Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.98 KB, 10 trang )

1. Chứng minh bài học kinh nghiệm: Cách mạng là sự
nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?
* Lý luận:
- Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Để lãnh đạo cách mạng thành công, Đảng phải dựa vào nhân
dân, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ, luôn luôn gắn bó mật
thiết với nhân dân, phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân.
* Thực tiển:
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã cho chúng ta nhiều bài học
vô cùng quý báu.
Lúc phát động cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Đảng ta chỉ
có khoảng năm nghìn đảng viên, một con số rất nhỏ bé so với tổng
số dân nước ta lúc đó là vào khoảng 20 triệu người. Nhưng Đảng ta
là một Đảng tiên phong cách mạng, có đường lối đúng đắn, giương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho Tổ quốc,
chính quyền về tay nhân dân, lại có phương pháp, hình thức đấu
tranh phong phú, linh hoạt, kịp thời nắm bắt thời cơ, xây dựng và
tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc, cán bộ, đảng viên gương mẫu
đi đầu cho nên đã động viên được hàng chục triệu nhân dân vùng
lên, chỉ trong vòng nửa tháng đã xác lập chính quyền nhân dân
trong cả nước.
Bài học về sức mạnh to lớn của nhân dân và sự gắn bó mật
thiết giữa Đảng với nhân dân có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với
Cách mạng Tháng Tám 1945, đối với hơn 30 năm chiến đấu gian
khổ bảo vệ nền độc lập và thống nhất Tổ quốc, mà còn cho cả ngày
nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một chân lý
lớn của cách mạng Việt Nam, một nội dung quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh khi Người nhấn mạnh và thực hiện nhất quán:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công".
Trong sự nghiệp đổi mới mấy chục năm qua, cùng với việc đề


ra đường lối và các chính sách đổi mới đúng đắn, Đảng ta luôn
luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh


toàn dân tộc gắn liền với sức mạnh thời đại, tạo ra nguồn lực to
lớn, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển
kinh tế với nhịp độ khá nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục
tiêu kinh tế - xã hội mà toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức phấn
đấu là đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
2. Điểm giống và khác nhau của cương lĩnh tháng Hai và
luận cương tháng Mười?
* Giống:
- Xác định tính chất của cách mạng vn là CMTS dân quyền và
CMXHCN. Đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau ko có bức
tường ngăn cách
- Mục tiêu của CMVN là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
- Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là ĐCS. Lấy CN
Mác-Lênin làm nền tảng
- Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khắng khít của CMTG, giai
cấp VS VN phải đoàn kết với VSTG nhất là VS pháp
- Xác hịnh vai trò và sưc mạnh giai cấp công nhân
* Khác:
Cương lĩnh tháng 2
Luận cương tháng 10
- Kẻ thù:

+ Đánh đổ ĐQ và bọn
+ Đánh đổ PK ĐQ
PKTS, tay sai phản CM
Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ độc lập là
+ Nhiệm vụ dân tộc và dân
nhiệm vụ hàng đầu
chủ được tiến hành 1 lúc
Mục tiêu:
+ Làm cho VN hoàn toàn
độc lập nhân dân tự do dân

+ Làm cho đông dương
hoàn toàn độc lập, giải


chủ bình đẵng, tịch thu
ruộng đất của ĐQ chia cho
dân cày nghèo
Lực lượng CM:
+ Là gc công nhân và nông
dân, bên cạnh đó phải lien
minh đoàn kết với tiểu tư
sản lợi dung hoặc trung lập
phú nông trung tiểu dịa chủ

quyết 2 muân thuẫn cơ bản
là mâu thuẩn dân tộc và
mâu thuẩn giai cấp ngày
càng sâu sắc

+ Là công nhân và nông
dân, chưa phát huy được
sức mạnh của khố đại đoàn
kết dân tộc,của TTS,TS

3. Tại sao nói giai đoan 1936-1939 là đấu tranh dân chủ?
- Yếu tố chủ quan: đảng mới khôi phục nên không đủ mạnh
cần có thời gian củng cố khôi phục phát triển
- Yếu tố khách quan:quốc tế cộng sản chủ trương tập trung các
yếu tố:
- Xác định kẻ thù :chủ nghĩa phát xít
+ Nhiệm vụ: đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, bảo
vệ dân chủ và hòa bình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống
phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải
thiện đời sống
+ Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra.
4. Tại sao cm tháng 8 là thời cơ ngàn năm có 1?
* Yếu tố bên ngoài:
là lúc kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít nhật đã bị lien
xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. bọn nhật ở
đông dương tan rã.có sự mâu thuẩn CN ĐQ >< CNPX, ĐQ><
địa chủ
* Yếu tố bên trong:
do sự lãnh đạo của đảng, đảng đã chuẩn bị về các mặt về chủ
trương, lực lượng và tập dượt qua cao trào kháng nhật cứu
nước, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực
lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng, đảng biết vận
dụng sang tạo CN Mác vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.



5. Bằng lý luận và thực tiển hãy chứng độc lập dân tộc
gắn với chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
của quá trình cách mạng Việt Nam?
* Lý luận: vì CNXH đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
và CNXH dựa vào quan điểm CN mác-lê và chủ tịch HCM
* Thực tiển:
- Giai đoạn 1930-1954:
+ Đặc điểm CNXH: là ĐLDT( là mục tiêu trực tiếp) và
CNXH
+ Tác dụng của CNXH: đảm bảo cho CM dân chủ nhân
dân (DCND) theo đúng hướng, đúng mục tiêu, có kết quả. tiêu
biểu là: cm tháng 8, kháng chiến chống pháp để đến hiệp định
Giơ-ne-vơ.
- Giai đoạn 1954-1975:
+ Đặc điểm: kết hợp 2 nhiệm vụ của 2 miền. miền nam
là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (DTDCND), miền bắc
là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Tác dụng: giải phóng miền nam thống nhất đất nước
- Giai đoạn 1975- nay:
+ Đặc điểm: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh và độc lập dân tộc(ĐLDT) gắn liền chặt chẽ với
chủ nghĩa xã hội (CNXH).
+ Tác dụng: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại
6. Đặc điểm của giai cấp cũ và giai cấp mới ở VN cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20, giai cấp nào giử vai trò quan trọng?
tai sao?
GCCN VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao
gồm những người lao động chân phát triển, bao gồm những
người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong

các loại tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hình sản
xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh


doanh và dịch vụ có tính chấthoặc sản xuất kinh doanh và dịch
vụ có tính chất công nghiệp. Mang đặc điểm của GCCN hiện
đại. Ra đời trước GCTS Việt Nam.
Lợi ích của GCCN thống nhất với nhân dân lao động và cả
dân tộc
Luôn giữ vai trò lãnh đạo trong cách mạng Việt Nam. Phần
lớn xuất thân từ nông dân, dễ thực hiện liên minh công - nông.
Giai cấp nông dân:
Là lực lượng chính trị - xã hội đông đảo. Có phương thức sản
xuất phân tán, năng suất thấp. Đại diện cho nền sản xuất nhỏ.
Là những người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp... gắn với thiên nhiên như đất, biển,
rừng… nhưng Cơ cấu không thuần nhất, không có sự liên kết
chặt chẽ về kinh tế, tư tưởng, tổ chức. Không có hệ tư tưởng
độc lập, phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
…….
7. Tại sao nói ĐCS ra dời là 1 tất yếu lịch sử?
+ do dk lịch sử ra đời : năm 1858 thực dân pháp vũ trang xâm
lược nước ta. Từ đó VN trở thành thuộc địa cảu pháp. Dưới
chế độ thống trị của pháp va tay sai, VN co những thay đổi
sau:
Về chính trị: thực dân pháp thi hành chính sách chuyên. Mọi
quyền hành đều nằm trong tay pháp, vua quan nhà nguyễn
đóng vai trò bù nhìn. Chúng thi hành chính sách chia để trị.
Chúng chia rẽ 3 dân tộc trên bán đảo đông dương, lập ra xứ

đông dương thuộc pháp nhằm xóa tên VN trên bản đồ thế giới
Về kinh tế: pháp ko phát triển công nghiệp ở nước ta, mà chỉ
mở mang 1 số nghành trực tiếp phục vụ cho bộ máy thống trị
và khai thác tai nguyên để cung cấp nguyên liệu cho nền công
nghiệp pháp. Chính sách độc quyền kinh tế pháp đã biến VN
thành thị trường chính quốc, nơi vơ vét tài nguyên và bóc lột
nhân công rẽ mạt. bên cạnh đó chúng còn duy trì chế độ
phong kiến để giúp chúng bóc lột địa tô, lợi tức và thuế khóa
nặng nề


Về xã hội: mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ chưa được giải
quyết thị mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn pháp thống trị và
tay sai phát sinh.
Sinh trưởng trong nước thuộc địa nữa phong kiến, giai cấp
nông dân, tầng lớp trí thức và giai cấp công nhân chịu sự áp
bức của pháp, phong kiến tay sai và tư sản. đó là cơ sở khách
quan thuận lợi để có sự liên minh ra đời và phát triển trong
quá trình cách mang
+ ĐCS ra đời dã chứng tỏ :
-Chấm dứt được sự khủng hoảng về vai trò lãnh đạo
-CMVN đã trở thành bộ phận của cách mạng thế giới
-Tạo bước ngoặc vĩ đại của CMVN
-Chứng tỏ sự trưởng thành lơn mạnh của gc VSVN
-đó là sự đúng đắn phù hợp với CMVN
8. Tại sạo nươc ta phải tiến hành CNH-HDH? Trong bối
cảnh hiện nay VN tiến hành CNH,HDH có những lợi thế
gì?
- Vì: nước ta chưa bắt kịp được thành tựu khoa hoc kỹ thuật,là
1 nước lạc hậu để giảm khoảng cách tụt hậu so với các nước,

nước ta đi lên CNXH vì vậy phải có tiền đè ban đầu,mà
CNXH muốn có tiền đề ban đầu thì phải tiến hành CNH-HDH
- Nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu kém phát
triển, chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự chủ quan ủy
lại của lãnh đạo trong khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Để
thủ tiêu tình trạng lạc hậu đó chúng ta phải xây dựng cơ cấu
kinh tế quản lý, trang bị ngày càng hiện đại, quá trình ấy gắn
liền với quá trình CNH,HDH. CNH,HDH tạo tiền đề vật chất
để ko ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước,
nâng cao năng lực tích lũy, tăng công an việc làm, góp phần
phát triển kinh tế xã hội, kinh tế có phát triển thì mới đủ điều
kiện vật chất để tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ
sưc chống thù trong giặc ngoài, góp phần tăng nhanh quy mô
thị trường, làm phát triển lực lượng sản xuất lao động. bên
cạnh đó nước ta là nước đi sau, trong khi các nước khác đã


phát triển rất cao, chúng ta đi sau thì chúng ta chỉ cần tiếp thu
nhũng thành quả đó,va có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm cho quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa
của nước ta
9. Vì sao công nghiệp hóa (CNH) phải gắn liền với hiện đại
hóa?
Vì dặc điểm của nước ta là nươc nghèo nàn lạc hậu, kém phát
triển, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập
trung quan lieu bao cấp trước đây đã dẫn nền kinh tế bị tụt hậu
so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành CNH
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu như
nước ta ko kịp thời tiến hành CNH,HDH thì bị bỏ lại phía sau.
Đòng thời nươc ta tận dụng được lợi thế của các nươc phát

triển tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra
để tìm tòi, phát minh
Quá trình toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, một
số nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức, yêu cầu
nước ta phải bắt kịp xu thế đó
11. Phân biệt công nghiệp hóa và hiện đại hóa?
- Giống : CNH-HDH là quá trình chuyển đỏi cơ bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1
cách phổ biến SLD và công nghệ, phương tiện phương pháp
tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến
bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao
- Khác : CNH chỉ tiến hành trong thời gian nhất định khi nào
thành nước công nghiệp thì quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng
lại. CNH do các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc đang trong
thời kỳ quá độ lên CNXH tiến hành
HDH là quá trình lâu dài, HDH được tiến hành ở tất cả các
quốc gia, kể cả các nước đã phát triển.
10.V ì sao CNH-HĐH hiện nay đảng ta xác định phải gắn
với phát triển kinh tế tri thức?


Vì: cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động
sâu rộng đén mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh đó xu thế
hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo nhiều cơ hội
cũng như thách thức đối với đất nước. trong bối cảnh đó, nươc ta
cần phải và có thể rút ngăn thời gian khi biết lựa chọn con đường
phát triển kết hợp CNH, HĐH. Nước ta thực hiện CNH,HĐH trong
khi thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. chúng ta co thể và cần
thiết ko trải qua các bước phát triển từ NN lên CN rồi mới lên kinh

tế tri thức. đó là lợi thế của các nươc đi sau, ko phải nóng vội duy ý
chí.
Kinh tế tri thức đã tạo ra lượng giá trị lớn rút ngắn tụt hậu. dựa vào
kinh tế tri thức chúng ta có tư liệu mới, máy móc tự đọng hiện đại
tạo ra đối tượng lao động và giá trị sử dụng mới
Vì vậy chúng ta phải gắn CNH,HĐH với kinh tế thị trường
(KTTT).
13. Vì sao phải tiên hành CNH,HĐH nông nghiệp nông
thôn?
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội,
"Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa"(1). Do đó, chúng ta
phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới
tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực
đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất
so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70%
dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% 27% GDP của cả nước.
Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng, còn vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trước đây và trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có
tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7
triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các


mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm
- hải sản (như cà-phê, gạo, hạt tiêu...). Nông nghiệp, nông thôn còn
giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho

phát triển công nghiệp - dịch vụ.
Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có
nhiều đổi mới, từ chỗ bị thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, đến nay đã
và đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan).
Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém, mà nhiều năm nay
vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, vốn đầu tư cho khu
vực này vẫn thấp (chiếm 11% - 12% tổng đầu tư toàn xã hội); sản
phẩm nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng, chứ chưa nâng
cao về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất còn thấp; sản lượng nông sản tuy tăng nhưng
chi phí đầu vào vẫn tăng cao (chi phí cho sản xuất 1ha lúa tăng từ 1
triệu đến 1,5 triệu đồng), trong khi giá các mặt hàng nông sản trên
thị trường quốc tế lại giảm. Trong khi đó, các chính sách và biện
pháp mà Nhà nước đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những
năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một
bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện,
đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chưa
mạnh và không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch
giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (WB) (năm 2003)
hệ số chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn là 3,65 lần.
Thêm nữa, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu
vực (như Xin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Tây Ban
Nha...) đều cho thấy bài học: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh
tế đất nước.
14. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn là gì?
Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp
cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm,

nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm
thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng


tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù
hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã quyết định và
chỉ đạo phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ
nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010 là:
- Là quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng
các thành tựu khoa học đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên
thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch và phát triển nông
thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn.
Tới Đại hội X, Đảng ta xác định: "Hiện nay và trong
nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có
tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt
Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với
nông thôn.



Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Ngày đăng:21-07-2016

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng ta chỉ thực sự vĩ đại khi phát huy được sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc và cống hiến. Mục tiêu, lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi suốt cuộc đời là chỉ có một ham muốn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Cập nhật: 16-09-2014 | 08:56:45

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, cống hiến. Chính vì vậy, Bác căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh”.

Vì con người, vì nhân dân

Suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Bởi vậy, trước lúc đi xa, trong bản Di chúc của Người, tư tưởng vì con người và giải phóng con người thắm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập.

Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Thực hiện Di chúc của Người, luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Trong ảnh: Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà cho bà Võ Thị Cúc, gia đình chính sách ở phường Phú Lợi, TP.TDM nhân dịp Tết Nguyên đán 2014. Ảnh: T.THẢO

Trong Di chúc, Người nói về nhân dân vừa chứa chan tình yêu thương, vừa rất tự hào: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.

Trong thực hiện chính sách xã hội, Người đề cập cụ thể đến từng đối tượng, cảnh ngộ, thân phận. Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người dân trong xã hội. Người căn dặn, phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà hy sinh. Theo Người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm…

Cụ thể, đối với cha mẹ, vợ con của các liệt sĩ, thương binh thì chính quyền địa phương và toàn xã hội phải “giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”… Ngay đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Người cũng nhắc nhở: “Nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên những người lao động lương thiện”.

Với trái tim đầy tình yêu thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu và đồng cảm với nỗi thống khổ vì áp bức bất công, vì những gian lao, mất mát trong chiến tranh của nhân dân lao động từ miền xuôi đến miền ngược. Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất sau nhiều năm liên tục góp sức người, sức của, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Đây là một sự quan tâm thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nông dân. Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa, Người đã nghĩ đến chuyện sau chiến tranh trong việc bình công, báo công và chăm lo những người đã đóng góp cho cách mạng. Người thấu hiểu những người nông dân là những người vất vả, cực khổ nhất.

Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

Cả cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Với mong ước về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại lời di huấn thiêng liêng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Người đã đề cập đến công việc cụ thể, từng đối tượng, cảnh ngộ, thân phận để thực hiện chính sách xã hội, phát huy nguồn lực con người.

Thực hiện Di nguyện của Người, Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đưa nước ta từng bước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đặc biệt, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để làm cho dân ta ngày một ấm no, hạnh phúc. Nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh từ mức hơn 60% năm 1990 xuống còn khoảng 7,6% năm 2013…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn đang tồn tại. Đó là khoảng cách, nguy cơ tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng lớn. Nền kinh tế tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả đạt được của nền kinh tế chưa vững chắc, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là vấn đề việc làm và an sinh xã hội; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Để thực hiện được theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Chúng ta phải khắc phục được những hạn chế đang tồn tại. Điều này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. “Để đất nước phát triển bền vững, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên thì Đảng ta càng cần phải thấm nhuần tư tưởng trọng dân, thân dân trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời phải luôn luôn xác định mục tiêu, ý chí và nhiệm vụ chính trị của Đảng là phục vụ nhân dân”, PGS-TS Lê Quốc Lý nêu rõ.

Có thể nói, sau 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã, đang và sẽ nỗ lực không ngừng để làm cho người dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc vẫn đang tiếp tục soi sáng trên mỗi bước đường đi và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta để vươn tới điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

(Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Chia sẻ bài viết
BÌNH LUẬN
LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
TIN LIÊN QUAN
  • Sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu(16/02)
  • Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Hai(16/02)
  • Hội trại tòng quân năm 2022: Vinh quang người chiến sĩ(16/02)
  • Thủ tướng đề nghị Pfizer cung ứng sớm 22 triệu liều vaccine cho trẻ em(16/02)
  • Xem xét quy định pháp luật liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca(16/02)
  • Hội trại tòng quân: Khơi dậy truyền thống, khát vọng cống hiến xây dựng quê hương, đất nước(15/02)
  • Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Bình Dương và Singapore(15/02)
  • Thường vụ Quốc hội thảo luận việc chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát cơ động(15/02)
TIN KHÁC
Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Tư tưởng xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Thị ủy Dĩ An: Triển khai kế hoạch xây dựng mô hình “Gần dân, sát dân và giúp dân”
Phần tích sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Học tập, làm theo Bác ở Đảng bộ phường Phú Thọ, TP.TDM: Mô hình mới, cách làm hay