Phong phẩm trong tôn giáo là gì

Tôn giáo nói chung và việc tự do về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với nước ta. Với sự ra đời của Luật Tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật đã có quy định cụ thể hơn về tôn giáo cũng như những vấn đề liên quan. Trong đó, khái niệm chức sắc là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.

Chức sắc là gì

Hiện nay, khái niệm chức sắc là gì đã được quy định cụ thể tại Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016. Trong đó, theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, khái niệm chức sắc là gì đã được hiểu là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.

Theo quy định pháp luật, việc phong thẩm, bổ nhiệm, bầu cử và suy cử chức sắc sẽ được quy định như sau:

– Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.

– Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

– Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016

Theo quy định tại Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Tổ chức tôn giáo sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về những người được phong phẩm hoặc suy cử làm các chức vụ sau:

– Hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

– Mục sư của các tổ chức Tin lành;

– Phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài;

– Giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

– Các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác

Trong thời gian chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.

Đối với các trường hợp phong phẩm hoặc suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.

Trong đó, cần phải lưu ý:

– Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.

– Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Tín ngượng tôn giáo 2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc.

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trên đây là những tư vấn của ACC về chức sắc là gì cũng như những quy định pháp luật về phong thẩm, bổ nhiệm chức sắc tôn giáo. Sau khi đã tìm hiểu rõ về chức sắc là gì, nay quý độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo tại đây

Tìm hiểu thủ tục tổ chức tôn giáo đề nghị chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

  • 1.Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
  • 2. Thủ tụcđăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài
  • 3. Thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc
  • 4. Đơn đề nghịphong phẩmcho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
  • 5. Đơn đề nghị cho phongphẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
  • 6. Đơn đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩmở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc
  • 7. Mẫu đơn đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

-Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016

-Nghị định 162/2017/NĐ-CP

1.Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

Trình tự, thủ tục chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 162/2017/NĐ-CP.

Tổ chức tôn giáo có tín đồ là công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức sắc, chức việc ở Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a] Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo đề nghị; tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo nước ngoài; lý do đề nghị; họ và tên của người được đề nghị; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước vàsau khi được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

>> Xem thêm: Tín ngưỡng là gì ? Tôn giáo là gì ? Mê tín dị đoan là gì ?

b] Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

c] Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đượcdự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

Tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a] Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo; lý do đề nghị; họ và tên, phẩm vị [nếu có], quốc tịch của người được đề nghị; phẩm vị được đề nghị;

b] Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đề nghị;

c] Bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp;

d] Bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cửtrong thời hạn 60 ngày kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợplệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài chưa được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận thì không được sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

>> Xem thêm: Tôn giáo là gì ? đất tôn giáo là gì ? Quản lý nhà nước về tôn giáo

2. Thủ tụcđăng ký làm chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam được phong phẩm ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 162/2017/NĐ-CP, Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Hồ sơ đăng ký gồm:

a] Văn bản đăng ký nêu rõtên, trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên, địa bàn phụ trách, phẩm vị, chức vụ của người được đăng ký ở nước ngoài và ở Việt Nam;

b] Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được đăng ký;

c] Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký;

d] Văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.

Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chốiđăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Công dân Việt Nam đăng ký làm chức sắc, chức việc được hoạt động tôn giáo theo phẩm vị, chức vụ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc đăng ký.

3. Thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

>> Xem thêm: Phân tích đặc điểm và sức mạnh của tôn giáo trong đời sống xã hội

Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 162/2017/NĐ-CP, Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị, hồ sơ đề nghị gồm:

a] Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;

b] Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

c] Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

d] Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

đ] Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại:

a] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b] Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

4. Đơn đề nghịphong phẩmcho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

>> Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị và pháp luật

>>> Mẫu B42 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….[1]….,ngày…….tháng……năm…..

ĐỀ NGHỊ

Về việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

Kính gửi:……..[2]…….

Tên tổ chức tôn giáo [chữ in hoa]:...

Trụ sở:...

Đề nghị về việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với nội dung sau:

>> Xem thêm: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong luật nhân quyền quốc tế

Tên tổ chức tôn giáo nước ngoài:...

Trụ sở:...

Người được đề nghị:

Họ và tên: ... Năm sinh:...

Tên gọi trong tôn giáo [nếu có]:...

Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân:...

Ngày cấp:... Nơi cấp:...

Lý dođề nghị:...

Phẩm vị, chức vụ trước khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

...

>> Xem thêm: Cơ sở tôn giáo là gì? Quy định về việc thành lập cơ sở tôn giáo?

Phẩm vị, chức vụ sau khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

...

Địa bàn phụ trách trước khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

...

Địa bàn phụ trách sau khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

...

...

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của ngườiđược dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến phong phẩm, bổnhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC
[Chữ ký, dấu]

>> Xem thêm: Kinh Cô-ran là gì ? Tìm hiểu về Kinh Cô-ran ?

[1]Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

[2]Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

5. Đơn đề nghị cho phongphẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

>>> Mẫu B43 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….[1]….,ngày…….tháng……năm…..

ĐỀ NGHỊ

Cho phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi:……..[2]…….

>> Xem thêm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề chính sách tôn giáo

Tên tổ chức tôn giáo [chữ in hoa]:...

Trụ sở của tổ chức:...

Đnghị cho phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam với nội dung sau:

Người đượcđềnghị:

Họ và tên:……….Tên gọi trong tôn giáo:………Năm sinh:...

Quốc tịch:...

Phẩm vị trong tổ chức tôn giáo [nếu có]:...

Lý do đề nghị:...

Phẩm vị được đề nghị:...

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đượcđề nghị; bằng tốt nghiệp do cơsở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp; bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có tham quyền của Việt Nam cấp.

>> Xem thêm: Chuẩn mực tôn giáo là gì ? Đặc điểm, chính sách về chuẩn mực tôn giáo

TM. TỔ CHỨC
[Chữ ký, dấu]

[1]Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

[2]Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

6. Đơn đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩmở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc

>>> Mẫu B44 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….[1]….,ngày…….tháng……năm…..

ĐĂNG KÝ

>> Xem thêm: Hội Thánh Đức Chúa Trời được hoạt động ở Việt Nam hay không?

Cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc

Kính gửi:……..[2]…….

Tên tổ chức [chữ in hoa]:…………………………………..[3]...

Trụ sở của tổ chức:...

Đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cửnước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người được đăng ký:

Họ và tên:……………………Tên gọi trong tôn giáo:…………………Năm sinh:...

Phẩm vị, chức vụ được phong ở nước ngoài:...

Địa bàn phụ trách ở nước ngoài:...

Phẩm vị, chức vụ đăng ký ở Việt Nam:...

>> Xem thêm: Quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do ý kiến và biểu đạt

Địa bàn phụ trách ở Việt Nam:...

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được đăng ký; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký; văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.

TM. TỔ CHỨC[3]
[Chữ ký, dấu]

[1]Địa danh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

[2]Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

[3]Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáotrực thuộc ở Việt Nam.

7. Mẫu đơn đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

>>> Mẫu B15 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

>> Xem thêm: Xử lý hành vi lạm dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật ?

….[1]….,ngày…….tháng……năm…..

ĐỀ NGHỊ

Cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi:……..[2]…….

Tên tổ chức tôn giáo [chữin hoa]:...

Trụ sở:...

Người đại diện:

Họ và tên: ... Năm sinh:...

Tên gọi trong tôn giáo [nếu có]:...

>> Xem thêm: Có được lấy chồng quân đội khi bản thân theo đạo thiên Chúa giáo ?

Chức vụ, phẩm vị [nếu có]:...

Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân:...

Ngày cấp:... Nơi cấp:...

Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc:...

Tên giao dịch quốc tế [nếu có]:...

Người đại diện:

Họ và tên: ... Năm sinh:...

Tên gọi trong tôn giáo [nếu có]:...

Chức vụ, phẩm vị [nếu có]:...

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về thủ tục để thành lập tịnh thất ?

Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân:...

Ngày cấp:... Nơi cấp:...

Trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc:...

Địa bàn hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc:...

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc:...

Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị:...

...

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc; bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
[Chữ ký, dấu]

>> Xem thêm: Yêu cầu đối với vợ khi lấy chồng làm công an ?

[1]Địa danh nơi có trụ sở cửa tổ chức tôn giáo đề nghị cấpđăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc.

[2]Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ươngđối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề