Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng sâu bệnh

Luân canh cây trồng

Không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên

Kịp thời phát hiện sâu bệnh

Bảng 1. Các biện pháp kĩ thuật của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

2. Biện pháp sinh học

- Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn dịch hại, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

- Ưu điểm: Sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường

- Nhược điểm: Khó áp dụng, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên

3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh

- Khái niệm: Là biện pháp sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại

- Ưu điểm: Không gây hại cho môi trường

- Nhược điểm: Tạo lập khó khăn, số lượng giống cây còn hạn chế 

4. Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học là biện pháp sử dụng thuốc hoá học để trừ dịch hại cây trồng.

5. Biện pháp cơ giới, vật lí

- Khái niệm: Là biện pháp quan trọng của phòng trừ dịch hại cây trồng. Những biện pháp cụ thể: Bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt bằng vợt, bằng tay...

- Ưu điểm: Diệt trừ dịch hại trực tiếp, dễ tiến hành

- Nhược điểm: Khó thực hiện với dịch lớn

6. Biện pháp điều hòa

- Khái niệm: Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhât định nhằm giữ cân bằng sinh thái

- Ưu điểm: Giữ cân bằng sinh thái

- Nhược điểm: Đòi hỏi một kiến thức rộng

Lời kết

Sau khi học xong Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

- Khái niệm và nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

- Khái niệm, ưu và nhược điểm của các biện pháp chủ yếu của hòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng:

- Biện pháp kĩ thuật

- Biện pháp sinh học

- Biện pháp sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh

- Biện pháp hóa học

- Biện pháp cơ giới, vật lí

- Biện pháp điều hòa

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV không kiểm soát, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, làm phá hủy mối quan hệ bền vững giữa cây trồng – sâu hại – thiên địch. Các nhà khoa học đã định hướng ra một chiến lược phòng trừ sâu bệnh mới bằng cách bảo vệ mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái và không cần sử dụng đến các loại thuốc BVTV. Từ đó đã hình thành nên biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới trên nền tảng tôn trọng tự nhiên, đó chính là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp [IPM]

Từ Indonesia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đã lan dần ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Năm 1992 Việt Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network. Từ đó, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã phát triển mạnh mẽ ở VN, không chỉ trên cây lúa mà còn trên cả cây rau và cây ăn quả, mang lại cho nông dân cũng như môi trường sinh thái nhiều lợi ích thiết thực. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng ĐGT tìm hiểu nhiều hơn về IPM nhé!

Quản lý dịch hại tổng hợp trong tiếng anh được gọi là Integrated Pests Management và thường được viết tắt thành IPM.

Theo tổ chức nông lương thế giới [FAO], quản lý dịch hại tổng hợp là “hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

“IPM” nhấn mạnh vào cây trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên.

Mục đích cuối cùng của IPM là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Trên ý nghĩa đó, IPM không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà muốn điều hoà các mối cân bằng trong hệ sinh thái.

Như vậy, quản lý dịch hại tổng hợp phải được giải quyết trên tinh thần: tổng hợp, toàn diện và chủ động. Tuy nhiên khi xây dựng chương trình IPM cho cây trồng, áp dụng ở một vùng sản xuất nhất định, phải tùy thuộc vào các đặc điểm về môi trường, thời tiết, khí hậu, tình hình dịch hại, trình độ nhận thức và khả năng kinh tế của nông dân để lựa chọn các biện pháp thích hợp.

  • Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt, bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trưởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát [lá, thân] do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.
  • Bảo vệ thiên địch: Thiên địch là côn trùng có ích và sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại, do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch cần được bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.
  • Thăm đồng thường xuyên: Quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt.
  • Nông dân trở thành chuyên gia: Tập huấn nông dân trở thành chuyên gia vì chính họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM.
  • Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp, tất cả các biện pháp kỹ thuật tham gia cần phải hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt cần khai thác tối đa các yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại.
  • Không nên cho rằng phải tiêu diệt hết các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật độ chúng ở dưới ngưỡng gây hại cho phép.
  • Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch. Chấp nhận một mật độ sâu hại nhỏ trên đồng ruộng là một ý tưởng tốt.
  • Không thể quan niệm quản lý dịch hại tổng hợp là một quy trình cứng nhắc để áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để xác định một giải pháp tối ưu trong một tình huống cụ thể.
  • IPM là sự vận dụng linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.

  • Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng
  • Luân canh
  • Thời vụ gieo trồng thích hợp
  • Sử dụng hạt giống khỏe, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày
  • Gieo trồng với mật độ hợp lý
  • Sử dụng phân bón hợp lý

Bẫy đèn bắt bướm và rầy, ngắt ổ trứng, đào hang bắt chuột, bẫy bả, sử dụng pheremore để dẫn dụ một số loại côn trùng,…

Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

Phải sử dụng các loại thuốc hóa học một cách hợp lý và có chọn lọc, đặc biệt không sử dụng các loại thuốc có khả năng cao gây hại đến sức khỏe con người.

Nắm rõ nội dung và các khái niệm liên quan đến ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM sẽ giúp người nông dân, người sản xuất,.. đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, IPM sẽ là giải pháp cho tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái, dịch hại bùng phát khó kiểm soát và hạn chế được nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Giúp tiết kiệm chi phí đầu vào mà sản lượng lại cao và bền vững. Đưa Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững trong tương lai.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề