Phản ứng quá mẫn muộn là gì

Người có tình trạng phản ứng quá mẫn muộn trên da sau chích vaccin COVID-19 vẫn nên tiêm chủng ở các lần sau.

Theo một nghiên cứu hàng loạt ca, phản ứng quá mẫn muộn khu trú trên da đối với vaccin COVID-19 của hãng Moderna không phải là chống chỉ định của việc tiêm các mũi vaccin sau đó.

Bác sĩ Margaret S. Johnston thuộc khoa Da liễu, trường Y của Đại học Yale [Mỹ] và cộng sự đã báo cáo ngắn gọn rằng “Ở Hoa Kì, vaccin COVID-19 theo công nghệ mRNA của 2 hãng  Pfizer-BioNTech và Moderna đều được cấp phép sử dụng ngay lập tức vào tháng 12 năm 2020. Tính đến nay, có hơn 48 triệu liều đã được sử dụng trên toàn cầu. Việc tiêm các vaccin này càng rộng rãi, việc nhận biết và tìm hiểu tác dụng phụ của chúng càng trở nên cần thiết.”

Trong môt nghiên cứu hàng loạt ca, có 16 người xuất hiện phản ứng quá mẫn muộn ở da sau tiêm vaccin Moderna, 15 người bị sau tiêm mũi 1 và 1 người chỉ bi sau tiêm mũi 2.

Trong số 15 người bị phản ứng sau mũi 1, có 11 người tiếp tục bị quá mẫn muộn tương tự lần 1, sau khi chích mũi 2.

Phản ứng quá mẫn muộn này còn được gọi là “cánh tay COVID”. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng xuất hiện ban đỏ ngứa và đau gần chỗ tiêm, xảy ra sau tiêm khoảng từ 2 đến 12 ngày và kéo dài trung bình khoảng 5 ngày.

Kết quả sinh thiết da cho thấy có thâm nhiễm một ít bạch cầu lympho và bạch cầu ái toan ở xung quanh mạch máu, phù hợp với hiện tượng phản ứng quá mẫn của da trên lâm sàng.

Các tác giả cũng viết rằng “Các phản ứng này xuất hiện ở vùng da gần chỗ tiêm này là lành tính và có thể tự giới hạn. Khác với các phản ứng quá mẫn tức thì, xuất hiện trong vòng 4 giờ sau tiêm vaccin [như sốc phản vệ hay mề đay], phản ứng quá mẫn muộn khu trú ở da không phải là chống chỉ định của việc tiêm các mũi sau đó.

Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ [kháng nguyên] không phải của mình. Cơ thể người có 2 loại đáp ứng miễn dịch: miễn dịch không đặc hiệu [hay miễn dịch tự nhiên] và miễn dịch đặc hiệu [hay miễn dịch thu được].

Miễn dịch không đặc hiệu [miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh]

Là khả năng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật và các yếu tố lạ khác bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể. Miễn dịch tự nhiên hoạt động ngay cả khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với vật lạ trước đây, bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào vật lý, hóa học, sinh học ngăn cách cơ thể với môi trường phức tạp bên ngoài.

Miễn dịch đặc hiệu

Là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên [được đưa vào chủ động hay ngẫu nhiên] hoặc cơ thể có được khi truyền các tế bào có thẩm quyền miễn dịch/ kháng thể vào cơ thể. Các đặc điểm của hệ thống miễn dịch mắc phải bao gồm: tính đặc hiệu, đa dạng, khuếch đại, trí nhớ và khoan dung.

Các giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Các giai đoạn của quá trình đáp ứng miễn dịch

Miễn dịch dịch thể

Sự tương tác giữa KN và tế bào lympho B có thể xảy ra bởi 2 cơ chế:

  • Phụ thuộc tế bào lympho T: KN bị thực bào và phân cắt thành các mảnh peptid, được vận chuyển lên bề mặt tế bào T CD4 [Th2] cùng với phức hợp hòa hợp mô chủ yếu [MHC-II] → trình diện cho tế bào B → hoạt hóa tế bào B.
  • Không phụ thuộc tế bào lympho T: Tế bào lympho B nguyên phát được hoạt hóa trực tiếp bởi kháng nguyên.

Khi lympho B được kích thích bởi các kháng nguyên, chúng sẽ được biệt hóa thành tương bào sản sinh ra kháng thể [globulin miễn dịch – immunoglobulin]. Các kháng thể có thể ngăn cản khả năng dính bám của vi sinh vật với bề mặt của tế bào thực bào, trung hòa độc tố, hoạt hóa bổ thể làm ly giải tế bào đích, opsonin hóa làm tạo điều kiện cho sự thực bào.

Miễn dịch dịch thể

Miễn dịch qua trung gian tế bào

  • Kiểu 1 [kiểu quá mẫn muộn]: T-CD4 nhận diện KN do MHC-II trình diện → tiết ra IL-2 và biệt hóa thành Th1 [T helper 1] → sản xuất các cytokine hoạt hóa các đại thực bào, tế bào lympho B, T và tế bào NK.
  • Kiểu 2 [kiểu gây độc trực tiếp]: T-CD8 [tế bào gây độc], nhận diện KN do MHC-I → hoạt hóa và có khả năng trực tiếp giết tế bào khác.

Miễn dịch tế bào

Cá thành phần của hệ thống miễn dịch

1. Kháng Nguyên

Là một chất hoặc phân tử lạ với vật chủ, có thể tạo ra phản ứng miễn dịch khi tương tác với tế bào lympho.

2. Kháng Thể

Còn gọi là globulin miễn dịch [immunoglobulin – Ig], có thể là các thụ thể bề mặt tế bào hoặc các kháng thể hòa tan, được sản xuất bởi các tế bào lympho B. Ở người có 5 loại globulin miễn dịch: IgG, IgM, IgA, IgD và IgE.

3. Các tế bào miễn dịch

Các tế bào miễn dịch bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là các tế bào gốc tạo máu. Từ tế bào gốc này qua biệt hóa sẽ sinh ra 2 dòng: dòng tế bào lympho và dòng tủy.

a] Tế bào lympho B

Nguồn gốc từ các tế bào gốc ở tủy xương. Có thể biệt hóa thành tương bào tổng hợp ra kháng thể chống lại kháng nguyên, hoặc tế bào B trí nhớ

b] Tế bào lympho T

Các tế bào T sản xuất cytokine [gọi là lymphokin], có tác dụng như những hormon làm nhẹ bớt hoặc khuếch đại phản ứng miễn dịch. Tế bào T có các loại như sau:

  • Tế bào T hỗ trợ CD4+ [T helper cell]: có khả năng điều hòa miễn dịch, chia thành 2 nhóm nhỏ:
    • Th1: tham gia miễn dịch tế bào
    • Th2: tham gia miễn dịch dịch thể
  • Tế bào T độc CD8+ [T cytotoxic cell]
  • Tế bào T nhớ

Trong đó CD: phân tử bề mặt của tế bào T

  • CD4: nhận diện MHC II, nó là dấu ấn của tế bào T hỗ trợ và là thụ thể của HIV.
  • CD8: nhận diện MHC I. Tế bào CD8 thuộc quần thể tế bào T độc và T ức chế.

c] Tế bào trình diện kháng nguyên [APC – Antigen presenting cell]:

Đại thực bào, Tế bào B, tế bào Langerhans…

d] Các tế bào khác

Tế bào Mast, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm…

4. Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu [MHC – Major histocompatibility complex]

Quần thể tế bào T chỉ nhận dạng kháng nguyên lạ thông qua MHC. MHC ở người được gọi là HLA.

5. Hệ thống bổ thể

Hệ thống bổ thể là các protein hòa tan có chức năng bổ sung cho các kháng thể trong hệ miễn dịch. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể gắn trên màng tế bào sẽ hoạt hóa hệ thống bổ thể. Tác dụng sinh học của bổ thể: ly giải tế bào đích, hóa hướng động, opsonin hóa.

6. Cytokin

Cytokin là sản phẩm của các tế bào, đóng vai trò là chất trung gian và điều hòa các quá trình miễn dịch.

  • Lymphokin là cytokin được sản xuất bởi tế bào lympho được hoạt hóa.
  • Interleukin là cytokin có vai trò trung gian giữa các bạch cầu.

Cytokin không những tác động lên hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng lên nhiều quá trình sinh học khác của cơ thể như sự liền vết thương, quá trình tạo máu, sự hình thành mạch máu mới…

Các đặc tính của cytokin

Các loại phản ứng ứng mẫn trong viêm mắt

Phản ứng quá mẫn loại I

Còn gọi là quá mẫn tức thì hay đáp ứng quá mẫn qua trung gian IgE.

Đáp ứng quá mẫn qua trung gian IgE được đặc trưng bởi sự suy giảm tế bào mast qua trung gian IgE với hậu quả là sự giải phóng các chất trung gian gây viêm.

Phản ứng quá mẫn loại II

Các phản ứng quá mẫn loại II đòi hỏi có sự tham gia của các kháng thể cố định bổ thể [IgG1, IgG3 hay IgM] và bổ thể.

Các kháng nguyên kích thích phản ứng bao gồm các kháng nguyên ngoại sinh như các vi khuẩn hoặc các kháng nguyên nội sinh. Các chất trung gian gây hủy hoại tổ chức trong các phản ứng loại II bao gồm bổ thể cũng như các đại thực bào và các bạch cầu giải phóng ra các men.

Phản ứng quá mẫn loại III

Xảy ra khi các kháng thể IgG hoặc IgM chống lại các kháng nguyên hòa tan hoặc phân bố rộng rãi dẫn đến sự hình thành các phức hợp miễn dịch hòa tan với số lượng lớn mà hệ thống lưới nội mô không loại bỏ được.

Phản ứng quá mẫn loại IV [quá mẫn muộn]

Còn gọi là cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự tương tác của kháng nguyên với tế bào lympho T đặc hiệu, dẫn đến sự hoạt hóa sau đó của tế bào T để tổng hợp cytokine và kích hoạt các chất trung gian gây viêm.

Phản ứng quá mẫn là gì?

Quá mẫn [còn gọi phản ứng quá mẫn, đáp ứng quá mẫn, không dung nạp] đề cập đến các phản ứng không mong muốn gây ra bởi hệ miễn dịch bình thường, gồm dị ứng và phản ứng tự miễn. Đây các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và những phản ứng này có thể gây tổn hại đến sức khỏe, đôi khi gây tử vong.

Quá mẫn cảm là gì?

Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đó chính biện pháp bảo vệ đặc hiệu của cơ thể, gọi là mẫn cảm.

Dị ứng có nghĩa là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ mà không thường gây hại cho cơ thể bạn. Những chất lạ này được gọi chất gây dị ứng [dị nguyên]. Chúng có thể bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa hoặc lông động vật. Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các chất được gọi kháng thể.

Kháng nguyên là gì cho ví dụ?

Các kháng nguyên có thể vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng và bệnh tật. Được gọi Globulin miễn dịch, có dạng các phân tử hình chữ Y, các protein được sản xuất bởi cơ thể giúp chống lại các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Protein nói chung, có thể chất béo, carbohydrate hoặc axit nucleic.

Chủ Đề